Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chuyên đề lượng giác theo hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình phổ thông tổng thể
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1283

Xây dựng chuyên đề lượng giác theo hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình phổ thông tổng thể

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TOÁN

----- -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC SINH CỦACHƯƠNG TRÌNH

PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

Giảng viên hướng dẫn : TS. HOÀNG NHẬT QUY

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Lớp : 15ST

ĐÀ NẴNG – năm 2019

ĐÀ NẴNG – NĂM 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TOÁN

----- -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC SINH CỦACHƯƠNG TRÌNH

PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

Giảng viên hướng dẫn : TS. HOÀNG NHẬT QUY

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Chuyên ngành : Sư phạm Toán

Lớp : 15ST

ĐÀ NẴNG – năm 2019

ĐÀ NẴNG – NĂM 2019

Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Hoàng Nhật Quy

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trường đại học Đại học sư phạm – Đại

học Đà Nẵng nói chung, các thầy, cô giáo khoa toán nói riêng đã tận tình dạy dỗ tôi trong

suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo

cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn này.

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Thảo

Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Hoàng Nhật Quy

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Trang 2

MỤC LỤC

2: Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................................................1

3: Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................................................2

4: Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................................................................2

5: Cấu trúc luận văn: ..................................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................................................3

1.1 Năng lực và phát triển năng lực của học sinh theo chương trình phổ thông tổng thể:.........3

1.1.1 Khái niệm về năng lực: .......................................................................................................3

1.1.2 Các năng lực chung:...................................................................................................................3

1.2 Năng lực toán học..............................................................................................................................9

1.2.1 Năng lực toán học:......................................................................................................................9

1.2.2 Năng lực giải toán:................................................................................................................... 10

1.3 Lý luận về dạy học môn toán: ....................................................................................................... 15

1.3.1: Mục đích, vị trí, vai trò và ý nghĩa của bài tập toán trong trường phổ thông:................. 15

1.3.2: Vị trí vai trò của bài tập toán:............................................................................................... 16

1.3.3: Ý nghĩa:................................................................................................................................... 17

1.3.4 Chức năng của bài tập toán:................................................................................................... 17

1.4 Nội dung lượng giác ở chương trình toán THPT:....................................................................... 18

1.4.1: Khái quát nội dung chương trình lượng giác:..................................................................... 18

1.4.2: Mục tiêu:................................................................................................................................. 18

1.4.3: Phương pháp dạy học chương trình lượng giác:................................................................. 19

1.4.4: Kiểm tra, đánh giá theo năng lực của học sinh:.................................................................. 19

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VỀ LƯỢNG GIÁC NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TỔNG THỂ MỚI: ................. 22

2.1 Chuyên đề về hàm số lượng giác lượng giác:............................................................................... 22

2.1.1 Một số phép biến đổi đồ thị:................................................................................................... 22

2.1.2 Các hàm số lượng giác:........................................................................................................... 23

2.1.3 Sơ lược về hàm lượng giác ngược:......................................................................................... 28

2.2 Chuyên đề về phương trình lượng giác:....................................................................................... 32

2.2.1. Xây dựng hệ thống bài toán gốc cho các dạng toán sau đó đề xuất các bài toán nâng cao

nhằm phát triển năng lực cho học sinh:......................................................................................... 36

2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh khắc phục, sửa chữa những sai lầm

thường gặp trong nội dung phương trình lượng giác:.................................................................. 47

2.3 Một số ứng dụng của lượng giác trong vật lý: ............................................................................. 52

Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Hoàng Nhật Quy

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Trang 1

1: Lí do chọn đề tài:

Trong thời đại công nghệ và khoa học phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc phát

triển phẩm chất và năng lực người học là định hướng nổi trội của nhiều nước tiên tiến đã

và đang thực hiện từ thế kỉ XXI đến nay. Các nước đều chú ý hình thành, phát triển những

năng lực cần chú ý cho việc học và gắn bó với cuộc sống hằng ngày.

Đảng và nhà nước ta đã nhận định rõ tình hình đó và đưa ra định hướng đổi mới căn bản,

toàn diện về giáo dục và đào tạo. Điều này thể hiện rõ trong Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp

hành Trung Ương Đảng khóa XI vừa qua đã đổi mới mục tiêu giáo dục: Chuyển mạnh từ

chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người

học.

Đặc trưng của môn Toán học là môn học nhiều lý thuyết, có tính trừu tượng cao, vì thế đòi

hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực học tập để học sinh có thể tư duy, phân tích, tổng hợp

và có khả năng tìm tòi, sáng tạo để nắm vững kiến thức. Nhưng thời gian dạy học trên lớp

còn hạn hẹp, không phải học sinh nào cũng có đủ thời gian để thấu hiểu, ghi nhớ và vận

dụng những kiến thức mà giáo viên đã truyền thụ. Vì thế, thực trạng của việc giảng dạy

hiện nay, còn nhiều điểm tồn tại, các giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp khối lượng kiến

thức xác định trong giờ lên lớp mà chưa quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy

học để phát triển năng lực dạy học cho học sinh.

Chủ đề lượng giác đối với học sinh ở trường THPT được coi là một chủ đề khó nhưng nó

cơ bản và quan trọng trong chương trình phổ thông, tuy nhiên chưa gây được sự chú ý hứng

thú trong học tập của học sinh. Học sinh với tâm lý ngại và sợ học chủ đề này dẫn tới hiệu

quả dạy và học không cao. Để cải thiện tình hình nói trên, giáo viên cần phải có những

biện pháp tích cực trong việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hơn phù

hợp với năng lực của học sinh là cấp thiết. Thay đổi phương pháp dạy học như thế nào là

bài toán rất khó cần nhiều thời gian và công sức tìm tòi của giáo viên, tuy nhiên quan trọng

hơn vẫn là sử dụng phương pháp dạy học theo năng lực sao cho hiệu quả.

Với những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu luận văn “Xây dựng chuyên đề lượng giác

theo hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình phổ thông mới”

2: Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu một số vấn đề về giải toán; năng lực và năng lực toán học.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Hoàng Nhật Quy

SVTH: Nguyễn Thị Phương Thảo Trang 2

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn.

Xây dựng chuyên đề lượng giác theo hướng phát triển năng lực của học sinh của chương

trình phổ thông tổng thể mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Đại số và giải tích lớp 11

ở trường THPT, hình thành và phát triển các kĩ năng giải các dạng toán và phát triển năng

lực học toán cho học sinh.

3: Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, tôi thấy luận văn này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

1: Tổng quan về các phẩm chất, năng lực, năng lực toán học

2: Đưa ra hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện các năng lực trí tuệ và phát triển phẩm

chất, kĩ năng học toán.

3: Bài tập củng cố lý thuyết, ví dụ, một số bài tập nâng cao, hướng giải quyết và rút ra nhận

xét cho từng loại

4: Tìm hiểu một số ứng dụng của lượng giác trong vật lý.

4: Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu lí luận:

- Nghiên cứu các tài liệu lí luận (chương trình phổ thông tổng thể mới, triết học, giáo dục

học, tâm lí học, lí luận dạy học bộ môn toán) có liên quan tới đề tài luận văn.

- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí toán học, các tài liệu trong nước có

liên quan nội dung lượng giác, giải toán lượng giác và bồi dưỡng năng lực giải toán cho

học sinh trung học phổ thông.

5: Cấu trúc luận văn:

Luận văn gồm phần “Mở đầu”, “Kết luận” và hai chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Xây dựng một số chuyên đề về lượng giác theo định hướng phát triển năng lực

của học sinh theo chương trình phổ thông tổng thể mới.

Danh mục tham khảo và các phụ lục mới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!