Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng bộ chương trình quản lý hoạt động điều tra địa chất và khai thác khoáng sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng
b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi
x©y dùng bé ch−¬ng tr×nh qu¶n lý
ho¹t ®éng ®iªï tra ®Þa chÊt
vµ khai th¸c kho¸ng s¶n
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: §ç Tö Chung
5952
25/7/2006
Hµ Néi – 10/2005
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT
XWYZW
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
"XÂY DỰNG BỘ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT
VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN"
HÀ NỘI - 10/2005
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT
XWYZW
BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
"XÂY DỰNG BỘ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT
VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN"
Liên đoàn Vật lý Địa chất Chủ nhiệm
LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG
Nguyễn Trần Tân Đỗ Tử Chung
HÀ NỘI - 10/2005
2
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu .........................................................................................................................................3
Chương I: Phân tích hệ thống .............................................................................................7
I. Mô hình quản lý Nhà nước về hoạt động điều tra địa chất và hoạt động
khoáng sản ............................................................................................................................................7
II. Mô hình quản lý Nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ (RD) ........................................................................................................................7
III. Các loại hình nhiệm vụ thuộc lĩnh vực điều tra địa chất và khai thác
khoáng sản ............................................................................................................................................8
IV. Phân loại nhiệm vụ nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ..........8
V. Các yêu cầu quản lý và xử lý thông tin trong quản lý Nhà nước về hoạt
động điều tra địa chất và hoạt động khoáng sản ...................................................................9
VI. Mô hình dữ liệu ................................................................................................................9
VII. Cấu trúc dữ liệu ........................................................................................................... 10
1. Sơ đồ cấu trúc và mối quan hệ dữ liệu ............................................. 10
2. Chi tiết cấu trúc dữ liệu ................................................................... 10
Chương II: Xây dựng chương trình .............................................................................. 41
I. Nguyên tắc xây dựng chương trình ......................................................... 41
II. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình .................................................................. 41
III. Cấu trúc chương trình ........................................................................... 42
IV. Giao diện chương trình ......................................................................... 42
V. Yêu cầu hệ thống ................................................................................... 42
Kết luận ................................................................................................................................... 43
Phụ lục: Hướng dẫn sử dụng chương trình.................................................. 45
3
MỞ ĐẦU
Tin học hóa quản lý Nhà nước đang là vấn đề được đặt ra cấp bách.
Ngày nay có nhiều công việc trong quy trình quản lý hoạt động điều tra địa
chất và hoạt động khoáng sản đã được tiến hành trên máy tính. Ở mức độ
nhất định việc đưa máy tính vào phục vụ công tác quản lý đã khắc phục
được phần nào các hạn chế của quy trình quản lý "truyền thống", tăng năng
suất và hiệu quả làm việc, đem lại lợi ích thiết thực trong quản lý điều hành.
Tuy nhiên, một thực tế là ở hầu hết các cơ quan việc sử dụng máy tính
mới chỉ dừng ở soạn thảo các văn bản, lưu giữ chúng ở mức đơn giản;
nghĩa là như một "máy chữ cao cấp". Để có thể từng bước tin học hóa công
tác quản lý, cần thiết phải xây dựng các cơ sở dữ liệu và các chương trình
quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đó phục vụ mục đích quản lý điều hành,
đáp ứng các yêu cầu mang tính đặc thù của từng loại hình công việc cụ thể.
Trong công tác quản lý hoạt động điều tra địa chất và hoạt động
khoáng sản cho đến nay vẫn chưa có những chương trình như vậy. Mỗi khi
có yêu cầu truy xuất thông tin phục vụ quản lý điều hành thường mất rất
nhiều thời gian cho việc tra cứu tài liệu, tổng hợp báo cáo; đồng thời cũng
rất dễ xảy ra tình trạng thất lạc tài liệu dẫn đến số liệu thiếu chính xác. Đề
tài này được hình thành với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu, chương trình
quản lý hoạt động điều tra địa chất và khai thác khoáng sản phù hợp với
các quy định hiện hành; phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý ở Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện
nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, cần giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Phân tích, xác định các tiêu chí quản lý theo yêu cầu phù hợp với
các quy định hiện hành về hoạt động điều tra địa chất và hoạt động khoáng
sản;
2. Phân tích hệ thống, xây dựng mô hình quản lý và cấu trúc cơ sở dữ
liệu tương ứng;
3. Xây dựng các module chương trình quản lý hoạt động điều tra địa
chất và hoạt động khai thác khoáng sản có các tính năng cập nhật, quản lý
và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu đáp ứng các yêu cầu đã được xác
định.
4
Đề tài được thiết kế thực hiện trong 2 năm (2002-2003), tiến hành
theo 2 bước, mỗi bước có mục tiêu nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu cụ thể.
Bước 1 thực hiện trong năm 2002, với các nội dung nghiên cứu sau:
1. Thu thập tài liệu, phân tích hệ thống, xác định các yêu cầu quản lý;
2. Xây dựng cấu trúc dữ liệu;
3. Thiết kế giao diện chương trình quản lý dữ liệu, xây dựng một số
module cơ bản để nhập liệu và truy xuất thông tin.
Các nội dung nêu trên đã được thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo tiến
độ và chất lượng. Các tác giả đã lập báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2002
nộp về Bộ Công nghiệp theo qui định.
Năm 2003, theo thuyết minh đề tài được phê duyệt, nhiệm vụ chủ yếu
là hoàn thiện chương trình, thu thập và cập nhật dữ liệu từ năm 2000 đến
năm 2003. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về tổ chức bộ máy, Bộ Tài nguyên
và Môi trường được thành lập theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2002 của Chính phủ. Theo đó, Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thực tế
đó dẫn đến việc phải nghiên cứu chỉnh sửa lại một số nội dung đã thực hiện
cho phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài
đã được chuyển giao cho các nhóm nghiên cứu khác để sử dụng kịp thời.
Đồng thời tác giả cũng thu thập bổ sung và cập nhật dữ liệu cho đến thời
điểm lập báo cáo.
Ngoài ra, trong thực tế công tác quản lý còn có các nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ (RD). Trong đó có những nhiệm vụ
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động điều tra địa chất và hoạt
động khoáng sản; vì vậy, mặc dù không phải là nhiệm vụ của đề tài nhưng
chúng tôi vẫn đưa thêm nội dung quản lý mảng công tác này tích hợp trong
bộ chương trình để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý.
Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu của đề tài theo các nội
dung nêu trên.
Báo cáo được thành lập tại Liên đoàn Vật lý Địa chất, Tiến sĩ Đỗ Tử
Chung làm chủ biên. Trong quá trình nghiên cứu, tập thể tác giả đã nhận
được sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý có
kinh nghiệm thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục
5
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên đoàn Vật lý Địa chất và nhiều
đồng nghiệp thuộc các đơn vị trong và ngoài ngành địa chất. Các tác giả
xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với những giúp đỡ quý báu đó.
6
Chương I
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Mô hình hệ thống quản lý Nhà nước về hoạt động điều tra địa
chất và hoạt động khoáng sản.
Theo phân cấp quản lý, toàn bộ hoạt động điều tra địa chất và hoạt
động khoáng sản hiện nay do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức
năng quản lý nhà nước. Cơ quan cấp dưới trực tiếp thuộc lĩnh vực này là
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa
phương là các Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cơ quan liên quan, chịu sự quản lý của Bộ Công nghiệp theo chuyên môn
ngành dọc là Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam và các công ty khoáng
sản địa phương do các sở công nghiệp quản lý trực tiếp.
Đơn vị chủ trì thực hiện các dự án, đề tài, đề án là các Liên đoàn địa
chất, các viện và trung tâm trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam; Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản.
Như vậy có sự phân cấp quản lý rõ ràng, chúng tôi quy ước đặt tên
theo phân cấp quản lý như sau:
- Cấp I - Nhóm đơn vị, gồm Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, nhóm các sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Cấp II - Đơn vị chủ trì, gồm các đơn vị cấp dưới trực tiếp thuộc Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; các công ty khoáng sản thuộc tổng công
ty Khoáng sản và các sở Công nghiệp; Viện nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản.
Ở đây có một trường hợp đặc biệt là Viện Nghiên cứu Địa chất và
Khoáng sản vừa được xếp vào cấp I vừa được xếp vào cấp II, được giải
thích là do tính đặc thù của đơn vị này.
II. Mô hình quản lý Nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ (RD).
Loại hình nghiên cứu RD do các bộ chuyên ngành quản lý trực tiếp
dưới sự quản lý chung của Bộ Khoa học và Công nghệ.
7