Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Việc dạy tin học cho học sinh khiếm thính tại các cơ sở chuyên biệt thành phố đà nẵng, thực trạng và giải pháp.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIN
----------
PHAN THỊ NGUYỆT
VIỆC DẠY TIN HỌC CHO HỌC SINH
KHIẾM THÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ CHUYÊN
BIỆT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- 2 -
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
CNTT đã tạo nên một bước ngoặt cho nhân loại. Nó thu hẹp mọi khoảng
cách địa lý, dân tộc, quốc gia… Nhờ có CNTT mà con người có thể nắm bắt được
cả thế giới. Đối với người khuyết tật (KT), CNTT lại càng trở nên cần thiết hơn.
CNTT đã trở thành cầu nối của họ với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay việc
tiếp cận với CNTT nói chung vẫn là một điều khó khăn đối với phần đông người
KT. CNTT là chiếc chìa khóa vàng giúp người KT tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Vì thế hơn bất cứ ai, người KT có nhu cầu tiếp cận CNTT rất lớn. CNTT giúp người
KT nắm bắt mọi thông tin bên ngoài, giúp họ mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực
và tạo lập các mối quan hệ. Không những thế, CNTT còn trở thành kế sinh nhai của
không ít người KT. Anh Hoàng Xuân Hạnh, Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim, một
người khiếm thị chia sẻ: “Là một giáo viên ngày ngày dạy công nghệ thông tin cho
người khiếm thị, tôi hiểu rất rõ tác dụng to lớn của công nghệ thông tin đối với
người khiếm thị. Từ khi được học máy vi tính, người khiếm thị đã có phương tiện
học tập, nâng cao trình độ hiểu biết.”
Kết quả nghiên cứu mới đây được công bố của cơ quan phụ trách vấn đề người
KT Nomensa cho biết: có tới 97% Website toàn cầu không đáp ứng ngay cả những
tiêu chuẩn tối thiểu nhất về tính dễ truy cập cho người KT. Như vậy chúng ta đang
bỏ quên khoảng 600 triệu người KT - tương đương với khoảng 10% dân số thế giới.
Tại Việt Nam, nhận thấy vai trò quan trọng của CNTT đối với người KT, Bộ
Thông tin và truyền thông đã quan tâm nghiên cứu các biện pháp nhằm hỗ trợ người
KT tiếp cận CNTT như việc ban hành Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày
14/9/2009 quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người KT tiếp cận
CNTT&TT. Kèm theo Thông tư này là Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người KT tiếp
cận, sử dụng CNTT&TT. Trên cơ sở Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ người KT, Bộ
TT&TT cũng đang từng bước nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia tương
ứng trong danh mục để từng bước cụ thể hóa áp dụng phù hợp và thuận tiện tại Việt
Nam, nhằm góp phần nâng cao điều kiện sống, làm việc cho người KT.
- 3 -
Tuy nhiên, số người KT ở Việt Nam được tiếp cận với CNTT và ứng dụng nó
vào cuộc sống vẫn là số ít. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các phần mềm trên
Internet chưa chú ý đến các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho những người KT, hầu hết
các phần mềm học CNTT đều chưa hộ trợ được cho người KT… Thời gian vừa qua,
thực hiện Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14/9/2009 của Bộ TT&TT, tất cả
các ngành, các cấp và cả các doanh nghiệp đã và đang triển khai tích cực các biện
pháp giúp người KT hòa nhập với cuộc sống, trong đó có việc tiếp cận và ứng dụng
CNTT vào cuộc sống.
Hàng năm Bộ TT&TT tổ chức giải thưởng “Hiệp sỹ CNTT” để vinh danh
những người có đóng góp cho việc đưa CNTT đến với người KT và những người
KT có thành tích trong lĩnh vực CNTT. Công ty Sitec phối hợp với nhóm sinh viên
VCR (ĐH BK TP.HCM) phát triển phần mềm hỗ trợ âm thanh Braille giúp người
mù có thể dùng được máy tính. Sau đó là phần mềm NDC để có thể soạn thảo tiếng
Việt... Tháng 10 vừa qua, cổng thông tin nghề nghiệp của người khiếm thị
Thegioimatxa.net đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Cổng thông tin do Công
ty Eastern Sun Việt Nam (ESVN) cùng với Trung tâm hướng nghiệp và hỗ trợ việc
làm Hoàng Kim phối hợp triển khai. “Trong thời gian tới, ESVN sẽ tiếp tục hỗ trợ
để mô hình này được nhân rộng không chỉ cho người khiếm thị mà còn cho cả
những người KT khác nữa, góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu chung của đất
nước” (Ông Đào Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty ESVN).
Để người KT có thể tiếp cận với CNTT đã là một điều khó khăn, việc giúp họ
ứng dụng CNTT vào cuộc sống lại càng khó khăn hơn gấp bội. Các cơ quan chức
năng cần đưa ra các biện pháp, quy định cụ thể để hỗ trợ người KT trong việc tiếp
cận CNTT. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan và cả các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
Do vậy, dạy tin học cho trẻ KT là một việc làm hết sức cần thiết và có ý
nghĩa không chỉ cho bản thân người KT mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao. Bởi nó
không chỉ giúp họ tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn mà còn giúp họ dễ giao tiếp với
mọi người hơn. Ngoài ra, nó còn giúp họ có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân
giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó họ sẽ tự tin bước vào cuộc sống để
- 4 -
cống hiến cho đời và khẳng định giá trị bản thân. Ngày nay, người ta quan niệm
rằng không biết tin học là mù chữ nên việc dạy tin trong các trường nhà trường càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, ngày nay, khoa học công nghệ đã dần trở
nên quen thuộc với chúng ta, là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Từ hoạt động
đọc báo, xem tin tức, hay mua hàng online .. thông qua website đã giúp tiết kiệm
được thời gian, cũng như khoản chi phí không cần thiết, thuận tiện cho cả người tiêu
dùng và nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng tiếp xúc được công nghệ, cụ thể
là đối với những người khiếm thính việc thao tác sử dụng máy tính, truy cập internet
dường như đối với họ là không thể nếu không được đào tạo vì người khiếm thính
không có khả năng phát triển ngôn ngữ nên tư duy của họ không thể phát triển bình
thường nếu không thông qua quá trình giáo dục. Vì thế các hướng dẫn bình thường
họ sẽ khó lòng hiểu được.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết này nên giáo dục đã không ngừng cải cách
cho phù hợp với xu thế của thời đại. Tin học đã được công nhận là môn chính ở cấp
trung học phổ thông và dần dần ở cấp tiểu học cũng được biết đến và ngày nay cũng
đã được đưa vào các trường mầm non. Thế nhưng họ đã quên mất một đối tượng
nữa cũng cần được quan tâm đến việc cải cách nhất là việc đưa tin học vào môi
trường học tập đó là người KT. Dường như họ đã bị bỏ quên trong chương trình cải
cách giáo dục của nước ta trong khi thành phần này có số lượng không nhỏ riêng trẻ
em đã gần một triệu người. Họ cũng cần được công nhận quyền được học tập như
bao người khác, họ rất cần được chương trình học thiết thực, một phương pháp phù
hợp và thiết bị đầy đủ. Trong các KT của con người thì khiếm thính được xem là
loại KT nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, thực tế các em bé khiếm thính bẩm sinh vì
không thể nghe được các âm thanh trong đời sống hàng ngày nên không thể phát
triển ngôn ngữ và đã gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống.
Vì thế chúng tôi muốn đi sâu sát vào vấn đề dạy tin học cho trẻ KT với đề tài:
“Việc dạy tin học cho học sinh khiếm thính tại các cơ sở chuyên biệt thành phố
Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp ”. Bởi tin học không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh
tế, xã hội mà còn có ý nghĩa trong lĩnh vực y tế, nó cũng là một trong những phương
pháp trị liệu, phục hồi chức năng cho người KT. Qua đề tài này chúng tôi muốn thay
- 5 -
những con người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ này trình bày khát khao của mình
với xã hội, đồng thời muốn mọi người “hãy cho tôi một cơ hội” để họ khẳng định vị
trí của mình trong xã hội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu :
+ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK, phương pháp giảng dạy, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc dạy tin học, sự quản lý của các ngành giáo dục và các tổ chức
tài trợ, đài thọ cho những học sinh này.
+ Nghiên cứu thực trạng dạy và học tin học ở trẻ khiếm thính.
b. Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực tiễn tại 2 trường có trẻ khiếm thính :
Trường chuyên biệt Tương Lai:
+ Cơ sở 1: 22 Trần Bình Trọng, Đà Nẵng.
+ Cơ sở 2: 102 Huy Cận, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Trường chuyên biệt Thanh Tâm (đ/c 157B Phan Tứ, phường Mỹ An Quận
Ngũ Hành Sơn).
3. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục môn tin học cho trẻ khiếm thính tại
các cơ sở chuyên biệt ở thành phố Đà Nẵng.
- Dựa trên cơ sở của thực trạng hiện tại mà đề xuất các giải pháp phù hợp với
từng đối tượng học sinh nhằm góp phần giúp đỡ, tạo điều kiện và niềm tin cho đối
tượng học sinh này bước vào cuộc sống.
- Từ đó có thể giúp những học sinh này một cách lĩnh hội tri thức mới, đồng
thời qua công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng có thể giúp cho các em
tự tin để giao tiếp với mọi người hơn. Hơn nữa tin học và các ứng dụng của nó cũng
là một ngành mà nhiều em mong ước nên trong quá trình dạy nếu phát hiện những
- 6 -
học sinh có năng khiếu giáo viên có thể giúp định hướng nghề nghiệp trong tương
lai phù hợp với từng đối tượng để họ tự nuôi sống bản thân và khẳng định giá trị của
mình trong cuộc sống.
- Đối tượng khảo sát: Học sinh khiếm thính.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, tìm hiểu thông qua
các tài liệu, sách báo…
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát : Quan sát giờ học, điều kiện máy móc,cơ sở vật chất
phục vụ cho việc dạy và học tin học của trẻ KT.
+Phương pháp khảo sát :
Phỏng vấn, trò chuyện.
Phiếu điều tra.
- Sử dụng các phương pháp toán học nhằm: Tổng hợp ý kiến, tính tỷ lệ phần
trăm trong phiếu khảo sát và lập biểu đồ.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
a. Ý nghĩa lý luận :
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông
đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Trong thế giới
hiện đại tin học là một lĩnh vực khoa học – công nghệ mũi nhọn quyết định sự phát
triển của nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là trong ngành giáo dục.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, Bộ GD-ĐT đã đưa tin học trở
thành môn học chính thức trong các trường học nhằm định hướng cho các em sớm
tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một lĩnh vực khá mới
mẻ trong các trường học nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy và học.
Đối với các em KT nói chung và các em khiếm thính nói riêng việc hòa nhập với
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đã gặp vô vàn khó khăn thì việc học lại càng vất vả
bội phần. Các em cần có một chương trình học tập phù hợp, phương pháp giảng dạy
- 7 -
dễ hiểu để các em có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn... Hiểu được tầm quan trọng của
vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn
tin của trẻ khiếm thính và thông qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em
học tập đạt hiệu quả hơn.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc dạy tin học cho trẻ khiếm nhằm đưa
ra các phương pháp dạy học phù hợp cho đối tượng này.
- Giúp cán bộ hiểu thêm những khó khăn của các em và những ước muốn
nghề nghiệp trong tương lai để giúp đỡ các em thực hiện được ước muốn của bản
thân.
- Đề xuất các chương trình dạy phù hợp đối với từng đối tượng.
c. Hướng phát triển đề tài:
- Xây dựng phần mềm luyện nghe cho trẻ khiếm thính.
- Xây dựng trang web học tập cho từng đối tượng riêng.
- Xây dựng khung chương trình có nội dung phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
6. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng dạy tin học đối với các trường chuyên
biệt ở thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất các giải pháp.
- 8 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRẺ
KHIẾM THÍNH TRONG TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT
1.1 . Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Theo cục thống kê Đà Nẵng cho biết: Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự
nhiên là 1.255,53 km2
; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2
,
các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2
.
Đà Nẵng là một thành phố lớn nhất ở miền Trung Việt Nam, đồng thời là trung
tâm kinh tế (cảng biển và công nghiệp), giáo dục (với 5 trường đại học, Cao đẳng),
văn hóa (Khu di tích Chămpa và thánh địa Mỹ Sơn). Kết quả thống kê gần nhất cho
thấy Đà Nẵng có tổng số dân là 887,069 người, là thành phố đông dân thứ 5 của
Việt Nam. Với gần 90% dân số ở thành thị. Các dân tộc chính của Đà Nẵng là Kinh,
Hoa, Cơ tu và Tày. Đà Nẵng có nhiều đặc điểm văn hóa đặc thù cho khu vực miền
Trung, chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khắc nghiệt với lũ lụt và hạn hán triền
miên. Ảnh hưởng về mặt địa lí này cũng góp phần làm nên tính cách kiên cường của
người dân Đà Nẵng, vốn sống cuộc đời giản đơn nhằm cho phép họ nhanh chóng hồi
phục sau những khó khăn.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ngành GD-ĐT Đà Nẵng đã có bước
chuyển mình thực sự. Khởi đầu là hội nghị CNTT (năm 2001) trong ngành GD-ĐT
Đà Nẵng thu hút sự tham gia của các sở, ngành khu vực ven biển miền Trung. Sau
hội nghị này, mọi chiến lược đẩy mạnh môn tin học được định hình rõ nét, ngân
sách địa phương đầu tư cho ngành GD CNTT liên tục phát triển. Cũng từ đó, tình
hình giáo dục cho người KT ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Người KT đã
từng bước vượt lên những khó khăn, khuyết điểm của mình để từng bước hòa nhập
với cuộc sống, tham gia học tập, lao động và cống hiến hết mình cho đất nước.
Nhìn chung, hầu hết các trường đều được trang bị máy vi tính và các phương
tiện phục vụ cho các em tham gia học tập môn tin. Theo chỉ thị của UBND thành
phố đang lập đề án huy động vốn từ phụ huynh học và các công ty đóng trên địa
bàn. Không chỉ nỗ lực trong công tác đào tạo, nhiều năm qua, ngành GD-ĐT Đà
Nẵng còn đạt được nhiều tiến bộ trong công nghệ ứng dụng các phần mềm phục vụ