Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xây dựng một nền kinh tế mở,đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại ,hướng mạnh về
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mở đầu:
Không thể có một quốc gia nào trên thế giới tồn tại độc lập, phát
triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác
trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Bởi vì ngày nay hai phạm
trù thực tiễn tồn tại khách quan đó là: Quan hệ hàng hoá tiền tệ và sự
trao đổi này đã ra khỏi phạm vi của một quốc gia và sự tồn tại của các
quốc gia độc lập có chủ quyền. Cho nên quan hệ kinh tế giữa các nước
mang tính tất yếu khách quan.
Toàn cầu hoá là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân
loại . Cách đây hơn 150 năm,Các Mác đã dự báo xu hướng này và ngày
nay đã trở thành hịên thực.Theo ông,xu hướng toàn cầu hoá,mà trước
hết là toàn cầu hoá kinh tế,bắt nguồn từ quá trình xã hội hoá lao động,xã
hội hoá sản xuất và cùng với nó là việc mở rộng nền sản xuất hàng
hoá.Đối với Việt Nam,trong quá trình đổi mới,Đảng ta đã khẳng định:
Nội lực là nhân tố quyết định ,nhưng ngoại lực cũng là nhân tố rất quan
trọng cho sự phát triển đất nước.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng (năm 1996)đà nêu rõ :”Trong hoàn cảnh mới ,chúng ta
chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở,đa phương hoá và đa dạng
hoá quan hệ kinh tế đối ngoại ,hướng mạnh về xuất khẩu”.
I.Lý luận chung :
1.Khái niệm về kinh tế đối ngoại:
Kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc
dân,bao gồm nhiều ngành kinh tế ,qua đó một quốc gia tham gia vaò sự
trao đổi quốc tế và phân công lao động quốc tế.Kinh tế đối ngoại gồm
tổng thể các hoạt động,các quan hệ kinh tế,tài chính và khoa học_kĩ
thuật của một nước với các nước khác và các tổ chức kinh tế quốc tế.
1