Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên người dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116
112 Email: [email protected]
XÁC ĐỊNH NHU CẦU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trương Khắc Chu - Nguyễn Như Đông
Viện Khoa Giáo dục Việt Nam
Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày chỉnh sửa: 21/6/2019; ngày duyệt đăng: 28/6/2019.
Abstract: Identifying the needs for fostering professional competency of managers and teachers
of ethnic minorities to implement the new curriculum is one of the most important tasks for the
organization of training programs. The article analyzes the necessity of training activities; fostering
requirements; some issues of fostering activities; how to identify training needs of managers and
teachers of ethnic minorities in order to develop professional competency to implement the new
curriculum well.
Keywords: Training requirements, professional competency, new curriculum.
1. Mở đầu
Bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay đặt ra
yêu cầu cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lí (CBQL), giáo
viên (GV), giúp họ nâng cao năng lực quản lí và năng lực
dạy học trong các nhà trường. Vấn đề bồi dưỡng năng
lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo để giáo dục học
sinh theo định hướng phát triển năng lực là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trong các nhà trường nói chung, các trường
vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) nói riêng.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng
thường xuyên hàng năm tại các nhà trường chưa thực sự
phù hợp với đối tượng cần được bồi dưỡng và chưa gắn
với thực tế nhà trường tại các địa phương. Vì vậy, để
công tác bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi
mới, cần xác định được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ
nhà giáo để biết được CBQL, GV người DTTS đang
thiếu gì, cần bổ sung những nội dung gì để phát triển
năng lực nghề nghiệp và đảm bảo việc triển khai thực
hiện tốt Chương trình mới.
Bài viết phân tích sự cần thiết của hoạt động bồi
dưỡng; yêu cầu về bồi dưỡng; một số vấn đề về hoạt động
bồi dưỡng; cách thức xác định nhu cầu bồi dưỡng của
cán bộ quản lí, GV người DTTS nhằm phát triển năng
lực nghề nghiệp để triển khai thực hiện tốt chương trình
giáo dục phổ thông mới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
với cán bộ quản lí và giáo viên theo yêu cầu đổi mới
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ rõ một trong
những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện phát triển giáo
dục, đó là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Cụ thể,
cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo và CBQL giáo dục gắn với phát triển KT-XH. Thực
hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và
trình độ đào tạo. CBQL các cấp phải qua đào tạo về
nghiệp vụ quản lí, GV phải có năng lực sư phạm [1].
Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Quyết định
nêu rõ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL
cơ sở giáo dục để bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn,
nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kĩ năng sư phạm; ý thức
trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn
đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu
dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn
bản, toàn diện GD-ĐT [2].
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018
của Bộ GD-ĐT ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng
cơ sở giáo dục phổ thông [3]; Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [4]. Các nội
dung của thông tư chính là căn cứ cho các cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục xây dựng, phát
triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát
triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường,
năng lực giáo dục, dạy học cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo
dục phổ thông và GV các nhà trường; và cũng là căn cứ
để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV; xây dựng và
triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề