Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Việt Nam văn hóa sử cương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆT NAM
VAN HOA
SỨ CƯƠNG
vh
wẩ\\
■[«
1
VIỆT NAM VẢN HÓA s ử CƯƠNG
ĐÀO DUY ANH
VIỆT NAM VĂN HÓA
SỬ CƯƠNG
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
LỜI TỰA
Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không một mẫu
đất nào là không có dấu vết công trinh thảm đạm kinh
dinh của tổ tiên ta đ ể giành lại quyền sống với tạo vật:
suốt một giải Trung Việt vào đến trung châu N am Việt,
không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp
gian nan tiến thủ của tổ tiên ta đ ể mở rộng hy vọng cho
tương lai. Cái văn hóa của tổ tiên ta đã gây dựng trong
hai nghìn năm đ ể sinh trưởng giữa những điều kiện tự
nhiên ác liệt ở xứ này, tất phải có sinh kh í mạnh mẽ
lắm. Song cái văn hóa thích hỢp cho sự sinh trưởng của
một xã hội b ế tỏa, đến khi xã hội ấy gặp tinh th ế bắt
phải khai thông, th ì nó lộ ngay ra hết mọi nhược điểm.
Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của
những giá trị cổ truyền của văn hóa củ ấy với những
điều mới lạ của văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột sẽ
giải quyết th ế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc
sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. N hưng muốn giải
quyết thi phải nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy, tức
một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa
là th ế nào, một m ặt phải nghiên cứu cho biết chân giá
trị của văn hóa mới.
Quyển sách bỉ nhân soạn đây chỉ cốt cống hiến một
mớ tài liệu cho những người quan tâm về điều thứ nhất,
là muốn ôn lại cái vốn văn hóa của nước nhà, chứ không
có hy vọng g i h(M nữa.
Theo giới thuyết của Félix Sartiaur thi "văn hóa, về
phương diện động, là cuộc phát triển tiến bộ mà không
ngừng của những tác dụng xã hội về kỹ thuật, kinh tế,
tư tường, nghệ thuật, xã hội tổ chức, những tác dụng ấy
tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau, về phương diện tĩnh thi
văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở
một th ế giới nhất định, và tất cả các tính chất mà những
tác dụng ấy bày ra ở các xã hội loài người".
Bỉ nhân biên sách này, củng dựa theo giới thuyết của
Félix Sartiaux mà chia đại khái ra ba bộ phận như sau
này:
1 - Kết quả sinh hoạt.
2 - Xã hội sinh hoạt.
3 - Trí thức sinh hoạt.
Đối với mỗi vấn đề bao hàm trong ba bộ phận ấy, bỉ
nhân gắng biên chép rõ ràng con đường diên cách xưa
nay cho đến trạng thái hiện tại, thản hoặc có chỗ sơ lậu
là bởi tài liệu còn thiếu, chưa có thê tim ra.
Sách này viết ra là nhăn chương trình học vụ mới có
thêm món Việt N am văn hóa ở ban Cao-đắng tiểu học.
Tuy bỉ nhân không theo cách phân phối của chương
trình nhà nước, vì không cốt soạn thành một bộ sách
giáo khoa, song tất cả những vấn đề ồ trong chương
trinh đều có nghiên cứu ở trong sách này, cho nên tuy
sách có tính chất phô thông mà các học sinh và giáo viên
củng có thể dùng làm sách tham khảo.
Mục đích bỉ nhăn củng không phải là soạn một bộ
tổng hỢp văn hoá sử, mà chỉ cốt thu thập những tài liệu
hiện có, sắp đặt lại thành hệ thống, đ ể giúp cho những
nhà nghiên cứu văn hoá sử đỡ công tim kiếm mà thôi.
Củng vi lẽ ấy nên ở sau mỗi thiên, bỉ nhân thêm một
mục sách tham khảo tường tế.
Bỉ nhân tự biết m inh có thiển lậu, mà trong sách này
còn nhiều chỗ thiếu sót hoặc sai lầm, nên rất hy vọng
các bậc thức giả tiền tiến trong nước sẽ vui lòng chỉ
chính cho. Đến như lời văn thi nhiều chỗ sống sượng cục
xúc, không được có vẻ thuần nhã đê gợi hứng thú cho
độc giả; nhưng nếu độc giả chỉ xem sách này là một mớ
tài liệu đê tham khảo thi hắn sẽ sẵn lòng lượng thứ cho.
Huế, ngày 14 VIII 1938
TÁC GIẢ CHÍ
THIÊN THỨ NHẤT
T ự LUẬN
I - VĂN HÓA LÀ GÌ?
Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học
th u ật tư tưởng của loài người, nhân thê mà xem văn
hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không
phải như vậy. Học th u ật tư tưởng cô' nhiên là ở trong
phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh
tế, vê chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục
tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi
văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ
chung tấ t cả các phương diện sinh hoạt của loài người
cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt.
Văn hóa đã tức là sinh hoạt thì không kể là dân tộc
văn minh hay dã m an đều có văn hóa riêng của mình,
chỉ khác nhau về trìn h độ cao thấp mà thôi. Ví dụ văn
hóa của các dân tộc Au Mỹ thì cao, mà văn hóa của các
dân tộc mọi rỢ ở Phi châu, ú c châu cùng các giống người
Mường, Mán Mọi ở nước ta thì thấp.
Vì lẽ gì văn hóa của các dân tộc lại khác nhau như
thế? Vì rằng cách sinh hoạt của các dân tộc không giống
nhau. Chính vì những điều kiện tự nhiên về địa lý
khiến mỗi dân tộc sinh hoạt ở trên cơ sở kinh tế khác
nhau, cho nên cách sinh hoạt cũng thành khác nhau
vậy. Bởi thê muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc,
trước hết phải xét xem dân tộc ấy sinh trưởng ở trong
những điều kiện địa lý thê nào.
Các điều kiện địa lý có ảnh hưởng lớn đốì vói cách
sinh hoạt của người ta, song người là giống hoạt động
cho nên trở lại cũng có thể dùng sức mình mà xử trí và
biến chuyển những điều kiện ấy cho thích vói những
điều cần thiết của mình. Cách sinh hoạt vì thê mà cũng
biến chuyển và khiến văn hóa cũng biến chuyển theo.
Nghiên cứu xem sự hoạt động để sinh hoạt về các
phương diện của một dân tộc xưa nay biến chuyển thê
nào, tức là nghiên cứu văn hóa sử của dân tộc ấy vậy.
II. - ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ xứ ẤN ĐỘ CHI-NA<'>
Vì địa th ế ở giữa nưóc Ấn Độ và nước Chi Na (Trung
Hoa) nên người ta gọi là Ân Độ Chi Na. về phương diện
văn hóa, tên ấy lại càng thích đáng bởi vì giải đất An Độ
Chi Na lại là nơi gặp nhau của hai ván hóa cổ nhất ở Á
châu: Ân Độ và Trung Hoa. Song hai văn hóa ấy truyền
bá ở hai khu vực khác nhau có giới hạn thiên nhiên chia
cách, tuy thỉnh thoảng có tiếp xúc nhau mà không khi
nào dung hòa. Xem thê ta đủ thấy rõ ảnh hưởng của địa
Tên "Ấn E)ộ Chi Na" là một danh từ địa lý chứ không phải tên dân tộc
hay quốc gia. Nó chỉ cả doi đất ở phía đông nam Á Châu.
10
lý hay là những điều kiện thiên nhiên đốì với văn hóa
vậy.
Điều kiện thiên nhiên đốỉ với sự sinh hoạt của loài
người vốn có ảnh hưởng quyết định, vì sinh hoạt chẳng
qua là dùng sức thể chất và tinh thần mà thích dụng
hay lợi dụng tự nhiên để mưu sự sống còn. Thế thì cách
sinh hoạt của người, tức là văn hóa, có quan hệ rấ t m ật
thiết với điều kiện tự nhiên, cho nên nghiên cứu văn
hóa của một dân tộc, ta phải nghiên cứu hoàn cảnh tự
nhiên của dân tộc ấy trước.
a) Địa thế. - Ân Độ Chi Na là một bán đảo ở giữa biển
Trung Hoa và vịnh Băng Gan, cấu thành bởi mấy giải
núi tự Tây Tạng chạy về miền đông nam đến biển, xòe
ra như hình rải quạt; ở giữa các giải núi ấy là những
thung lũng đầu thì hẹp rồi dần dần tỏa ra thành cao
nguyên và bình nguyên. Những sông lớn như sông Nam
(Ménam) sông Khung (Mékong) và sông Nhị (Pleuve
rouge), phát nguyên tự Tây Tạng chạy theo các thung
lũng ấy rồi bồi thành một giải trung châu ở doc bò biển
từ bắc đến nam. Đó là đại khái địa thê của Ân Độ Chi
Na.
Xứ Ấn Độ Chi Na thuộc Pháp, tức xứ Đông Pháp,
gồm những núi và sông ở về phía đông. Giải núi thứ
nhất theo phía tây Cao M an đến vịnh Xiêm La thành
những núi Cardamones và Elépphant, có đỉnh cao hơn
1.000 mét. Giải thứ hai gồm các chòm núi ở Thượng Ai
Lao và Thượng Bắc Việt chia ra thàn 1 giải Trường Sơn
chạy dọc từ bắc xuổng nam, có đỉnh cao hơn 2.000 mét.
Những núi và gò ở miền Trung Bắc Việt thì thuộc về
sơn hệ Quảng Tây và Vân Nam.
11
Các miền núi ấy choán hết một phần lớn cõi Đông
Pháp. Miền bình nguyên và trung châu hẹp hơn, chia ra
nhiều khu ở phần giữa xứ Cao Man, suốt cả xứ Nam
Việt, dọc bò biển Trung Việt nhất là về phía bắc, và
miền Hạ Bắc Việt chỉ cao hơn m ặt biển chừng một vài
mét thôi. Các miền ấy tuy hẹp nhưng lại là những nơi
dân cư trù mật, nhò dễ cày cấy và dễ dùng thủy lợi, cho
nên cũng là những nơi xã hội cường thịnh, văn hóa phát
đạt hơn hết, Nam Việt và Bắc Việt là trung châu của
hai con sông lớn, sông Khung và sông Nhị, là hai cánh
đồng lúa mênh mông, thực xứng vói câu tục ngữ "nhất
cống lưỡng cơ?*'\
Nếu ta xét toàn thể địa thê xứ Đông Pháp thì ta thấy
có hai phần cách biệt hẳn nhau, ở giữa là những núi
non ở phía bắc và giải Trường Sơn, một bên là Ai Lao,
một bên là Bắc Việt và Trung Việt. Hai phần ấy xưa
nay vẫn ít nhịp tiếp xúc nhau cho nên văn hóa của mỗi
bên phát triển theo một phương hưóng riêng, ở phía tây
thì chịu ảnh hưởng của Ẩn Độ, ở phía đông thì chịu ảnh
hưởng của Trung Hoa. Tại miền nam, xứ Nam Việt và
xứ Cao Man, nguyên xưa là một khu, sau vì sự tình lịch
sử mà thành chia rẽ, một phần thì người Việt Nam ở
bắc đến chiếm cứ, theo văn hóa Trung Quốc, một phần
thì n^ười Cao Man còn giữ được mà sinh tồn theo văn
hóa An Độ.
Nếu xét riêng địa thê về khu vực của dân tộc Việt
Nam ta lại thấy từ bắc vào nam, có nhiều khu cách
nhau vì những dăng núi ngang từ giải Trường Sơn chạy
Một đòn gánh gánh hai thúng (lúa).
12
ra biển. Tự khu này đi sang khu khác phải trèo đèo lội
suối, không có mốỉ liên lạc vĩnh viễn, cho nên sự sinh
hoạt địa phương thường làm trỏ ngại cho sự sinh hoạt
quôc gia. Ngày nay có đường thiên lý và đường xe lửa
Xuyên Đông Pháp thì sự giao thông đã được dễ dàng,
Bắc, Nam, Trung đã liên lạc thành một giải.
b) Khí hậu - Cõi Đông Pháp ở về khu khí hậu mà nhà
địa lý học thường gọi là khu gió mùa (zone des
moussons) tự Ân Độ đến N hật Bản. Khí hậu miền ấy do
hai yếu tô" đại lục và đại dương tiếp xúc nhau mà thành.
Mùa đông khí áp ở phía bắc đại lục Á châu, mạnh hơn
khí áp ở Ân Độ dương và phía nam Thái Bình Dương
nên gió khô ở đất thổi ra biển. Mùa hạ khí áp ở biển
m ạnh hơn ở đất, nên gió ẩm thổi từ miền đại dương vào
miền đại lục, rồi vì bị các núi cao ngăn cản mà kết lại
thành mưa. Bởi th ế khí hậu xứ Đông Pháp, cũng như
tấ t cả các xứ ở trong khu gió mùa, có hai mùa rất phân
biệt là mùa mưa và mùa nắng.
Trạng thái khí hậu như th ế có ảnh hưởng m ật thiết
vói tính chất thảo mộc và sự lao động của người. Cư dân
những miền đồng bằng thấy chỉ trồng lúa là thứ cốc loại
rấ t cần nước và nắng. Họ thường cày cấy vào mùa mưa,
ở những nơi ruộng một mùa thì cày cấy vào tháng
janvier, íévrier (Nam Việt, Cao Man) hay tháng
novembre (Ai Lao) là lúc nước lớn vừa qua, còn ở những
nơi ruộng hai mùa thì mùa chính là mùa tháng mười (Bắc
Việt và phía bắc Trung Việt), hay là mùa tháng ba (phía
giữa Trung Việt). Đòi xưa những rừng rậm vùng lầy lan
man hầu khắp cả xứ. Hiện nay các miền thượng du cũng
vẫn là vùng rừng nhiệt đới rất sầm u ất phồn thịnh.
13
Những rừng rú ấy ngăn cản sự di cư của dân hạ bạn
nhiều hơn các núi cao, cho nên từ xưa người Việt Nam
chỉ bành trướng từ bắc xuốhg nam, chớ không hề di
thực từ đông sang tây.
Trạng thái sông ngòi xứ Đông Pháp có quan hệ mật
thiết vớ' sự luân chuyển mùa nắng mùa mưa. Mùa
nắng thì ruộng khô sông cạn, mà hễ đến mùa mưa thì
nước sông dâng lên thành lụt, theo tiết độ rất đều. Có
nơi thì nước lụt làm lợi nhiều, như miền Biển Hồ ở Cao
Man và miền trung châu Nam Việt (sông Khung) nhò
lụt mà ruộng đất thêm màu và có nước để cày cấy; cũng
có nơi thì nưốc lụt là môi họa hại tàn khốc như ở trung
châu Bắc Việt (sông Nhị), khiến người ta hễ đến mùa
lụt thì lo sỢ và phải hết sức giữ đê.
ơ trong các tính chất chung của khí hậu ấy, ta lại còn
có thể phân biệt những tính chất riêng do vỹ độ và
phương vị của bờ biển và núi non sinh ra. Cõi Đông
Pháp bề dọc dài 1.500 ki lô mét, từ 8°31 đến 23°23 bắc
vỹ độ, cho nên ở Bắc Việt thì trong mỗi mùa ôn độ đã
khác nhau nhiều, mà ở gần đường xích đạo thì hầu như
nóng suốt cả năm. vả lại ở miền bắc, mùa mưa và mùa
nắng không phân biệt rõ rệt bằng ở miền nam, vì Bắc
Việt và bắc bộ Trung Việt ở bao quanh một cái vịnh nhỏ
nên gió mùa biến tính khiến ở đó cuối mùa đông thì có
nhiều sương mù và mưa phùn.
Sau hết, vì giải Trường Sơn là một bức thành cao chia
dọc cõi Đông Pháp thành hai khu vực, cho nên ở Trung
Việt từ tháng octobre đến tháng janvier vẫn còn mùa
mưa, mà ở Ai Lao, Cao Man và Nam Việt thì đã là mùa
nắng rồi.
14
III. - cư DÂN
Nếu so sánh địa th ế cõi Đông Pháp và trạng thái cư
dân thì ta thấy thượng du và hạ bạn có vẻ tương phản
rõ rệt. 0 miền thượng du thì nhân chủng phức tạp mà
rải rác, trình độ văn hóa chất phác đơn giản, còn ở hạ
bạn thì cư dân trù m ật, chủng loại đơn thuần và văn
hóa tiến bộ hơn.
Vấn đê gốc tịch của các nhân chủng ở Đông Pháp vẫn
còn mò tốĩ. Cứ kết quả của các công trình khảo cổ gần
đây thì thấy rằng: từ đòi thượng cổ cư dân ở đây đã
phức tạp lắm rồi, nhưng đại khái thì tương tự những
chủng loại hiện ở Nam Dương quần đảo và Đại Dương
châu. Người ta đoán rằng có lẽ lớp người Mê La Nê
Điêng là giốhg xưa hơn cả, rồi đến lớp người Anh Đô Nê
Điêng, rồi vê sau nữa mối đến giống Mông cổ dần dần
tràn vào. ơ đầu tây kỷ nguyên trên cái nền tảng nhân
chủng phức tạp ấy đã có mấy văn hóa lón phát triển ỏ
miền trung châu Bắc Việt và bắc bộ Trung Việt. Buổi ấy
dân tộc Việt Nam đang dần dần đem văn hóa Trung
Hoa mà tiến vào phương nam. Đồng thòi có một giống
người phương tây cũng đem văn hóa Ân Độ đến các
đồng bằng ở miền hạ lưu sông Khung và miền bò biển
Trung Việt ngày nay. Từ thê kỷ thứ 7 đến th ế kỷ 12,
văn hóa của họ phát triển rực rỡ, ngày nay ta còn thấy
những di tích tráng lệ như các đền Đê Thiên Đế Thích ở
Cao Man. Trong khi gặp làn sóng nam tiến của người
Việt Nam, người Chiêm Thành hoặc bị tàn sát, hoặc bị
đồng hóa cho đến gần diệt chủng, còn người Cao M an
15
thì phải bỏ miền Thủy Chân Lạp mà lui lên miền Hỏa
Chân Lạp. Hiện nay trong hơn 21 triệu dân ở Đông
Pháp, hơn 17 triệu là người Việt Nam ở khắp các miền
đồng bằng tự Nam Quan cho đến Cao Man là phần tử
trọng yếu của cõi Đông Pháp.
0 miền thượng du thì nhân chủng phức tạp lạ lùng,
ơ đồng bằng các nhân chủng đồng hóa với nhau dễ dàng
nên ngày nay hơi khó nhận ra đặc tính, chứ ở miền
thượng du thì các nhân chủng còn cách biệt rõ rệt.
Những giông xưa nhất, người ta căn cứ theo ngôn ngữ
tương tự mà gọi chung là giông Anh Đô Nê Điêng ở
khắp các miền rừng rú trên giải Trường Sơn và xung
quanh vùng Biển Hồ, người Ai Lao gọi họ là Khả, người
Việt Nam gọi họ là Mọi, người Cao Man gọi họ là Pnong.
Họ ở thành nhiều bộ lạc, văn hóa đơn giản lắm. Họ đã
bỏ dùng đồ đá từ lâu, hiện nay sinh hoạt bằng nông
nghệ và một ít thủ công. Phong tục và tín ngưỡng của
họ, một phần là theo tục truyền cố hữu, một phần là do
ảnh hưởng bề ngoài mà thành.
Các giốhg người Anh Đô Nê Diêng ấy xưa nay thường
bị giống người Thái lấn lướt để tranh địa bàn. Giốhg
người này đến ở Ản Độ Chi Na từ khi nào, hiện nay
chưa rõ, người ta chỉ biết rằng trong khi người Việt
Nam tiến từ trung châu Bắc Việt về phương nam thì họ
cũng tiến tự miền thượng du Ai Lao xuống phương nam.
Song đường nam tiến của họ ở Ai Lao phải theo những
thung lũng nhỏ hẹp không được rộng rãi thuận tiện như
đường nam tiến của người Việt Nam, cho nên lịch sử
của họ có nhiều chỗ gián đoạn mà không bao giờ cường
thịnh. Người Xiêm La tuy cũng giốhg Thái nhưng nhờ
16
gặp một xứ đồng bằng mà bành trướng được ra đến biển
cho nên lịch sử của họ rạng rỡ hơn lịch sử người Thái ở
Ai Lao nhiều, xem th ế lại càng thấy rõ ảnh hưởng của
địa lý đối với văn hóa vậy.
Gần đây, lại có nhiều giốhg người khác với giống Thái
mà cũng tự miền bắc tràn xuốhg. Họ làm ruộng trong
các thung lũng ở miền thượng du Bắc Việt, ở miền
Thượng Ai Lao và miền thượng du bắc bộ Trung Việt.
Hai giốhg trọng yếu hơn hết là người M án và người
Mèo.
IV. - NGƯỜI VIỆT NAM
Trong các giống người trên cõi Đông Pháp thì người
Việt Nam là trọng yếu hơn cả.
Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giốhg Tiên
Rồng. Vua đầu tiên họ Hồng Bàng nước Xích Quỉ là Lộc
Tục, tức Kinh Dương Vương, một hôm đi ngoạn cảnh ở
hồ Động Đình thình lình gặp một người thiếu nữ nhan
sắc tuyệt vời tự xưng là Long Nữ, con gái của Động
Đình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng nàng ấy sinh được
một con trai đặt tên Sùng Lãm, nốì ngôi cha làm vua
xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Đế Lai, vua một
nước láng giềng, đẻ ra một lần trăm cái trứng, sau nở
thành trăm người con trai. Một hôm Lạc Long Quân nói
với Âu Cơ rằng: Tôi là giòng dõi long quân mà mình là
giòng dõi th ần tiên, ăn ở lâu vói nhau không thể được.
Nay trăm đứa con trai thì mình đem 50 đứa lên núi, còn
17