Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về tình hình dạy - học thực hành tin học khối 10 trường thpt, đưa ra một số giải pháp và giới thiệu một số phần mềm phục vụ việc dạy thực hành tin học.
PREMIUM
Số trang
69
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1223

Tìm hiểu về tình hình dạy - học thực hành tin học khối 10 trường thpt, đưa ra một số giải pháp và giới thiệu một số phần mềm phục vụ việc dạy thực hành tin học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- 1 -

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIN

----------

PHAN THỊ TÚ

TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH DẠY - HỌC THỰC

HÀNH TIN HỌC KHỐI 10 TRƯỜNG THPT,

ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ GIỚI THIỆU

MỘT SỐ PHẦN MỀM PHỤC VỤ VIỆC DẠY

THỰC HÀNH TIN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- 2 -

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật nói chung và lĩnh vực CNTT nói

riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Nó đã và đang đi dần vào nhiều

lĩnh vực đời sống của con người. Chính vì lẽ đó mà trong một vài năm trở lại đây,

một số trường học ở nước ta đã bắt đầu đưa vào trong chương trình giảng dạy môn

học Tin học. Tuy nhiên, trong giáo dục thì bộ môn tin học dường như lại chưa nhận

được sự quan tâm đúng mức so với tầm quan trọng của nó. Đa phần các em vẫn coi

Tin học là môn "phụ". Vì vậy cho đến hiện nay, khi ngành giáo dục đã chủ trương

đưa Tin học trở thành môn học chính thức trong khung chương trình thì hầu hết các

trường Trung học phổ thông đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học môn

Tin học nói chung và đặc biệt là vấn đề dạy và học thực hành tin học nói riêng.

Trong khung chương trình Tin học khối THPT thì nội dung chương trình lớp 10 là

phần tổng quan về tin học, máy tính, hệ điều hành, mạng máy tính và soạn thảo văn

bản. Do đó kiến thức làm nền tảng cho việc học tin học ở các lớp trên được thuận

lợi hơn. Để đáp ứng yêu cầu xã hội, hòa nhập toàn cầu, nghành đào tạo giáo dục

thực hiện mục tiêu: Xây dựng con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, đào tạo nguồn

nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người đáp ứng yêu cầu phát triển của

xã hội. Trong những năm gần đây nhà nước đã rất quan tâm về việc giảng dạy Tin

học trong nhà trường. Trong nhà trường thì việc đào tạo Tin học cho học sinh sao có

chất và lượng đó là nhiệm vụ hàng đầu. Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với

tin học, có kiến thức cơ bản, kỹ năng sơ đẳng từ đó tạo nền tảng cho các em học và

tự học nâng cao kiến thức sau này.

Đối với trường phổ thông thì phương pháp tổ chức – quản lý học sinh học tập

phòng máy vi tính sao có hiệu quả là vô cùng quan trọng, áp dụng phần mềm nào để

trợ giúp quản lý, trợ giúp giảng dạy học sinh tại phòng máy một cách tối ưu nhất.

Từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về tình hình dạy - học thực hành Tin

học khối 10 trường THPT, đưa ra một số giải pháp và giới thiệu một số phần

mềm phục vụ việc dạy thực hành Tin học.”, nhằm mục đích tìm hiểu được thực

- 3 -

trạng và những khó khăn mà giáo viên và học sinh đang gặp phải về việc giảng dạy

thực hành Tin học khối lớp 10, từ đó chỉ ra nguyên nhân và tìm cách ứng dụng

phương pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng CNTT để giúp cho việc giảng dạy - thực

hành của giáo viên và học sinh đạt kết quả cao nhất.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Lâu nay chúng ta vẫn coi Tin học là môn "phụ", hầu hết các học sinh khá, giỏi

không chọn con đường trở thành giáo viên môn "phụ". Chính vì vậy, khi chủ

trương đưa Tin học trở thành môn chính, hầu hết các trường THPT đều thiếu giáo

viên. Các trường "chữa cháy" bằng cách chuyển giáo viên các môn khác như Toán,

Lý, Hóa,... sang dạy "kiêm nhiệm" Tin học hoặc tuyển các cử nhân Tin học của các

trường ngoài Sư phạm tham gia giảng dạy. Điều này dẫn đến tình trạng chung là

chuyên môn và nghiệp vụ Sư phạm không đi liền nhau. Làm thế nào để giải quyết

thực trạng này là một câu hỏi khó. Bên cạnh đó, việc tất cả các bạn học chung một

giáo trình Tin học là điều bất cập cần giải quyết hiện nay. Đặc biệt một số trường ở

miền núi cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, nhiều giáo viên phải dạy chay, học sinh chỉ

được học lý thuyết chứ không được thực hành. Và việc áp dụng những phần mềm

vào phục vụ cho việc dạy thực hành cũng là vấn đề quan trọng. Đây là những vấn

đề đã và đang trở nên cấp thiết và cần được sự quan tâm của toàn xã hội.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện không chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thực tế những khó khăn

trong việc dạy - học thực hành môn Tin học 10 hiện nay ở các trường phổ thông

trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng và trên cả nước nói chung. Mà từ đó tìm

hiểu một số phần mềm giúp việc thực hành tin học 10 đạt kết quả tốt, giúp học sinh

có thể nắm bài một cách trực quan và dễ dàng hơn. Học sinh có hứng thú với môn

học hơn. Giáo viên giảng dạy dễ dàng hơn. Đặc biệt là số học sinh hiểu bài chiếm tỉ

lệ cao. Nó còn tạo ra một phòng học đa phương tiện, công nghệ cao đáp ứng kịp

thời với xu thế phát triển của giáo dục. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tôi có thể

củng cố và bổ sung một số kiến thức phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này.

Tăng khả năng giao tiếp, năng động hơn thông qua việc tiếp cận môi trường sư

- 4 -

phạm, với giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông. Đó cũng là nền tảng cho

bản thân tôi sau này trở thành một người giáo viên tốt trong tương lai.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Thực trạng dạy – học thực hành tin học khối 10 của học sinh THPT và giáo viên

trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay là chưa hợp lý. Mức độ thực hành và dạy

học thực hành Tin học khối 10 của học sinh và giáo viên là chưa thực sự hiệu quả,

ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và kỷ năng thao tác máy tính của học sinh.

Mức độ được thực hành trên máy, số lượng máy tính và tốc độ máy tính có sự

chênh lệch giữa ba quận, huyện Hải Châu, Liên Chiểu, Hòa Vang (Học sinh THPT

Quận Hải Châu có điều kiện được thực hành trên máy nhiều nhất trong ba trường,

học sinh trường Phạm Phú Thứ là trường nghèo về cơ sở vật chất nhất, học sinh ít

được thực hành trên máy nhất).

5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trạng học thực hành tin học của học sinh

khối 10.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực trạng dạy thực hành tin học của giáo viên

phụ trách môn Tin học khối 10.

Tìm hiểu và đánh giá mức độ, nguyên nhân, những khó khăn gặp phải khi dạy và

học thực hành tin học ở khối 10 của học sinh và giáo viên THPT trên địa bàn Thành

phố Đà Nẵng.

Tìm hiểu và giới thiệu một số phần mềm ứng dụng cho việc thực hành tin học 10

đạt hiệu quả cao.

6. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Đối tượng nghiên cứu

– Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế dạy – học thực hành Tin học 10.

– Đối tượng nghiên cứu: Học sinh, giáo viên trường THPT tại thành phố Đà

Nẵng.

6.2. Khách thể nghiên cứu

- 5 -

Thực trạng việc dạy - học và việc ứng dụng phần mềm vào thực hành Tin học

10, địa bàn Quận Liên Chiểu và Quận Hải Châu-Thành phố Đà Nẵng.

6.3. Đối tượng khảo sát

391 học sinh thuộc ba trường THPT Nguyễn Thượng Hiền thuộc Quận Liên

Chiểu, trường THPT Phan Chu Trinh Quận Hải Châu, và trường THPT Phạm Phú

Thứ Huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng.

6.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khuôn khổ của đề tài nghiên cứu 391 học sinh và ý kiến của 12 giáo viên dạy

môn tin học thuộc trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Phan Chu Trinh, Phạm Phú

Thứ thuộc Quận Liên Chiểu, Quận Hải Châu và huyện Hòa Vang - Thành phố Đà

Nẵng.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tổng hợp và phân tích nội dung các bài thực hành trong SGK lớp 10, tâm lý lứa

tuổi học sinh THPT.

- Thông qua tài liệu môn học phương pháp giảng dạy tin học của thầy Lê Viết

Chung, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Tham khảo tài liệu, bài viết trên Internet có liên quan đến nội dung mà đề tài đề

cập đến.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra thực tế bằng các phiếu thăm dò ý kiến, phỏng vấn, chụp hình tại các trường

phổ thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

7.3. Phương pháp toán học

Thống kê và xử lý số liệu để đưa ra những kết luận cần thiết.

- 6 -

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

Trong nghiên cứu lý luận người ta thường dựa vào những tài liệu có sẵn, những

thành tựu của nhân loại trên những lĩnh vực khác nhau như tâm lý học, giáo dục

học, tin học…, những văn kiện của đảng và nhà nước để vận dụng vào nghiên cứu

đề tài. Những hình thức thường vận dụng vào nghiên cứu lý luận là: Phân tích tài

liệu lý luận, so sánh quốc tế và phân tích thực nghiệm. Việc phân tích tài liệu lý

luận giúp ta chọn đề tài, đề ra mục đích nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học,

xác định tư tưởng chủ đạo và đánh giá sự kiện. Khi nghiên cứu lý luận ta cần phân

tích, tổng hợp, so sánh, khái quát tìm ra ý mới. Cái mới đó ở đây có thể là một lý

thuyết hoàn toàn mới, nhưng cũng có thể là một cái mới đan kết với những cái cũ,

sàng lọc cái mới trong cái cũ, nêu bật cái bản chất từ những cái cũ.

1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT

“Tâm lý học là khoa học về các sự kiện, các tính quy luật và các cơ chế của

tâm lý, như là cái quy luật của sự phản ánh tích cực của con người đối với hiện thực

khác quan và điều chỉnh hành vi con người. Tâm lý học nghiên cứu các quá trình,

các trạng thái và các phẩm chất tâm lý muôn màu muôn vẻ, là những cái được hình

thành trong quá trình phát triển của con người, quá trình giáo dục con người và quá

trình tác động của con người với môi trường xung quanh” (Hà Thế Ngữ -Đặng Vũ

Hoạt). Phương pháp giảng dạy tin học cũng phải dựa vào những thành tựu của tâm

lý học, đặc biệt là tâm lý học trẻ em, tâm lý học phát triển và tâm lý học tập để xác

định mục đích, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học ở từng cấp.

 Đặc điểm tâm lý, xu thế hướng phát triển của học sinh THPT hiện nay:

Ở lứa tuổi THPT các em bắt đầu háo hức tìm hiểu những công nghệ mới.

Tin học là một lĩnh vực vô cùng mới mẽ đối với các em. Ở lứa tuổi này các

biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp,

chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò

không thuận lợi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!