Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HỒ HUYỀN TRÂN
XÁC ĐỊNH MỨC BỒI THƢỜNG
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ẬN V N THẠC CH N NGÀNH ẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, N M 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH MỨC BỒI THƢỜNG
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Thị Thành Dƣơng
Học viên : Hồ Huyền Trân
Lớp : Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, N M 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hồ Huyền Trân, lớp Cao học Luật khóa 30, chuyên ngành Luật
Kinh tế, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn
thạc sĩ “Xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp
luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Phan Thị Thành Dƣơng, đảm bảo tính trung thực,
khách quan khi nghiên cứu đề tài và trích dẫn tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm cho lời cam đoan này.
Tác giả
Hồ Huyền Trân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
BHTS Bảo hiểm tài sản
Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
LKDBH
Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2000/QH10) ngày
9/12/2000 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2010/QH12
ngày 24/11/2010 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019
NĐBH Người được bảo hiểm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH MỨC BỒI
THƢỜNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN ..................................... 6
1.1. Khái quát về bồi thƣờng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ................ 6
1.1.1. Khái niệm bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................ 6
1.1.2. Khái niệm xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ..... 9
1.1.3. Nguyên tắc xác định mức bồi thường ......................................................... 9
1.1.4. Mối liên hệ giữa xác định mức bồi thường và xác định trách nhiệm bồi
thường ................................................................................................................. 19
1.2. Các yếu tố cơ bản để xác định mức bồi thƣờng................................. 20
1.2.1. Giá trị của tài sản được bảo hiểm ............................................................ 20
1.2.2. Số tiền bảo hiểm ....................................................................................... 24
1.2.3. Tổn thất về tài sản được bảo hiểm ........................................................... 28
1.2.4. Phí bảo hiểm ............................................................................................. 33
1.3. Xác định mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp nhất định .................... 36
1.3.1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thỏa thuận miễn thường .......................... 36
1.3.2. Bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng ............................. 37
1.3.3. Bên mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi
hoàn .................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KHI XÁC ĐỊNH MỨC BỒI
THƢỜNG TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN – KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN ...................................................................................................................... 41
2.1. Xác định mức bồi thƣờng căn cứ giá trị thực tế của tài sản đƣợc bảo
hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và mức độ tổn thất thực tế ................ 41
2.1.1. Về căn cứ giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra
tổn thất ................................................................................................................ 42
2.1.2. Về căn cứ mức độ tổn thất thực tế ............................................................ 48
2.2. Xác định mức bồi thƣờng trong phạm vi số tiền bảo hiểm ............... 54
2.3. Xác định mức bồi thƣờng dựa trên phí bảo hiểm đã thỏa thuận ..... 59
2.4. Bất cập khi xác định mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp bên mua bảo
hiểm có lỗi đối với thiệt hại........................................................................ 61
2.5. Bất cập khi xác định mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp bên mua bảo
hiểm đã đƣợc bồi thƣờng từ ngƣời thứ ba ................................................ 62
2.6. Bất cập khi xác định mức bồi thƣờng trong trƣờng hợp bảo hiểm
trùng............................................................................................................ 64
2.7. Thực tiễn áp dụng pháp luật về lãi chậm trả phát sinh từ tiền bồi
thƣờng ......................................................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm tài sản là loại hình bảo hiểm thương mại phổ biến tại Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm tài sản đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần
đây1
, qua đó cho thấy, bảo hiểm tài sản ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan
trọng trong nền kinh tế.
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường
nhằm bù đắp tổn thất từ tài sản được bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải gánh chịu
khi rủi ro xảy ra. Vì thế, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm bồi thường của
doanh nghiệp bảo hiểm luôn là vấn đề cốt lõi. Xác định mức bồi thường là yêu cầu
không thể tách rời khi xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mức bồi thường được quan tâm không chỉ trong thỏa thuận giữa các bên giao
kết hợp đồng bảo hiểm tài sản mà còn trong quá trình giải quyết các tranh chấp bảo
hiểm tài sản. Do nhu cầu thiết yếu của đời sống kinh tế - xã hội, số lượng hợp đồng
bảo hiểm tài sản được giao kết ngày càng nhiều và các sản phẩm bảo hiểm tài sản
ngày càng đa dạng, các tranh chấp bảo hiểm tài sản vì thế ngày càng tăng và đa
dạng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật mang tính khái quát và chưa có sự điều
chỉnh kịp thời. Xác định mức bồi thường do vậy là vấn đề gây tranh cãi và phức tạp.
Khung pháp lý cơ bản cho vấn đề xác định mức bồi thường trong hợp đồng
bảo hiểm tài sản đã được thiết lập qua các quy định pháp luật bảo hiểm tài sản. Các
quy định này đang từng bước được hoàn thiện mà một trong những bước đột phá là
Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành không còn chương về hợp đồng bảo hiểm như trong
Bộ luật Dân sự 2005. Việc rút bỏ như vậy đã khắc phục sự chồng chéo giữa Bộ luật
Dân sự là luật chung và Luật Kinh doanh bảo hiểm là luật chuyên ngành nhưng
cũng vô tình loại bỏ các quy phạm cần thiết để làm rõ mức bồi thường. Ngoài ra,
còn nhiều quy định pháp luật hiện hành chưa rõ ràng liên quan đến vấn đề xác định
mức bồi thường. Việc xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
1 Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến hết tháng 6 năm 2021, thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ đạt 29.565 tỷ thì trong đó các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tăng trưởng mạnh mẽ: bảo hiểm xe cơ giới
doanh thu đạt 8.518 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,8% tổng doanh thu toàn thị trường, tăng trưởng 1,5% so với
cùng kỳ năm trước; bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 3.709 tỷ đồng, chiếm 12,6%, tăng 16,1%; bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển đạt 1.351 tỷ, chiếm 4,6 %, tăng 20,4%... (nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, “Số liệu thị
trường bảo hiểm Phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2021 (Theo báo cáo chính thức của các doanh nghiệp bảo
hiểm Phi nhân thọ)”, https://www.iav.vn/tong-quan,-so-lieu-thi-truong-bao-hiem/133881-so-lieu-thi-truongbao-hiem-phi-nhan-tho-6-thang-dau-nam-2021-(theo-bao-cao-chinh-thuc-cua-cac-doanh-nghiep-bao-hiemphi-nhan-tho), truy cập ngày 25/12/2021).
2
được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Bộ luật Hàng hải. Những điều này đã gây khó khăn trong quá trình giải thích
và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu để hoàn
thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật khi xác định mức bồi
thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, qua đó tạo điều kiện để thị trường bảo
hiểm tài sản phát triển lâu dài.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Xác định mức bồi thường trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Sách:
- Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhà xuất bản Hồng Đức: Giáo trình
nêu những vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự nói chung nên không đề cập hợp đồng
bảo hiểm tài sản – một loại hợp đồng dân sự thông dụng.
- Nguyễn Thị Thủy (2017), sách chuyên khảo “Pháp luật bảo hiểm tài sản tại
Việt Nam” (tái bản lần thứ nhất), nhà xuất bản Hồng Đức: Sách chuyên khảo này đã
làm rõ bản chất bảo hiểm tài sản và những vấn đề lý luận về bảo hiểm tài sản qua đó
là nền tảng cho tác giả trong quá trình triển khai đề tài luận văn. Tài liệu không đi
sâu phân tích những vấn đề chưa rõ trong việc xác định mức bồi thường. Ngoài ra,
các quy định pháp luật bảo hiểm tài sản được nêu trong tài liệu đã có sự sửa đổi, bổ
sung hoặc hết hiệu lực, điển hình là Bộ luật Dân sự 2005 được thay thế bởi Bộ luật
Dân sự 2015 và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi, bổ sung vào năm
2010 và 2019. Các vụ việc thực tiễn cũng vì thế mà giới hạn trong thời gian trước
năm 2010. Vì vậy, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề xác định mức bồi thường
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, phân tích thêm các quy định pháp luật bảo hiểm
tài sản hiện hành và bổ sung thực tiễn xét xử trong giai đoạn từ năm 2010 về sau.
Bài viết/Bài báo nghiên cứu:
- Nguyễn Thị Thủy (2007), “Về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và vấn đề xác
định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm”, Tạp
chí Khoa học pháp lý, số 5 (42), tr. 28-32: Bài viết tuy có đề cập đến trách nhiệm
bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng chỉ xét đến vấn đề thời điểm phát
sinh trách nhiệm, không xét đến cách thức xác định mức bồi thường một khi trách
nhiệm đó phát sinh.
3
- Trần Thị Chi Lan (2019), “Một số vướng mắc trong quá trình giải quyết
tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ dưới góc nhìn của doanh nghiệp bảo
hiểm”, Tài liệu Hội thảo “Chuyên đề về pháp luật kinh doanh bảo hiểm và giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ”, Tòa án nhân dân tối cao và
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức: Liên quan đến việc xác định mức
bồi thường, bài viết chỉ dừng ở việc nêu một vài tình huống thực tiễn để xác định
mức bồi thường, không phân tích đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng mức bồi thường
cũng như phân tích các yếu tố này dưới góc độ khoa học pháp lý.
Luận án, luận văn, khóa luận:
- Nguyễn Thị Thủy (2009), Luận án tiến sĩ “Xây dựng và phát triển pháp luật
bảo hiểm tài sản tại Việt Nam”, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh: Luận án
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật bảo hiểm tài sản. Luận án đã
phân tích quan hệ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ở mức khái quát,
không đi sâu vấn đề xác định mức bồi thường như một nội dung trọng tâm.
- Trần Phước Thu (2014), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm
tài sản ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương 2 về “Thực trạng pháp
luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản” của luận văn chỉ rõ bồi thường là
nguyên tắc cơ bản trong mọi hợp đồng bảo hiểm tài sản và đề cập giới hạn của số
tiền bồi thường. Tuy nhiên, giới hạn này chỉ dừng ở mức khái quát, không được thể
hiện trong những trường hợp nhất định và chiếm dung lượng rất nhỏ trong luận văn.
Ngoài ra, luận văn chưa có tranh chấp thực tế nào về bồi thường nói chung và vấn
đề xác định mức bồi thường nói riêng. Tác giả sẽ khắc phục các hạn chế này.
- Bùi Thị Oanh (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Quy định của pháp luật về căn
cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản và hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh: Khi nghiên cứu căn cứ bồi thường trong bảo hiểm tài sản, khóa
luận đã chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng mức bồi thường theo luật định. Tuy nhiên,
cách tiếp cận này còn hạn chế vì pháp luật bảo hiểm tài sản hiện hành đã thay đổi
(bị sửa đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực) so với thời điểm khóa luận được nghiên cứu.
Từ việc khảo sát tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về vấn đề xác định mức bồi thường
phù hợp với sự thay đổi quy định pháp luật hiện hành và xem xét toàn diện vấn đề
dưới góc độ thực tiễn. Dù vậy, các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu hữu
ích để tác giả phân tích chuyên sâu và hiệu quả vấn đề xác định mức bồi thường
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề tài đặt ra nhằm làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng mức bồi thường trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản, phân tích và đánh giá các quy định pháp luật liên quan
đến các yếu tố này và thực tiễn xác định mức bồi thường căn cứ các yếu tố này, từ
đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm xác định đúng mức bồi
thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, góp phần tạo nên khuôn khổ pháp lý vững
chắc và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hiểm tài sản.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về xác định mức bồi thường trong bảo
hiểm tài sản, trong đó nghiên cứu dưới góc độ lý luận về bồi thường và xác định
mức bồi thường trong bảo hiểm tài sản, từ đó làm rõ các yếu tố nào ảnh hưởng số
tiền bồi thường, pháp luật quy định các yếu tố này như thế nào, sự ảnh hưởng của
các yếu tố đó đến số tiền bồi thường.
- Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật thông qua thực tiễn xác định mức
bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nhằm chỉ ra những bất cập trong quy
định pháp luật liên quan đến đề tài và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật về xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật về xác định mức bồi thường trong
hợp đồng bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Tác giả phân tích việc xác định mức bồi thường trong bảo hiểm tài sản nói
chung, không phân tích trong từng loại hình bảo hiểm tài sản cụ thể. Tác giả nghiên
cứu đề tài dựa vào quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề xác định mức bồi
thường, các quy định pháp luật nước ngoài nếu có đề cập chỉ nhằm bình luận, đánh
giá hoặc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam. Tác giả nghiên cứu vấn đề
xác định mức bồi thường khi hợp đồng bảo hiểm tài sản đã có hiệu lực và sự kiện
bảo hiểm đã xảy ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm. Tác giả không nghiên cứu các kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn của doanh
nghiệp bảo hiểm để thỏa thuận và giao kết hợp đồng với khách hàng – người mua
bảo hiểm liên quan đến mức bồi thường. Ngoài ra, luận văn phân tích thực tiễn áp
dụng pháp luật Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp phân tích này được sử
dụng trong các chương của luận văn. Tại chương 1, tác giả dùng phương pháp phân
tích để làm rõ các vấn đề cơ bản trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến
việc xác định mức bồi thường. Tại chương 2, tác giả dùng phương pháp phân tích
để chứng minh những bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật. Trên cơ sở phân tích, tác giả dùng phương pháp bình luận để đưa ra quan điểm
hoặc nhận xét, đánh giá về các quy định pháp luật hiện hành, về hướng áp dụng
pháp luật trong thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để đối
chiếu giữa các quy định pháp luật cùng điều chỉnh vấn đề xác định mức bồi thường,
hoặc đối chiếu giữa quy định pháp luật hoặc vấn đề lý luận với thực tiễn, từ đó thấy
rõ những điểm bất cập tồn tại.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng để nhận xét,
đánh giá về luật thực định hoặc thực tiễn liên quan việc xác định mức bồi thường.
- Phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh được sử dụng đan xen với
phương pháp phân tích, bình luận để đưa ra kết luận về nội dung phân tích, làm cho
nội dung trở nên ngắn gọn, dễ hiểu.
6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
So với tình hình nghiên cứu hiện nay, luận văn có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, luận văn góp phần làm rõ khái niệm bồi thường và xác định mức
bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, đưa ra các nguyên tắc xác định mức
bồi thường và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng số tiền bồi thường (các yếu tố cơ bản và
các yếu tố khác trong trường hợp nhất định).
Thứ hai, luận văn làm rõ thực trạng xác định mức bồi thường trong hợp đồng
bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận văn nêu được vướng mắc,
bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến việc
xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÁC ĐỊNH MỨC BỒI THƢỜNG
TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI ẢN
1.1. Khái quát về bồi thƣờng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
1.1.1. Khái niệm bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Bồi thường là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng
ngày với cách hiểu thông thường là sự bù đắp thiệt hại hoặc hoàn trả tương xứng
thiệt hại, theo đó, một người phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mình
gây ra cho người bị thiệt hại. Xét trong quan hệ hợp đồng, bồi thường cũng được
hiểu theo nghĩa tương tự. Trong hợp đồng dân sự, “trách nhiệm bồi thường... là
trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên
có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
thiệt hại mà mình đã gây ra cho phía bên kia”2
. Trong hợp đồng kinh doanh thương
mại nói chung, “bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”3
. Như vậy, trong hợp đồng
dân sự và hợp đồng thương mại, bồi thường đều được hiểu là trách nhiệm phát sinh
từ hành vi vi phạm hợp đồng.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHTS nói riêng, bồi
thường cũng là sự bù đắp thiệt hại. Trong kinh doanh bảo hiểm, bồi thường là “một
sự hoàn trả tương xứng”4
. Theo David Bland, “bồi thường” trong bảo hiểm là “sự
bảo vệ hoặc bảo đảm cho thiệt hại hoặc tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý”5
.
Song, trong bảo hiểm nói chung và BHTS nói riêng, cách hiểu bồi thường có
sự khác biệt. Theo từ điển tài chính Investopedia, bồi thường là một hình thức bồi
thường bảo hiểm toàn diện cho tổn thất hoặc mất mát6
. Giáo trình bảo hiểm đã đưa
ra khái niệm “bồi thường là sự kết bù đắp của người bảo hiểm đối với những thiệt
hại của người tham gia bảo hiểm khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho
người được bảo hiểm”7
. Dựa trên các khái niệm này, bồi thường trong hợp đồng
BHTS là trách nhiệm của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm bị thiệt hại
2 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 402.
3 Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005.
4 Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam (tái bản lần thứ nhất), NXB. Hồng Đức, tr. 70.
5 David Bland (1998), Bảo hiểm – nguyên tắc và thực hành, Nxb. Tài chính, tr. 48.
6 Từ điển Investopedia đã định nghĩa “Indemnity is a comprehensive form of insurance compensation for
damages or loss”, https://www.investopedia.com/terms/i/indemnity.asp, truy cập ngày 25/12/2021.
7 Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình bảo hiểm, Đặng Văn Dân, NXB. Tài
chính, tr. 93.
7
bởi sự kiện hoặc rủi ro được bảo hiểm. Điều này có nghĩa rằng người bảo hiểm
không là chủ thể gây thiệt hại. Không thể hiểu bồi thường trong BHTS là trách
nhiệm của người gây thiệt hại như nghĩa thông thường.
BHTS là loại hình bảo hiểm mà theo đó DNBH cam kết chi trả một khoản tiền
cho NĐBH cho những tổn thất tài sản do rủi ro gây ra trên cơ sở DNBH thu phí bảo
hiểm của NĐBH. Hợp đồng BHTS được hình thành cơ sở mua bán “cam kết” này,
theo đó, DNBH (người bảo hiểm) là bên bán và chủ thể đang sở hữu hoặc quản lý, sử
dụng tài sản (người được bảo hiểm) là bên mua, một bên bán “cam kết” để đổi lại phí
bảo hiểm của bên mua, còn một bên mua “cam kết” để được bảo vệ quyền lợi về mặt
kinh tế trước các thiệt hại, mất mát liên quan đến tài sản có giá trị mà mình nắm giữ.
Bản chất của cam kết chi trả trong hợp đồng BHTS, cũng chính là bản chất của BHTS,
là sự chuyển giao tổn thất liên quan tài sản do rủi ro mang lại mà lẽ ra NĐBH phải
gánh chịu sang DNBH để DNBH gánh chịu thay. Rủi ro ở đây là những rủi ro được
bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm, mà theo thuật ngữ bảo hiểm,
được gọi là sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm không xảy ra, tức tổn thất không xảy
ra, DNBH may mắn không phải chi trả như cam kết và hưởng lợi từ tiền phí bảo hiểm
thu được. Nhưng nếu sự kiện bảo hiểm không may xảy ra, cam kết được hiện thực hóa,
DNBH sẽ phải chi trả một khoản tiền trên thực tế để gánh chịu những tổn thất về tài
sản do rủi ro mang lại thay cho NĐBH. Việc chi trả này của DNBH nhằm đảm bảo đưa
NĐBH trở lại trạng thái ban đầu - trước khi sự kiện không mong đợi xảy ra. Sự kiện
bảo hiểm gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm, qua đó làm cho quyền lợi tài chính
của NĐBH bị mất mát tới đâu, thì DNBH sẽ bù đắp cho NĐBH tương xứng với những
thiệt hại, mất mát đó. Với mục đích bù đắp như vậy, cam kết chi trả đã thể hiện tính
chất bồi thường thiệt hại. Cam kết chi trả của DNBH thực chất là cam kết bồi thường
của DNBH. Trách nhiệm chi trả hay trách nhiệm bảo hiểm của DNBH chính là trách
nhiệm bồi thường. Như vậy, “bồi thường” trong hợp đồng BHTS là trách nhiệm chi trả
một khoản tiền hay trách nhiệm bảo hiểm của DNBH cho NĐBH khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Trách nhiệm “bồi thường” phát sinh từ việc DNBH cam kết chi trả cho
NĐBH trên cơ sở thu phí bảo hiểm của người đó. Vì thế, “bồi thường” trong hợp đồng
BHTS còn được gọi là “bồi thường bảo hiểm”.
Trong hợp đồng BHTS, “trách nhiệm bồi thường phát sinh từ nghĩa vụ của
DNBH đã được thỏa thuận trong hợp đồng”8
chứ không phải do một bên vi phạm
8 Nguyễn Thị Thủy (2009), Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 51.
8
nghĩa vụ trong hợp đồng như trong hợp đồng dân sự và thương mại nói chung. Cụ
thể, với hợp đồng dân sự và thương mại nói chung, một bên bất kỳ trong hợp đồng
phải bồi thường để trả giá và khắc phục cho hành vi vi phạm nghĩa vụ nào đó
trong quan hệ hợp đồng mà hành vi này đã gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi
thường lúc này đương nhiên phát sinh mà không cần được thỏa thuận trước trong
hợp đồng bị vi phạm
9
. Còn với hợp đồng BHTS, bên đứng ra bảo hiểm – DNBH
phải thực hiện nghĩa vụ đúng như “cam kết” làm nên quan hệ bảo hiểm là bồi
thường cho bên mua bảo hiểm - NĐBH10 khi có thiệt hại do rủi ro bảo hiểm xảy
ra. Trách nhiệm bồi thường của DNBH phát sinh trên cơ sở là nghĩa vụ được quy
định đồng thời là nghĩa vụ quan trọng nhất trong hợp đồng BHTS. LKDBH đã thể
hiện điều đó trong định nghĩa hợp đồng bảo hiểm nói chung rằng “hợp đồng bảo
hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm”
11
. Định nghĩa luật định cho thấy hợp đồng BHTS là
hợp đồng song vụ, tức đổi lại nghĩa vụ bồi thường của DNBH trong hợp đồng là
NĐBH phải đóng phí bảo hiểm. Vì vậy, khác với hợp đồng dân sự và thương mại
thông thường, “bồi thường” trong hợp đồng BHTS không là hệ quả của hành vi vi
phạm hợp đồng hay chế tài áp dụng cho hành vi vi phạm đó. Bồi thường thiệt hại
như trong dân sự và thương mại nói trên, nếu có tồn tại trong hợp đồng BHTS, sẽ
phát sinh khi một bên bất kỳ trong hợp đồng (không nhất thiết là DNBH) vi phạm
hợp đồng mà gây thiệt hại
12
, song trường hợp này sẽ không được tiếp cận để xây
dựng khái niệm “bồi thường” trong hợp đồng BHTS vì không xuất phát từ bản
chất BHTS như đã phân tích.
Từ các phân tích nêu trên, có thể hiểu khái niệm “bồi thường” trong hợp
đồng BHTS là trách nhiệm chi trả một khoản tiền hay trách nhiệm bảo hiểm của
DNBH cho NĐBH khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra; trách nhiệm này phát sinh từ
cam kết chi trả của DNBH trên cơ sở thu phí bảo hiểm của NĐBH trong hợp đồng.
9 Xem Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 302 Luật Thương mại 2005.
10 Trong BHTS, người được bảo hiểm phải là người có quyền lợi vật chất đối với tài sản được bảo hiểm. Khi
tham gia quan hệ BHTS, bên mua bảo hiểm phải chứng minh mình có quyền lợi vật chất đối với tài sản được
bảo hiểm. Do đó, trong BHTS, người mua bảo hiểm là người được bảo hiểm và ngược lại.
11 Xem Khoản 1 Điều 12 LKDBH.
12 Ví dụ cho trường hợp này là doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm vì vi
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm (xem Khoản
3 Điều 19 LKDBH).
9
1.1.2. Khái niệm xác định mức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Khi nói đến bồi thường, người có trách nhiệm bồi thường hay người được bồi
thường đều quan tâm các vấn đề sau: có hay không trách nhiệm bồi thường, mức
bồi thường là bao nhiêu, phương thức bồi thường... Bồi thường trong hợp đồng
BHTS cũng đặt ra các vấn đề như vậy. Theo đó, xác định mức bồi thường là một
nội dung cơ bản của vấn đề bồi thường trong hợp đồng BHTS.
Mức bồi thường là mức trách nhiệm bồi thường. Biểu hiện của mức trách
nhiệm bồi thường trên thực tế là số tiền bồi thường. Do đó, mức bồi thường là số
tiền bồi thường. Từ khái niệm bồi thường trong hợp đồng BHTS13
, có thể hiểu mức
bồi thường là số tiền bồi thường mà DNBH phải chi trả cho NĐBH để bồi thường
tổn thất cho NĐBH khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo cam kết chi trả. Xác định
mức bồi thường nghĩa là xác định số tiền bồi thường vừa nêu. Hiểu một cách khác,
xác định mức bồi thường là xác định trách nhiệm bồi thường của DNBH đối với
NĐBH khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra có thể quy ra giá trị tiền tệ là bao nhiêu. Cho
nên, có thể gọi số tiền bồi thường là giá trị bồi thường.
Như vậy, xác định mức bồi thường trong BHTS là xác định số tiền bồi
thường mà DNBH có trách nhiệm chi trả hay bồi thường cho NĐBH khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra.
Xác định theo từ điển tiếng Việt là sự kết hợp giữa từ “xác” trong từ “chính
xác” và “định” trong từ “quyết định”, theo đó có nghĩa là đưa ra kết quả cụ thể, rõ
ràng và chính xác sau khi suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi và quyết định. Như vậy, dưới
góc độ phân tích từ ngữ, xác định mức bồi thường không đơn thuần là đưa ra số tiền
bồi thường cụ thể mà bao hàm việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng số tiền
bồi thường (hay yếu tố ảnh hưởng mức bồi thường) để từ đó tìm ra số tiền bồi thường
hợp lý. Có thể hình dung sự ảnh hưởng của các yếu tố thể hiện ở chỗ chúng liên kết
với nhau, tạo ra phạm vi mà trong đó số tiền bồi thường bị giới hạn, bị tác động hoặc
bị thay đổi, qua đó cùng nhau chi phối và quyết định số tiền bồi thường. Việc làm rõ
các yếu tố này thuộc nội hàm khái niệm của xác định mức bồi thường.
1.1.3. Nguyên tắc xác định mức bồi thường
Bồi thường là trách nhiệm phát sinh từ cam kết gánh chịu rủi ro của DNBH
thay NĐBH. Trách nhiệm này mang ý nghĩa nhân văn của BHTS là bảo vệ lợi ích
về mặt kinh tế cho NĐBH, qua đó đảm bảo họ duy trì sự ổn định trong đời sống
13 Xem mục 1.1.1 chương 1 về khái niệm bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản.