Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xác định tỷ lệ mang gien pap, afa và tình hình kháng kháng sinh của các chủng e coli gây nhiễm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI
*****************
LƯU THỊ VŨ NGA
XÁC ðỊNH TỶ LỆ MANG GIEN PAP, AFA
VÀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA
CÁC CHỦNG E. COLI GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
Chuyên nghành: Vi sinh vật
Mã số : 60.72.68
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
PGS. TS. Lê Văn Phủng
Hà Nội - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI
******************
LƯU THỊ VŨ NGA
XÁC ðỊNH TỶ LỆ MANG GIEN PAP, AFA
VÀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC
CHỦNG E. COLI GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2008
Phụ lục
BỆNH VIỆN THANH NHÀN PHIẾU ðIỀU TRA BỆNH NHÂN
Khoa Vi sinh - TDCN NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
BN số:……….. Số bện án:………….. Mã BP ................
Khoa phòng:………….........................................................
1. PHẦN HÀNH CHÍNH
Họ tên bệnh nhân :…………………………………………Nam Nữ
Tuổi:…………Nghề nghiệp: …………….....................................................................
ðịa chỉ:…………………………………………………………………………………
Ngày vào viện:……………………..Ngày ra viện: ……………………………………
2. PHẦN LÂM SÀNG
2.1. Chẩn ñoán lâm sàng (khi chỉ ñịnh cấy nước tiểu): Cấp Mạn Tái phát
1. Viêm thận – bể thận 4. Sốt chưa rõ nguyên nhân
2. Viêm bàng quang 5. ðái máu chưa rõ nguyên nhân
3. Viêm ñường tiết niệu 6. Chẩn ñoán khác
3. PHẦN VI SINH:
3.1. Kết quả phân lập
E. coli
Các VK họ ðR khác
Enterococcus spp
Klebsiella spp
P.aeruginosa
Acinetobacter
Proteus spp S. aureus
Nấm
Enterobacter spp S. saprophyticus VK khác
3.1. Kết quả kháng sinh ñồ của E. coli (ñường kính vùng ức chế)
AM ......... CRO ....... AN ............. SXT .........
AMC........ CTX ........ NOR ............ C ..........
SAM ....... IMP ........ CIP ............ FT ...........
CXM ….. GM ......... NA .......... ..........
3.3. Kết quả PCR của E. coli:
* Ngày chạy PCR:
* Các gien ñộc lực: Gien pap (+/-): ......... Gien afa (+/-): ...........
Hà Nội, ngày ........ tháng ...... năm ..........
người theo dõi
CHỮ VIẾT TẮT
ASTS Antibiotic Susceptibility Test Study (chương trình quốc gia theo
dõi tính kháng thuốc của vi khuẩn)
CLSI Clinical and Laboratory Standards Institute
NKTN Nhiễu khuẩn tiết niệu
WHO World Health Oganization (Tổ chức Y tế thế giới)
VSV Vi sinh vật
AM Ampicillin
AMC Amoxicillin/ Acid.clavulanic
SAM Ampicillin/ sulbactam
CXM Cefuroxim
CTX Cefotaxim
CRO Ceftriazon
IMP Imipenem
GM Gentamicin
AN Amikacin
NOR Norfloxacin
CIP Ciprofloxacin
NA Nalidixic acid
FT Nitrofurantoin
C Cloramphenicol
SXT Co-trimoxazol
ESBLs Extended spectrum beta-lactamases (men β-lactamase phổ rộng)
Lêi c¶m ¬n
Em xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phòng ñào tạo sau ñại học - Trường ðH Y Hà Nội cho
phép và tạo ñiều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy cô giáo Bộ môn Vi sinh ñã truyền dạy cho em những kiến thức
quí báu.
- PGS.TS Lê Văn Phủng – Phó chủ nhiệm phụ trách Bộ môn Vi sinh,
Trường ðH Y Hà Nội, người thầy ñã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài. Thầy ñã giành cho em sự giúp ñỡ quý báu, giúp em
vượt qua những khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Ban giám ñốc Bệnh viện Thanh Nhàn, các phòng ban ñã tạo mọi ñiều
kiện giúp ñỡ em trong quá trình công tác và học tập.
- Tập thể cán bộ nhân viên Viện kiểm ñịnh Quốc gia vắc xin và sinh phẩm
Y tế. Khoa Vi Sinh - TDCN Bệnh viện Thanh Nhàn, Khoa Vi Sinh - BV Bạch
Mai ñã nhiệt tình giúp ñỡ em.
- Gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên, quan tâm, nhiệt tình giúp ñỡ
em trong quá trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng10 năm 2008
Lưu Thị Vũ Nga
1
ðẶT VẤN ðỀ
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong những bệnh nhiễm khuẩn
thường gặp không những ở Việt nam mà còn ở các nước phát triển, thường
chỉ ñứng thứ hai hoặc thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá [1, 66].
NKTN gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ (40 - 50% phụ nữ và 12 % nam giới
bị ít nhất một lần NKTN trong ñời [40, 79] và có tỷ lệ tái phát cao (20 - 50%)
[35, 50]. Hơn nữa, NKTN có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn
huyết, suy thận. ðặc biệt ở trẻ nhỏ có thể dẫn ñến thận, chức năng thận kém
phát triển, cao huyết áp và có nguy cơ bị sẹo thận [50], thậm chí có thể gây tử
vong [77]. Hiện nay, ñiều trị NKTN cũng gặp khá nhiều khó khăn do mức ñộ
kháng thuốc của vi khuẩn không ngừng tăng lên.
NKTN có thể do nhiều loại vi khuẩn, vi rút, một số loại ký sinh trùng
gây ra. Trong số vi khuẩn, E. coli là căn nguyên hay gặp nhất, chiếm 50% -
80% [1, 27, 64, 87], ñồng thời là loài có khả năng gây nhiều biến chứng như
nhiễm khuẩn huyết, suy thận và hay gây tái phát (78% các trường hợp NKTN
tái phát là do E. coli)
ðể gây bệnh, vi khuẩn cần có ñủ ba yếu tố: ñộc lực, số lượng, ñường
vào thích hợp. ðối với E. coli có nhiều yếu tố ñộc lực ñã ñược thừa nhận như:
yếu tố bám dính (adhesin), enzym ngoại bào (hemolysin, cytotoxin), kháng
nguyên K, aerobactin…[25, 87]. Blanco ñã xác ñịnh yếu tố tan máu và yếu tố
bám vào tế bào biểu mô ñường niệu của E. coli hiện diện ở 88% số chủng gây
viêm thận – bể thận. Trong khi E. coli phân lập ở phân người khỏe mạnh chỉ
có 16% số chủng có các yếu tố này [21]. E. coli gây NKTN ở nhóm có triệu
chứng có các yếu tố ñộc lực xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm không có triệu
chứng [69]. Như vậy khả năng gây bệnh của E. coli liên quan rất nhiều ñến
ñộc lực của chúng. Trong ñó, yếu tố bám vào tế bào vật chủ là ñiều kiện ñầu
2
tiên ñể vi khuẩn cố ñịnh, xâm nhập vào mô gây nhiễm trùng và cũng là yếu tố
quan trọng vì hầu hết NKTN do E. coli là nhiễm khuẩn ngược dòng [45]. Nhờ
có khả năng này mà E. coli thắng ñược tác dụng rửa trôi của dòng nước tiểu.
Nhiều bằng chứng từ nghiên cứu ñộng vật cho thấy sự tồn tại dai dẳng của E.
coli ở thận, bàng quang liên quan tới khả năng bám vào tế bào biểu mô ñường
niệu [48]. Các chủng phân lập ñược từ viêm thận - bể thận cấp và từ viêm
bàng quang cấp bám tốt vào tế bào biểu mô ñường niệu hơn các chủng gây
NKTN không triệu chứng hoặc từ ñại tràng [81, 82]. E. coli gây NKTN có các
thành phần tham gia bám ñặc hiệu là: pili, fimbriae, afimbriae và một số
protein màng ngoài.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, trên thế giới ñã có nhiều
nghiên cứu về dịch tễ, cơ chế tác ñộng, tầm quan trọng của gien mã hóa các
yếu tố ñộc lực của E. coli mà 2 gien pap và afa ñang ñược nghiên cứu nhiều.
Tuy nhiên, ở Việt nam nghiên cứu về vấn ñề này còn ít ñược ñề cập ñến. ðể
hiểu rõ hơn về tỷ lệ các gien này của E. coli gây NKTN trên bệnh nhân Việt
Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Xác ñịnh tỷ lệ mang gien pap,
afa và tình hình kháng kháng sinh của các chủng E. coli gây nhiễm
khuẩn tiết niệu” với hai mục tiêu sau:
1. Xác ñịmh tỷ lệ mang gien pap, afa ở các chủng E. coli gây NKTN.
2. ðánh giá mức ñộ kháng kháng sinh của các chủng E. coli gây
NKTN.
3
Chương1
TỔNG QUAN
1.1. NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU
1.1.1. ðịnh nghĩa
Bình thường, ở niệu ñạo trước có một số loại vi sinh vật (VSV) nhưng
phần còn lại của hệ tiết niệu là vô khuẩn. NKTN xảy ra khi VSV xâm nhập và
nhân lên ở bất kì bộ phận nào của hệ tiết niệu với số lượng có ý nghĩa, có
hoặc không có triệu chứng lâm sàng kèm theo [66].
NKTN có thể chỉ khu trú ở một vị trí như: thận (viêm thận - bể thận),
niệu quản (viêm niệu quản), bàng quang (viêm bàng quang ), niệu ñạo (viêm
niệu ñạo). Nhưng toàn bộ hệ tiết niệu luôn có nguy cơ bị VSV xâm nhập khi
một bộ phận của nó bị nhiễm khuẩn.
Khái niệm này không bao hàm các NKTN do: lậu, Chlamydia,
Mycoplasma…
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu:
- Viêm thận - bể thận: là nhiễm khuẩn ở nhu mô ñài bể thận, chỉ chiếm
25 - 30 % các trường hợp NKTN nhưng lại rất quan trọng vì chúng gây ảnh
hưởng trực tiếp ñến chức năng của hệ tiết niệu. Nếu không ñược ñiều trị,
nhiễm khuẩn có thể tới toàn bộ thận (mủ thận), tới vỏ thận (áp xe quanh thận),
nhiễm khuẩn huyết và có thể gây tử vong.
Căn nguyên gây viêm thận – bể thận thường do các vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn ngược dòng như E. coli, P. aeruginosa, Proteus. Một tỷ lệ nhỏ NKTN
theo ñường máu. Với các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết như S. aureus
và P. aeruginosa nguy cơ gây nhiễm khuẩn thận rất cao.