Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng ma trận đề kiểm tra - đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh thpt chương vectơ hình học 10.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC
SINH THPT CHƯƠNG VECTƠ HÌNH HỌC 10
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Nhật Quy
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Kim Ánh
Lớp :14ST
Đà nẵng, tháng 5/2018
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hoàng Nhật
Quy, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào nghề nhà giáo một cách vững
chắc và tự tin.
Cuối cùng em xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp 14ST đã chân thành đóng góp ý
kiến để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng ngày 6 tháng 5 năm 2018.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................7
5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
6. Nội dung luận văn ................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................8
1.1. Kiểm tra - đánh giá trong dạy học .....................................................................8
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng kiểm tra, đánh giá.....................................................8
1.1.2. Yêu cầu của kiểm tra đánh giá .......................................................................9
1.2. Khái niệm năng lực và các đặc trưng của năng lực......................................10
1.2.1. Khái niệm năng lực.......................................................................................10
1.2.2. Các năng lực chung của học sinh THPT ......................................................11
1.2.3. Các năng lực chuyên biệt của môn Toán......................................................12
1.3. Kiểm tra đánh giá theo năng lực ......................................................................13
1.3.1. Khái niệm đánh giá theo năng lực ................................................................13
1.3.2. Sự khác biệt của việc đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo năng lực.........14
1.4. Thiết kế ma trận đề kiểm tra (Trắc nghiệm và tự luận):...............................15
1.4.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra: ..................................................................15
1.4.2. Các cấp độ tư duy theo định hướng năng lực:..............................................18
Chương 2: THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 45
PHÚT HÌNH HỌC 10 HỌC KÌ II .............................................................................20
2.1 Thiết lập khung ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra 45 phút hình học 10 chương
Vectơ..........................................................................................................................21
2.1.1. Một số yêu cầu, mục tiêu của chương vectơ ................................................21
2.1.2. Bộ đề kiểm tra 45 phút chương vectơ...........................................................21
2.1.2.1. ĐỀ SỐ 1................................................................................................................21
2.1.2.2. ĐỀ SỐ 2................................................................................................................33
2.1.2.3. ĐỀ SỐ 3...............................................................................................................44
2.1.2.4. ĐỀ SỐ 4................................................................................................................57
2.1.2.5. ĐỀ SỐ 5................................................................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................86
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 4
PHỤ LỤC .....................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................99
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 5
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT CHỮ
GV Giáo viên
GDPT Giáo dục phổ thông
HS Học sinh
GDĐT Giáo dục Đào tạo
NL Năng lực
KTĐG Kiểm tra đánh giá
KT-KN Kiến thức - Kĩ năng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bi ̣cho các thế hê ̣tương lai nền tảng văn
hóa vững chắc và năng lưc th ̣ ích ứng cao trước moi bi ̣ ến đông c ̣ ủa thiên nhiên và xã
hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn
cầu.Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, đổi mới kiểm tra, đánh giá
là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi
mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Theo các nhà nghiên
cứu giáo dục thì điều quan trọng nhất trong việc đào tạo ở trung học phổ thông là dạy
cách học, do vậy khi chọn nội dung và hình thức đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc:
“Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích sự tự kiểm tra đánh giá của người
học và kiểm định được chính xác khách quan và mức độ cần đạt được của nội dung
kiến thức”.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng
tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng động thì
việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã
học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn của học sinh. Trong các môn học ở phổ thông thì môn Toán thông
góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh, trong đó chú trọng
hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học; phát triển kiến thức,
kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời
sống thực tiễn. Là sinh viên sư phạm môn Toán tôi nhận thức rõ việc đổi mới công tác
kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay là cấp thiết. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài:
“Xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học
sinh THPT chương vectơ Hình Học 10)”. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) chương vectơ Hình học 10.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng ma trận đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh THPT
chương vectơ hình học 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 7
- Xây dựng khung ma trận đề kiểm tra.
- Biên soạn đề kiểm tra cụ thể với từng phần trong nội dung chương vectơ Hình học
10.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài và thực tiễn của việc thiết lập ma trận đề kiểm tra, đánh giá.
- Nghiên cứu chương I sách giáo khoa Hình học 10 và những tài liệu tham khảo liên
quan.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thiết lập ma trận đề kiểm tra đánh giá kiểm tra 1 tiết
(45 phút) Hình Học 10.
6. Nội dung luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Kiểm tra đánh giá trong dạy học
1.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
1.1.2. Các đặc trưng của kiểm tra, đánh giá
1.2. Khái niệm năng lực và các đặc trưng của năng lực
1.2.1. Khái niệm năng lực
1.2.2. Các đặc trưng của năng lực
1.2.3. Các năng lực chung của học sinh
1.2.4. Các năng lực chuyên biệt của môn Toán
1.3. Kiểm tra đánh giá theo năng lực
1.3.1. Khái niệm đánh giá theo năng lực
1.3.2. Sự khác biệt của việc đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo năng lực
1.3.3. Một số chú ý về đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
1.4. Thiết kế ma trận đề kiểm tra (Trắc nghiệm và tự luận)
1.4.1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra
1.4.2. Các cấp độ tư duy:
Chương 2: THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM
TRA 45 PHÚT HÌNH HỌC 10
2.1. Thiết lập khung ma trận đề và biên soạn đề kiểm tra 45 phút hình học 10
chương Vectơ
2.1.1. Một số yêu cầu, mục tiêu của chương vectơ
2.1.2. Bộ đề kiểm tra 45 phút chương vectơ
2.1.2.1. ĐỀ SỐ 1
2.1.2.2. ĐỀ SỐ 2
2.1.2.3. ĐỀ SỐ 3
2.1.2.4. ĐỀ SỐ 4
2.1.2.5. ĐẾ SỐ 5
Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 8
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Kiểm tra - đánh giá trong dạy học
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó làm cơ sở
cho việc đánh giá
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS.Hoàng Nhật Quy
SVTH: Trương Thị Kim Ánh Trang 9
Có nhiều loại kiểm tra:
+ Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện thông qua quan sát một cách có hệ thống
hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập
củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Kiểm tra định kỳ: tiến hành sau một chương lớn, một phần chương trình hoặc
sau một học kỳ.
+ Kiểm tra tổng kết: tiến hành khi kết thúc giáo trình, cuối năm học.
Trong quá trình dạy học nên kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ cả ba loại hình kiểm
tra trên.
- Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và
đáng tin cậy; xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp
tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay được điều chỉnh trong quá
trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định (Jean Marie DeKatele- 1989).
Các khâu của quá trình đánh giá gồm:
+ Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn
đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình về những kiến
thức liên quan đã có trong học sinh, những lỗ hổng cần bổ khuyết để quyết định cách
dạy thích hợp.
+ Đánh giá từng phần: tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp
những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và
cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục chương trình một cách vững chắc.
+ Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khoá học bằng
những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu
đã đề ra.
+ Ra quyết định: là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Dựa vào những định
hướng nêu trong khâu đánh giá, giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để
giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu xót phổ biến hoặc
những sai sót đặc biệt.
1.1.2. Yêu cầu của kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học do vậy có những
yêu cầu riêng trong quá trình tiến hành nhằm đạt được những kết quả cao nhất.
Những yêu cầu cơ bản đó là:[5]
+ Đảm bảo tính khách quan
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khách quan, chính xác tới mức
tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của
mình. Tránh cách đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm
học sinh. Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, tránh những nhận
định chủ quan áp đặt thiếu căn cứ.
+ Đảm bảo tính toàn diện