Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vùng sông nước trông mưa pot
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
99.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
809

Vùng sông nước trông mưa pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vùng sông nước trông mưa

Phạm Thanh Thôi

(TBKTSG) - Qua mùa nắng gắt, những cơn mưa đầu mùa vừa đem lại được

chút ít nước ngọt quý giá cho người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),

những người tuy sống ở vùng sông nước nhưng quanh năm cứ mong ngóng

những cơn mưa...

Có rất nhiều lý do để họ mong mùa mưa đến. Người chờ mưa để ruộng đồng có

nước. Người trông mưa để đánh bắt cá tôm. Người cầu mưa để nước đổ về rửa đi

sự ô nhiễm do sản xuất và sinh hoạt gây ra… Và, không ít người mong mưa đến

để cho ao, hồ hay mấy cái lu chứa nước dưới mái hiên nhà được đầy tràn…

Đến các huyện, xã bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL, nơi đồng thời bị các hoạt

động sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, mới hiểu được nỗi lòng của

người dân mong trời cho những cơn mưa.

Ở thập niên trước, nhiều người dân ấp Danh Coi, xã Đông Hưng B, huyện An

Minh (Kiên Giang) vẫn thường sử dụng nước uống và sinh hoạt chủ yếu từ sông

và kênh rạch. Vùng này trước đây, người dân cho rằng mùa nào cũng có nước ngọt

từ rừng U Minh theo sông rạch chảy ra. Nước qua nhiều tầng lá cây khô trong

rừng nên khi ra sông có màu nhưng không có mùi. Nước ấy uống không cần đun

sôi cũng rất ngon và an toàn. Người dân sử dụng nguồn nước ấy nấu cơm hay kho

cá để lâu vài ngày cũng không sợ hôi thiu. Tuy đây là vùng đất có phèn và bị

nhiễm mặn, nhưng nước để ăn uống và tắm giặt chưa bao giờ là vấn đề mà người

dân phải lo nghĩ.

Nhưng đó là chuyện trước đây. Mấy năm gần đây, nước để ăn uống và sinh hoạt

đã trở thành chuyện lo lắng hàng ngày. Nhiều bờ bao được xây đắp đã giữ nước ở

lại trong rừng. Đặc biệt, nhiều vùng thuộc các huyện xã ven biển, sự nhiễm mặn

và phèn ngày càng ăn sâu vào các dòng sông, kênh rạch và ruộng đồng. Nhiều

cánh đồng được biến thành vuông ao, hút bùn đổ ra sông rạch để nuôi tôm cá. Rất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!