Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định dư lượng Penicillin G và V trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
646.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1118

Xác định dư lượng Penicillin G và V trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé y tÕ

viÖn dinh d−ìng

-------------------------------ZY-----------------------------

b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi

x¸c ®Þnh d− l−îng penicillin g vµ v

trong thùc phÈm b»ng ph−¬ng ph¸p

s¾c ký láng hiÖu n¨ng cao

Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ThS. TrÇn quang thñy

7106

16/02/2009

Hµ Néi - 2008

1

MỞ ĐẦU

An toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác bảo vệ sức

khoẻ con người. Trong tiến trình gia nhập WTO, thị trường hàng hoá của Việt nam được

mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản. Tuy nhiên,

do việc kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh có hại đến sức khoẻ người tiêu dùng

chưa được thực hiện nghiêm túc nên một số lô hàng bị thị trường nhập khẩu phát hiện

kháng sinh có hại vẫn còn cao. Tình trạng trên không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho

các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến uy tín chất lượng hàng Việt nam

trên thị trường thế giới.

Trong chăn nuôi hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh (trong thức ăn, điều

trị bệnh gia súc, gia cầm) là rất phổ biến và được coi là một tiến bộ của công nghệ sinh

học. Thế nhưng, việc tuỳ tiện sử dụng thuốc kháng sinh dễ dẫn đến hậu quả: Lượng thuốc

kháng sinh tồn dư trong sản phẩm vượt ngưỡng cho phép, người sử dụng loại thực phẩm

này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Penicillin là kháng sinh thế hệ đầu tiên có tính kháng khuẩn rất mạnh đối với

nhiều loại vi khuẩn. Ban đầu, nó được hoan nghênh như một thứ thuốc thần kì và đã cứu

sống vô số người trong chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù Penicillin đóng một vai trò

hết sức quan trọng trong việc chống lại nhiều bệnh tật cho con người và các loài động vật,

nhưng việc lạm dụng nó trong chăn nuôi có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, giảm khả

năng kinh tế của vật nuôi, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Hơn thế nữa tồn dư

Penicillin trong sản phẩm chăn nuôi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: ngộ

độc, biến đổi hệ vi khuẩn của người tiêu dung hoặc làm cho người tiêu dung cũng bị

kháng thuốc…

Việc phát triển các kĩ thuật xác định lượng tồn dư Penicillin trong thực phẩm phù

hợp với điều kiện phòng thí nghiệm trong nước sẽ trở thành công cụ hữu hiệu giúp các cơ

quan chức năng kiểm soát tốt hơn vấn đề đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu phương pháp xác định dư lượng Penicillin trong

thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Phương pháp có độ nhạy, độ

chọn lọc và độ chính xác cao.

2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về kháng sinh nhóm Penicillin

1.1.1 Đại cương

Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện một nấm mốc thuộc giống Penicillium ức

chế sự phát triển của vi khuẩn. Fleming gọi chất kháng khuẩn chưa được biết tới này là

Penicillin. 10 năm sau, một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford bắt

đầu nghiên cứu chất này trên chuột thí nghiệm. Penicillin được hoan nghênh như một

thứ thuốc thần kỳ và đã cứu sống vô số người trong chiến tranh thế giới thứ II [5]

Penicillin là kháng sinh thể hệ đầu tiên có tính kháng khuẩn rất mạnh đối với nhiều

loại vi khuẩn. Penicillin được chiết ra từ dịch nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum.

Penicillin lần đầu tiên phát hiện có tác dụng chống vi khuẩn gram dưng Staphylococcus,

Diplococcus...nhưng hầu như không có tác dụng chống vi khuẩn gram âm và nấm men.

Vài thập niên trở lại đây đã phát hiện ra nhiều loại pencillin mới trong đó một số có hiệu

quả chống lại vi khuẩn gram âm và nấm men như Saccharomyces cerevisae đơn bội và

E.coli [5]

1.1.2 Phân loại

Pencillin gồm nhiều loại, chúng có cấu tạo

gần giống nhau, bao gồm một vòng tiasolidin, một

vòng β-lactam, một nhóm amino có gắn với CO2

và một mạch bên (R). Hai loại Penicillin được

tổng hợp đầu tiên là benzylpenicillin(PenicillinG;

R = C6H5CH2-) và Phenoxymethylpenicillin

(PenicillinV; R = C6H5OCH2-). Và một số loại bán

tổng hợp: Amoxycillin, Ampicillin, Oxacillin,

Cloxacillin...[5]

Hình 1: Cấu trúc chung của các penicillin

Sự khác biệt rõ ràng giữa các penicillin bao gồm khác biệt trong phổ hoạt động

của chúng. Penicillin trong các muối và các dạng liều khác nhau, ampicillin, và

amoxicillin có hoạt tính chống lại các vi khuẩn hiếu khí gram dương và một số vi khuẩn

kỵ khí. Các chất này dễ bị beta-lactamase phá huỷ và do đó không có hiệu quả chống tụ

cầu và các vi khuẩn kỵ khí sản sinh beta-lactamase. Ampicillin và amoxicillin có hoạt

tính chống lại một số vi khuẩn hiếu khí gram âm. Amoxicillin đã thay thế penicillin V

làm loại penicillin lý tưởng để phòng viêm nội tâm mạc do sinh khả dụng ưu việt của nó.

M¹ch bªn Vßng thiazolindine

Vßng β-lactam

3

1.1.3 Tác dụng của Penicillin

Giống như các họ kháng sinh khác, penicillin có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt

vi sinh vật gây bệnh.

Cơ chế tác dụng chung như sau:

Peptidoglycan là thành phần cơ bản tạo nên tính vững chắc của vách tế bào vi

khuẩn. Quy trình tổng hợp peptidoglycan được thực hiện nhờ enzym D-alanin

transpeptidase. Do là axit, các penicillin có khả năng acyl hoá các D-alanin transpeptidase,

làm cho các enzym này không thể tham gia vào quá trình tổng hợp peptidoglycan. Sinh

tổng hợp vách tế bào bị gián đoạn, vi khuẩn không thể tồn tại.

Mặt khác, các penicillin còn hoạt hoá enzym tự phân giải murein hydroxylase làm

tăng phân huỷ vách tế bào vi khuẩn, kết quả là vi khuẩn bị tiêu diệt.

1.1.4 Tác hại của penicillin khi tồn dư trong thực phẩm

Phần lớn các kháng sinh an toàn khi sử dụng đúng. Tuy nhiên dù ít hay nhiều

chúng đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn và tai biến.

Penicillin là kháng sinh ít độc, ít tác dụng không mong muốn, ngoại trừ phản ứng

dị ứng. Các sản phẩm phân huỷ kết hợp với protein tạo thành các kháng nguyên là

nguyên nhân của dị ứng và tuỳ theo cơ địa từng người phản ứng ở mức độ nào.

¾ Những nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong thực phẩm như sau:

Một là, có thể nhiễm lẫn vào thức ăn do tiếp xúc với môi trường có chứa kháng sinh và

có thể tồn dư do lỗi kỹ thuật sử dụng thường xuyên kháng sinh trong chăn nuôi

+ Kháng sinh cho vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc.

+ Kháng sinh cho vào nước uống để phòng bệnh trong mùa dịch bệnh

+ Kháng sinh cho vào nước uống để chữa bệnh gia súc.

+ Kháng sinh cho thêm vào thức ăn cho gia súc để bảo quản súc sản lâu hư.

+ Kháng sinh tiêm vào súc vật hoặc cho súc vật uống trước khi giết thịt với mục đích kéo

dài thời gian, tránh hư hỏng thịt tươi.

Hai là, có thể cho thẳng vào thực phẩm với mục đích ức chế, tiêu diệt vi sinh vật để bảo

quản thực phẩm. Do vận chuyển sản phẩm đi xa, cho kháng sinh vào thực phẩm để bảo

quản.

Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sản phẩm chăn nuôi, thủy sản tồn dư

kháng sinh, có ảnh hưởng không tốt đối với người tiêu thụ.

1.2 Giới thiệu về Penicillin G và Penicillin V

1.2.1 Thông tin chung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!