Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa đậu tương và đậu nho nhe trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của bà broiler Kab
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
324.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1956

Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa đậu tương và đậu nho nhe trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của bà broiler Kab

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản

1

XÁC ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN KHÁC NHAU GIỮA ĐẬU

TƢƠNG VÀ ĐẬU NHO NHE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ BROILER KABIR

Trần Tố (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề

Đậu tương (Glycine max) là loại cây có thân, lá và hạt giàu dinh dưỡng nhất trong tập

đoàn cây họ đậu làm thức ăn chăn nuôi [5]. Bùi Đức Chính và cộng sự (2001) cho biết: trong hạt

đậu tương, protein thường chiếm 410 - 430 g/kg vật chất khô (VCK), lipit chiếm 160 - 180 g/kg

VCK và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 3600 - 3800 Kcal/kg VCK. Theo hàm lượng, lysine

trong protein đậu tương (ĐT) là 5,8% tương tự như trong protein trứng gà [2].

Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus Roxb) được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía

Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên… có năng suất xanh đạt 25 - 30 tấn/ha,

năng suất hạt 1200 - 1800 kg/ha có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3]. Tài liệu của Bùi Đức

Chính và cộng sự (2001) cho biết: hạt đậu nho nhe (ĐNN) chứa 21,0% protein thô; 1,3% lipit;

55,2% gluxit; 4,3% xơ thô; 3,5% khoáng và NLTĐ là 2.829 Kcal/kg VCK. Theo Whyte (1955),

trong hạt ĐNN chứa 18,9% protein thô; 0,5% lipit; 53,3% gluxit và 4,9% xơ thô.

Bổ sung hạt đậu vào thức ăn nuôi gà broiler để giảm protein động vật, giảm giá thành

thức ăn là một trong những vấn đề cần thiết nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

đồng thời khai thác tiềm năng nguyên liệu thức ăn sẵn có của địa phương.

Tuy nhiên, việc phối trộn hai loại đậu này với tỉ lệ như thế nào là có hiệu quả trong chăn

nuôi gà broiler thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề

tài: “Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong khẩu phần đến

sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler Kabir”.

Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn ĐT và ĐNN khác nhau

trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler, trên cơ sở đó lựa

chọn tỉ lệ phối trộn thích hợp của hai loại đậu này. Kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên

cứu, khai thác, sử dụng nguồn đậu đỗ làm thức ăn cho gia cầm, nhằm tăng năng suất và hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi gà broiler ở vùng trung du miền núi phía Bắc.

2. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng: Gà broiler Kabir 01 ngày tuổi của Xí nghiệp gà giống Châu Thành được

nuôi đến 70 ngày tuổi.

- Vật liệu nghiên cứu: Nguyên liệu thức ăn cho gà thí nghiệm phổ biến ở Thái Nguyên

như: ĐT, ĐNN, ngô, gạo bóc vỏ trấu, bột cá nhạt 60%, premix khoáng - vitamin, DL.methionine,

L.lysine, bột cacbonat canxi, bột dicanxi photphat,...

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại một số hộ chăn nuôi

thuộc tỉnh Thái Nguyên từ tháng 1 đến 7/2005.

3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí thành 5 lô gà (lô 1, lô 2, lô 3, lô 4 và lô 5), lặp lại 2 lần, mỗi lần

bố trí 80 con/lô. Yếu tố thí nghiệm là tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT rang và ĐNN rang trong

khẩu phần. Thứ tự lần lượt từ lô 1, lô 2, lô 3, lô 4 và lô 5, hỗn hợp hai loại đậu trong khẩu phần

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!