Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

VỀ một vài yếu tố MANG TÍNH TRIẾT học của KIẾN TRÚC cổ TRUYỀN VIỆT NAM
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
185.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1728

VỀ một vài yếu tố MANG TÍNH TRIẾT học của KIẾN TRÚC cổ TRUYỀN VIỆT NAM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VỀ MỘT VÀI YẾU TỐ MANG TÍNH TRIẾT HỌC

CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Trong kiến trúc cổ truyền Việt có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới. Nhiều người đã cho rằng kiến

trúc cổ truyền Việt đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc chiến tranh. Một thực tế có vẻ như mâu

thuẫn là nhiều đỉnh cao (cả về nghệ thuật và số lượng) của kiến trúc cổ truyền Việt lại thường tập

trung vào giai đoạn mà dân tộc ta có những cuộc chiến tranh. Cụ thể : Thời kỳ chống Tống - bình

Chiêm gắn với Lý Thường Kiệt cũng chính là thời kỳ để lại nhiều di tích còn tồn tại cho tới nay

(dù nhiều khi dưới dạng phế tích). Vào thời Trần, các di tích gắn với cung đình cũng tập trung

vào giai đoạn chống Nguyên Mông. Đáng tiếc là chúng ta không còn thấy được một di tích nào

còn tồn tại của thời Lê sơ nhưng kích thước của những tấm bia và phế tích mặt bằng nền các

cung điện đã cho thấy phần nào quy mô các kiến trúc đã được xây dựng ngay sau cuộc kháng

chiến chống Minh dưới thời Mạc, với nền kinh tế thương mại phát triển, di tích kiến trúc có phần

tản mạn, những cuộc nội chiến dù kéo dài vào nửa cuối thế kỷ XVI thì giai đoạn đó cũng không

ngăn cản việc hình thành, phát triển loại hình kiến trúc to lớn nhất ở các làng - xã là ngôi đình

làng. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở thế kỷ XVII cũng chính là thời của những ngôi chùa trăm

gian. Ngay sau khi chống Thanh thắng lợi, nghệ thuật thời Tây Sơn đã làm nảy nở hai ngôi chùa

độc đáo Kim Liên và Tây Phương.

Như vậy, chiến tranh vệ quốc và cả nội chiến, ở một khía cạnh nào đó, lại như là một trong

những điều kiện thúc đẩy cho kiến trúc cổ truyền phát triển và tập trung. Đó chính là điều trước

tiên chúng tôi muộn đề cập tới. Theo chúng tôi, người nông dân Việt sống trong một chế độ công

xã nông thôn dựa trên nền tảng kinh tế tiêu nông, làng- xã luôn giữ chiến tranh. Cụ thể : Thời kỳ

chống Tống - bình Chiêm gắn với Lý Thường Kiệt cũng chính là thời kỳ để lại nhiều di tích còn

tồn tại cho tới nay (dù nhiều khi dưới dạng phế tích) . Vào thời Trần, các di tích gắn với cung

đình cũng tập trung vào giai đoạn chống Nguyên Mông. Đáng tiếc là chúng ta không còn thấy

được một di tích nào còn tồn tại của thời Lê sơ, nhưng kích thước của những tấm bia và phế tích

mặt bằng nền các cung điện đã cho thấy phần nào quy mô các kiến trúc đã được xây dựng ngay

sau cuộc kháng chiến chống Minh. Dưới thời Mạc, với nền kinh tế thương mại phát triển, di tích

kiến trúc có phần tản mạn, nhưng cuộc nội chiến dù kéo dài vào nửa cuối thế kỷ XVI thì giai đoạn

đó cũng không ngăn cản việc hình thành, phát triển loại hình kiến trúc to lớn nhất ở các làng - xã

là ngôi đình làng. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh ở thế kỷ XVII cũng chính là thời của những

ngôi chùa trăm gian. Ngay sau khi chống Thanh thắng lợi, nghệ thuật thời Tây Sơn đã làm nảy

nở hai ngôi chùa độc đáo Kim Liên và Tây Phương.

Như vậy, chiến tranh vệ quốc và cả nội chiến, ở một khía cạnh nào đó, lại như là một trong

những điều kiện thúc đẩy cho kiến trúc cổ truyền phát triển và tập trung. Đó chính là điều trước

tiên chúng tôi muốn đề cập tới. Theo chúng tôi, người nông dân Việt sống trong một chế độ công

xã nông thôn dựa trên nền tảng kinh tế tiểu nông, làng- xã luôn giữ một vai trò quan trọng, mang

tư cách tế bào của tổ chức xã hội, nghĩa là, về phương diện nào đó, nền kinh tế tập trung rất yếu

kém, không tạo điều kiện cho người Việt huy động được nhân, tài, vật lực để xây dựng những

công trình to lớn, có tính quốc gia. Lý do cơ bản của việc sớm hình thành được một Nhà nước

trung ương tập quyền, là ở chỗ, người Việt luôn bị đe doạ bởi nguy cơ xâm lấn của đế quốc Hán

khổng lồ ở phía Bắc. Chính quyền trung ương này về cơ bản không phải dựa trên nền tảng kinh

tế là chính mà thực sự chỉ là một tổ chức, một "trung tâm" tập hợp để đoàn kết dân tộc nhằm

chống ngoại xâm. Trước nguy cơ sống còn, lòng người đã tập hợp lại, nhân lực vật lực được tập

trung theo sự quản lý của triều đình, và có lẽ chỉ khi đó, những công trình có tính chất bền vững

và có quy mô tương đối lớn mới có điều kiện cần và đủ để xuất hiện. Tuy nhiên, chính tư tưởng

tản mạn mang tính nông dân đã làm cho việc xây dựng các kiến trúc này cũng không được tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!