Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

xác định đặc điểm sinh hóa và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh mủ gan edwardsiella
MIỄN PHÍ
Số trang
51
Kích thước
404.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1342

xác định đặc điểm sinh hóa và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh mủ gan edwardsiella

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ NGỌC XUÂN

XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA

VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN

GÂY BỆNH MỦ GAN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA

(Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH

Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

Năm 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

PHẠM THỊ NGỌC XUÂN

XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM SINH HÓA

VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN

GÂY BỆNH MỦ GAN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA

(Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH

Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH

Năm 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

i

LỜI CẢM TẠ

Hôm nay, để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi đã phải trải qua một quá

trình dài học tập và rèn luyện tại trường. Tuy nhiên gia đình là nhân tố quan

trọng nhất giúp tôi hoàn thành mọi việc. Bên cạnh đó, thầy cô và bạn bè cũng

góp phần không nhỏ trong sự thành công của tôi. Vì vậy hôm nay tôi xin gửi

lòng biết ơn đến:

- Ba Mẹ và toàn thể gia đình tôi-những người luôn ở bên tôi, động viên và

chăm sóc tôi từ vật chất đến tinh thần, giúp tôi có đủ sức mạnh vượt qua

tất cả!

- Lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi đến cô Nguyễn Thị Thu Hằng và cô Đặng

Thị Hoàng Oanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận

văn này!

- Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến cô Trần Thị Tuyết Hoa, cô Đặng

Thụy Mai Thy và cô Bùi Thị Bích Hằng đã quan tâm, động viên tôi trong

suốt thời gian làm cố vấn học tập!

- Xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Hà Giang, anh Lê Hữu Thôi cùng tất

cả các thầy cô và các anh chị trong khoa Thủy Sản đã động viên và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài!

- Lòng chân thành biết ơn tôi xin gửi đến các cô chú và anh chị ở các địa

phương đã nhiệt tình giúp tôi trong quá trình thu mẫu!

- Lòng tri ân tôi xin gửi đến tất cả các Thầy Cô đã từng dạy dỗ tôi trong

suốt thời gian tôi theo học tại trường tiểu học Trương Định, trường trung

học cơ sở cấp II Thanh Đức A, trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt￾tỉnh Vĩnh Long và trường Đại học Cần Thơ!

- Đồng thời, tôi cũng xin gửi lòng biết ơn đến tập thể các bạn lớp Bệnh Học

Thủy Sản khoá 31 và tất cả những người bạn đã luôn ở bên cạnh tôi với sự

chia sẻ, những lời động viên và lời khuyên chân thành!

Và một lần nữa tôi xin gửi đến tất cả những người thân yêu, thầy cô, bạn

bè…những người đã góp phần mang đến cho tôi sự thành công cùng những

hương vị của cuộc sống này lời cảm ơn chân thành nhất!!!

Tác giả

Xin chân thành cảm ơn!!!

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

ii

TÓM TẮT

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu mức độ xuất hiện và tính kháng

thuốc của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra bệnh mủ gan nuôi thâm

canh ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy vi khuẩn E.

ictaluri xuất hiện hầu hết ở các vùng nuôi. Kết quả phân lập từ mẫu cá đã xác

định được 84 chủng thuộc nhóm vi khuẩn Edwardsiella. Qua kiểm tra các chỉ

tiêu cơ bản như nhuộm gram, tính di động, oxydase, catalase chọn ra 10 chủng

để tiến hành định danh theo phương pháp truyền thống và kit API 20E được cả

10 chủng đều là E. ictaluri. Tuy nhiên kết quả kiểm tra API lại sai khác đối

với một số chỉ tiêu (citrate, indole).

Kết quả chạy PCR một lần nữa khẳng định cả 10 chủng vi khuẩn đều là E.

ictaluri khi tất cả đều hiện vạch sáng ở 407 bp.

Kháng sinh đồ được thực hiện trên cả 10 chủng vi khuẩn E. ictaluri với 8 loại

thuốc kháng sinh. Kết quả là 100% vi khuẩn kháng hoàn toàn với S

(streptomycin) và OA (oxolinic acid), 100% vi khuẩn kháng với FFC

(florfenicol), vi khuẩn nhạy nhất với AMX (amoxycillin). Riêng với DO

(doxycycline) có 80% số chủng nhạy, 10% số chủng trung bình nhạy và 10%

số chủng kháng. Nhìn chung trong tất cả 10 chủng thì chỉ có chủng CA4.4G

đa kháng với cả S, OA, FFC và DO.

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên kháng sinh streptomycin đối với 2 chủng

vi khuẩn đã phân lập ở trên, kết quả cho thấy vi khuẩn E. ictaluri kháng với

streptomycin ở mức thấp (2-4 µg/ml).

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

iii

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU...................................................................................1

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..............................................................3

2.1 Tình hình nuôi cá tra................................................................................3

2.2 Bệnh vi khuẩn trên cá ..............................................................................3

2.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri ....................................................................4

2.3.1 Tình hình bệnh do vi khuẩn E. ictaluri trên thế giới ..............................4

2.3.2 Tình hình bệnh do vi khuẩn E. ictaluri ở Việt Nam...............................5

2.3.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn E. ictaluri ...........6

2.3.4 Một số cơ quan thường bị E. ictaluri tấn công.......................................6

2.4 Một số nghiên cứu khác trên vi khuẩn E. ictaluri ....................................7

2.5 Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản....................................................7

2.6 Phương pháp PCR ...................................................................................9

2.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR ...........................................9

2.6.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR...........................................10

2.7 Các nghiên cứu về nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ................................10

PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................12

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................12

3.1.1 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................12

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu...........................................................................12

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................12

3.2 Vật liệu nghiên cứu................................................................................12

3.2.1 Dụng cụ thí nghiệm.............................................................................12

3.2.2 Hóa chất và môi trường.......................................................................12

3.2.2.1 Hóa chất...........................................................................................12

3.2.2.2 Môi trường.......................................................................................12

3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................13

3.3.1 Phương pháp thu mẫu .........................................................................13

3.3.2 Phương pháp lấy mẫu vi sinh ..............................................................13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!