Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hồ sơ dạy học Đại số 9 Trung học cơ sở tiếp cận xu thế Thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ THANH HUYỀN
XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC ĐẠI SỐ 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI
Chuyên ngành: LL & PPDH môn Toán
Mã số: 60. 14. 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VŨ THỊ THÁI
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – PGS.TS Vũ Thị
Thái, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Toán – Tin
trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thái
Nguyên, Ban giám hiệu trƣờng THCS Cam Giá, Trƣờng THCS Tân Lập
thành phố Thái Nguyên đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đúng kế hoạch học tập và nghiên cứu của mình. Đặc biệt là các
đồng nghiệp ở tổ Khoa học tự nhiên trƣờng THCS Cam Giá, Trƣờng THCS
Tân Lập đã chia sẻ công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên trong lớp cao học Toán khóa
17 và các bạn đồng nghiệp xa gần về sự động viên, khích lệ cũng nhƣ
trao đổi về chuyên môn trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011.
Vũ Thị Thanh Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHŨ VIẾT TẮT
GD & ĐT Giáo dục và đào tạo
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
GV Giáo viên
HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học
PP Phƣơng pháp
PTDH Phƣơng tiện dạy học
KTĐG Kiểm tra đánh giá
PPDH Phƣơng pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 Quy trình xây dựng hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế thế giới
Bảng 1.1 Chuẩn kiến thức kĩ năngĐại số 9 THCS
Bảng 1.2 Khung chƣơng trình Đại số 9 THCS
Bảng 1.3 Phân phối chƣơng trình Đại số 9 THCS
Bảng 2.1 Yêu cầu mà học sinh phải đạt đƣợc sau khi học xong chƣơng 3 “Hệ
phƣơng trình bậc nhất hai ẩn”
Bảng 2.2 Mục tiêu chi tiết tiết học 25 “Đƣờng thẳng song song và đƣờng
thẳng cắt nhau”
Bảng 2.3 Khung phân phối chƣơng trình Đại số 9 THCS
Bảng 2.4 Lịch trình chi tiết tiết học 25 “Đƣờng thẳng song song và đƣờng
thẳng cắt nhau”
Bảng 2.5 Kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì Đại số 9
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá chất lƣợng đầu vào
Bảng 3.2 Kết quả sau khi tiến hành thử nghiệm
Bảng 3.3 Kết quả trả lời câu hỏi 1
Bảng 3.4. Kết quả trả lời các câu hỏi từ 2 đến 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Khách thể nghiên cứu và Đối tƣợng nghiên cứu 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1. Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở 6
1.2. Hình thức biên soạn hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế thế giới 8
1.2.1. Xu thế thế giới trong xây dựng hồ sơ dạy học 8
1.2.2. Quy trình xây dựng hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế thế giới 10
1.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và phân phối chƣơng trình Đại số 9 THCS 20
1.3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Đại số 9 THCS 20
1.3.2. Phân phối chƣơng trình Đại số 9 THCS 21
Kết luận chƣơng 1 25
Chƣơng 2. XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC ĐẠI SỐ 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
TIẾP CẬN XU THẾ THẾ GIỚI
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1. Chuẩn bị - Lập kế hoạch dạy học 26
2.1.1. Phân tích nhu cầu 26
2.1.2. Lập kế hoạch dạy học 33
2.2. Thực thi kế hoạch dạy học 38
2.2.1. Bài dạy theo hình thức truyền thống 38
2.2.2. Bài dạy theo hình thức hợp đồng 47
2.2.3. Kế hoạch bài dạy theo dự án 54
2.2.4. Kế hoạch bài dạy hƣớng dẫn tự nghiên cứu 68
2.3. Kiểm tra đánh giá và đánh giá cải tiến 73
2.3.1. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập 73
2.3.2. Đánh giá cải tiến sau một học kì/năm học 81
Kết luận chƣơng 2 82
Chƣơng 3. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 83
3.1. Mục đích thử nghiệm 83
3.2. Nội dung thử nghiệm 83
3.3. Tổ chức thử nghiệm 83
3.4. Xử lý và đánh giá kết quả thử nghiệm 84
3.4.1. Kết quả qua dạy thử nghiệm 84
3.4.2. Kết quả qua phiếu điều tra ý kiến của giáo viên 87
3.5. Những khó khăn, hạn chế rút ra qua thử nghiệm 90
Kết luận chƣơng 3 91
KẾT LUẬN CHUNG 92
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN DẾN LUẬN VĂN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn xã hội đang hết sức quan tâm đến những đổi mới của giáo dục và đào
tạo, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con ngƣời mới với những năng lực và
phẩm chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại. Định hƣớng của giáo dục Việt Nam
là phải dần hội nhập với xu thế chung của thế giới. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá 8
của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:“Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước với giáo dục và
đào tạo”, “Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phương
pháp giáo dục”, “Chuẩn bị kĩ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương
trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả”. Chiến
lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 cũng nêu: “Giáo dục và đào tạo
phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản
lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết
vấn đề và kĩ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hoá
vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Để đạt đƣợc mục đích đó, giáo dục phải thay đổi có
hệ thống từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy - học, phƣơng pháp kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của ngƣời học đến việc xây dựng môi trƣờng giáo dục lành
mạnh và thuận lợi, giúp ngƣời học có thể chủ động, tích cực kiến tạo kiến thức, phát
triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học đƣợc vào cuộc sống, để giáo dục thực
sự là vì ngƣời học. Chiến lƣợc chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhấn mạnh,
trong công cuộc hội nhập quốc tế, cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của
nhiều nƣớc trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng
cách phát triển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới, đồng thời phải xem xét thận
trọng để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với những giá trị truyền thống của dân
tộc, vớí đặc điểm tình hình của đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu chấn hƣng nền giáo dục
nƣớc nhà.
Để những chủ trƣơng, chiến lƣợc đó trở thành hiện thực, chúng ta cần đổi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
dần dần về nội dung, hình thức, phƣơng pháp, cách thức sao cho phù hợp nhất với
những điều kiện cụ thể. Thực tế cho thấy khi có hoạt động dạy học là ắt ngƣời giáo
viên phải có sự định hƣớng, chuẩn bị, thiết kế những nội dung cần dạy và phƣơng
pháp dạy từng nội dung đó. Tuy nhiên, chúng ta thƣờng chỉ tập trung vào khâu soạn
giáo án mà chƣa coi trọng các khâu còn lại nhƣ chuẩn bị mọi điều kiện để có đƣợc
một giáo án tốt nhất, phù hợp nhất với đối tƣợng ngƣời học; sau khi tổ chức dạy –
học trên lớp thì đánh giá, nhìn nhận lại kết quả một cách nghiêm túc để lần sau thực
hiện tốt hơn. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên đứng lớp, việc đổi mới phƣơng
pháp dạy học phải đƣợc thể hiện đầu tiên ở khâu chuẩn bị hồ sơ dạy học. Hồ sơ dạy
học là sự thể hiện, là minh chứng của quy trình dạy học. Hồ sơ dạy học tốt là một
trong những điều kiện tiên quyết giúp ngƣời giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy
học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD & ĐT. Nó giúp ngƣời giáo viên tƣ duy một
cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình dạy học, chủ động trong thực
thi kế hoạch dạy học cũng nhƣ có đƣợc những đánh giá hữu ích trong phát triển
chuyên môn. Vì khi lập hồ sơ dạy học, các thầy cô giáo đứng lớp có thể kiểm tra
đánh giá và đánh giá cải tiến việc dạy học sau mỗ bài, mỗi chƣng, mỗi học kì và
mỗi năm học.
Trong những năm qua, Bộ GD & ĐT đã tích cực cho tiến hành chƣơng trình
phát triển giáo dục trung học trong đó có việc tập huấn giáo viên thiết kế hồ sơ dạy
học tiếp cận chuẩn quốc tế bao gồm 3 bƣớc: Chuẩn bị, thực thi, đánh giá cải tiến.
Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế hồ sơ nhƣ trên mới chỉ tập trung triển khai ở các
trƣờng chuyên với đối tƣợng giáo viên cốt cán, học sinh khá giỏi.
Môn Toán 9 nói chung và Đại số 9 THCS nói riêng có rất nhiều thuận lợi cho
việc xây dựng hồ sơ dạy học tiếp cận xu thế Thế giới (có chƣơng trình cụ thể, có
chẩn kiến thức kĩ năng...).
Với hy vọng trong tƣơng lai gần mọi học sinh phổ thông của nƣớc nhà đều
đƣợc thụ hƣởng một nền giáo dục hiện đại với các phƣơng pháp dạy học tiên tiến,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
cập chuẩn quốc tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hồ sơ dạy học
Đại số 9 trung học cơ sở tiếp cận xu thế thế giới”.
2. Lịch sử vấn đề
Trƣờng Đại học Giáo dục Đại học Quốc Gia Hà Nội, một trung tâm đào
tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất
lƣợng cao, có nhiều cơ hội tiếp cận và đƣợc chuyển giao nhiều chƣơng trình
đạt chuẩn quốc tế. Ngay từ khi mới thành lập, Khoa Sƣ phạm Đại học Quốc
Gia Hà Nội – nay là Trƣờng Đại học Giáo dục Đại học Quốc Gia Hà Nội đã
đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên chất lƣợng cao, có khả năng
tham gia giảng dạy các trƣờng chuyên, lớp chọn.
Trong nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng đạt trình độ quốc tế, trƣờng
Đại học Giáo dục Đại học Quốc Gia Hà Nội đƣợc chuyển giao toàn bộ
chƣơng trình huấn luyện giáo viên và chuyên gia đào tạo của Đại học Khảo
thí Cambridge (University of Cambridge Internationnal Examinations, viết tắt
là CIE). 14 giảng viên của Trƣờng Đại học Giáo dục Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã đƣợc chuyên gia đại học Cambridge trực tiếp huấn luyện, cấp bằng và
uỷ quyền thực hiện Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Quy trình dạy học này đã đƣợc điều chỉnh trong phạm vi cho phép để phù hợp
với hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.
Đại học Quốc Gia Hà Nội giao cho Trƣờng Đại học Giáo dục nghiên cứu
và triển khai dự án “Xây dựng quy trình phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho
giáo viên trung học phổ thông chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế”. Dự án đƣợc
thực hiện từ 22/5/2008 đến 22/5/2009 theo quyết định số 1790/QĐ-KHCN
của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội, do Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Đức
Chính (Trƣờng Đại học Giáo dục Đại học Quốc Gia Hà Nội) chủ trì. Trong dự
án này, quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế đƣợc xây dựng gồm 3 khâu
chuẩn bị, thực thi và đánh giá cải tiến. Đối tƣợng thụ hƣởng dự án là đội ngũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
giáo viên cốt cán của các trƣờng chuyên và trƣờng điểm hàng đầu tại các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Trong dịp hè
2010, Bộ GD&ĐT đã triển khai quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế nói
trên trên diện rộng tới các trƣờng trung học phổ thông chuyên trên cả nƣớc
(theo công văn số 3408/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc bồi dƣỡng
về giảng dạy cho giáo viên cấp THCS, THPT).
Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên cập chuẩn quốc tế của CIE,
áp dụng một số mẫu hồ sơ dạy học nói chung của tổ chức giáo dục Intel,của
đại học Quebec Canada…chúng tôi xây dựng hồ sơ dạy học Đại số 9 gồm ba
phần: chuẩn bị, thực thi - kế hoạch bài dạy (giáo án) và đánh giá cải tiến.
Theo đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhu cầu học sinh, xác định mục tiêu dạy
học, lập kế hoạch dạy học, thực thi kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả học
tập và đánh giá cải tiến quá trình dạy học.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học, xây dựng hồ sơ dạy
học Đại số 9 trung học cơ sở tiếp cận xu thế thế giới nhằm nâng cao năng lực
dạy học cho giáo viên Toán THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc hồ sơ dạy học Đại số 9 trung học cơ sở tiếp cận xu
thế thế giới và tổ chức dạy học theo hồ sơ này một cách hợp lý thì có thể nâng
cao năng lực dạy học Đại số 9 của giáo viên THCS và nâng cao chất lƣợng
học sinh bộ môn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đƣa ra những căn cứ xác đáng cho việc xây dựng hồ sơ dạy học
Đại số 9 THCS tiếp cận xu thế thế giới.
- Xây dựng quy trình thiết kế hồ sơ dạy học Đại số 9 THCS bao gồm các
khâu chuẩn bị, thực thi kế hoạch và đánh giá cải tiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Tổ chức thử nghiệm sƣ phạm nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài.
6. Khách thể nghiên cứu và Đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hồ sơ dạy học.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hồ sơ dạy học đại số 9 THCS tiếp cận xu thế
thế giới.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống các
tài liệu, lí luận về xây dựng hồ sơ dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về
xây dựng hồ sơ dạy học.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thử nghiệm và sử dụng
thống kê toán học để đánh giá kết quả thử nghiệm sƣ phạm.