Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến thức môn hóa cho học sinh lớp 12 ở trường thpt
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1586

Xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến thức môn hóa cho học sinh lớp 12 ở trường thpt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

----------

HUỲNH THỊ THU THẢO

XÂY DỰNG BỘ ĐỀ TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN HÓA

CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

----------

HUỲNH THỊ THU THẢO

XÂY DỰNG BỘ ĐỀ TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN HÓA

CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

Chuyên ngành: Sư phạm hóa học.

GVHD : TS Ngô Minh Đức

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐHSP

KHOA HÓA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Thu Thảo

Lớp : 15SHH

1. Tên đề tài: “XÂY DỰNG BỘ ĐỀ TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN HÓA

CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT ”.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến thức

môn hóa cho học sinh lớp 12 ở trường THPT.

- Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

- Kỹ năng phân tích và định hướng giải cho từng bộ đề.

3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Minh Đức

4. Ngày giao đề tài: 1/7/2018

5. Ngày hoàn thành: 9/1/2019

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)

PGS. TS. Lê Tự Hải TS. Ngô Minh Đức

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 9 tháng 1 năm 2019

Kết quả điểm đánh giá …………

..................,Ngày….tháng….năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

1

LỜI CẢM ƠN

" Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Điều

này đúng với người học nói chung và sinh viên nói riêng khi trải qua những tháng

ngày học tập gian nan, vất vả và lúc sắp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Đối với em, để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản

thân còn có sự động viên, khích lệ của thầy cô, bạn bè, sự hỗ trợ của những người

thân trong gia đình trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đến nay về cơ bản

khóa luận đã hoàn thành.

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của người học trò đến với thầy giáo –

Tiến sĩ Ngô Minh Đức đã tận tình chỉ bảo, sát xao để khóa luận được hoàn thành

đúng tiến độ chương trình.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Hóa trường Đại

học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã dìu dắt, nâng đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng với tâm niệm hoàn thành khóa luận tốt

nhất, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế và không sao tránh khỏi những thiếu

sót ngoài ý muốn, em rất mong đón nhận những lời góp ý chân tình, thiết thực để

khóa luận đạt đến sự hoàn thiện.

Trong niềm vui chờ đợi kết quả cuối cùng sau bốn năm miệt mài học tập và

làm việc, một lần nữa em xin bày tỏ lời chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày 9 tháng 1 năm 2019

Sinh viên

Huỳnh Thị Thu Thảo

2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

- Trung học cơ sở: THCS

- Trung học phổ thông: THPT

- Quốc Gia: QG

- Đại học sư phạm: ĐHSP

- Giải quyết vấn đề: GQVĐ

- Phương trình hóa học: PTHH

- Sách giáo khoa: SGK

- Giáo viên: GV

- Học sinh: HS

- Phương pháp: PP

- Thí nghiệm: TN

- Phương trình: PT

3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................................2

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................5

2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................................5

3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................6

4. Nhiêm vụ của đề tài .........................................................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................6

6. Giả thuyết khoa học.........................................................................................................6

7. Cái mới của đề tài ............................................................................................................6

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....7

1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực ....................................................................7

1.1.1. Khái niệm năng lực.................................................................................................7

1.1.2. Cấu trúc của năng lực ............................................................................................7

1.1.3. Quá trình hình thành năng lực ..............................................................................9

1.1.4. Năng lực của học sinh ..........................................................................................10

1.1.5. Phát triển chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ......11

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học.................................................13

1.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học

sinh...................................................................................................................................13

1.2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.................................................13

1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh........................................16

1.3.1. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh..........16

1.3.2. Đánh giá theo năng lực ........................................................................................17

1.3.3. Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...........18

1.4. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh .......................20

1.4.1. Tiếp cận bài tập theo định hướng năng lực.........................................................20

1.4.2. Tiếp cận hướng ra đề định hướng phát triển năng lực.......................................21

1.5. Thực trạng kiểm tra đanh giá ở trường THPT........................................................21

1.5.1. Những yếu điểm của kiểm tra đánh giá học sinh trong giáo dục phổ thông hiện

nay?..................................................................................................................................21

1.5.2. Triết lý đánh giá… vì sự tiến bộ của học sinh .....................................................22

1.5.3. Những khó khăn hay bất cập trong kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay nên

hiểu thế nào để tìm cách khắc phục...............................................................................23

CHƯƠNG II. SƯU TẦM, BIÊN SOẠN VÀ XÂY DỰNG BỘ ĐỀ TỰ KIỂM TRA

KIẾN THỨC MÔN HÓA HỌC LỚP 12 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

.............................................................................................................................................24

2.1. Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT môn hóa năm 2019..........................................24

2.1.1. Cấu trúc theo mức độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng và vận dụng cao......24

2.1.2. Cấu trúc theo phân bố bài tập hữu cơ – vơ cơ và bài toán – lý thuyết................25

2.2. Nhận định cấu trúc đề minh họa môn hóa kì thì THPT quốc gia năm 2019.........27

2.3.1. Một số lưu ý khi sưu tầm, biên soạn câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn ........28

2.3.2. Một số đề thi minh họa .........................................................................................30

4

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................88

3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................................88

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................................88

3.3. Tiến trình thực nghiệm...............................................................................................88

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................................88

3.3.2. Thời gian tiến hành thực nghiệm.........................................................................88

3.3.3. Các bước thực hiện ...............................................................................................88

3.3.4. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm .............................................................89

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................89

KẾT LUẬN.........................................................................................................................91

1. Kết luận...........................................................................................................................91

2. Kiến nghị.........................................................................................................................91

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................................91

2.2. Với trường phổ thông .............................................................................................91

2.3. Với giáo viên ............................................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................93

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng

của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Là kỳ thi 2

trong 1, được gộp bởi hai kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và Kỳ thi

tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt

nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình

trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ

Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế thi của kỳ thi này.

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn

diện Giáo dục và Đào tạo, “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là tập trung phát triển

trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng

năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát

triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để thực hiện được

mục tiêu đó đòi hỏi Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới toàn diện cả về nội dung,

phương pháp và đặc biệt là khâu kiểm tra (KT), đánh giá (ĐG). Đổi mới kiểm tra,

đánh giá nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực

học sinh. Do vậy, đây là một vấn đề được quan tâm trong lí luận dạy học và thực

tiễn.

Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những việc làm cụ thể,

đó là, trong năm học 2018 – 2019 áp dụng phuơng pháp kiểm tra, đánh giá mới đối

với môn Hóa bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) cho kì thi

trung học phổ thông Quốc gia và tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao

đẳng. Việc đổi mới này đòi hỏi người giáo viên dạy Hóa phải chủ động tiếp

cận phương pháp mới: xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, các đề kiểm tra theo hình

thức trắc nghiệm khách quan. Đây là một phương pháp kiểm tra đánh giá có nhiều

ưu điểm nổi bật so với các phương pháp đánh giá truyền thống: kiểm tra vấn đáp,

kiểm tra tự luận,…và đã được áp dụng thành công trong các môn: Vật lí, Hóa học,

Sinh học, Ngoại ngữ. Vì tất cả những lí do trên, cùng với mong muốn góp phần

nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và kiểm tra đánh giá môn Hóa ở trường phổ

thông tôi đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG BỘ ĐỀ TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC

MÔN HÓA CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT”.

2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở Trung học phổ thông

- Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến thức môn hóa

cho học sinh lớp 12 ở trường THPT.

6

3. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bộ đề phát triển năng lực cho học sinh đồng thời phục vụ kỳ thi

thpt quốc gia

4. Nhiêm vụ của đề tài

Tổng quan về cơ sơ lí luận và thực tiễn của xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến

thức môn hóa cho học sinh lớp 12 ở trường THPT.

Nội dung xây dựng bộ đề tự kiểm tra kiến thức môn hóa cho học sinh lớp 12

ở trường THPT.

Một số kinh nghiệm ra đề thi và 5 bộ đề thi thử kèm đáp án - phân tích và lời

giải.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

với 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Hóa học 10, 11, 12 như SGK 10, 11, 12; sách bài tập hóa 10, 11, 12; giáo trình;

luận văn; sách tham khảo; tạp chí và các webside làm cơ sở khoa học cho đề tài

nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra:

Điều tra chất lượng dạy và học lớp 10, 11, 12 ở các trường THPT bằng việc

quan sát dự giờ ở trường THPT.

Điều tra thực trạng việc dạy học và kiểm tra đánh giá tại các trường THPT thông

qua trao đổi, phỏng vấn giáo viên và học sinh.

- Phương pháp chuyên gia:

Sau khi xây dựng bộ đề phát triển năng lực cho học sinh đồng thời phục vụ kỳ

thi thpt quốc gia sẽ tham khảo ý kiến của một số giảng viên, giáo viên có kinh

nghiệm.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được bộ đề phát triển năng lực cho học sinh đồng thời phục vụ

kỳ thi thpt quốc gia thì sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học của học sinh, góp

phần nâng cao hiệu quả dạy học ở THPT.

7. Cái mới của đề tài

- Hệ thống bài tập được phân dạng và định hướng cách giải theo chương

nhằm giúp HS dễ sử dụng.

- Bài tập được phân thành 4 mức độ “Hiểu – Biết – Vận dụng bậc thấp –

Vận dụng bậc cao”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!