Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của v.i. lê-nin và ý nghĩa đối với việt nam hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
16/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của V.I. Lê-nin và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=54924&print=true 1/6
14/5/2019 16:24'
Thực tiễn đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở
Việt Nam sau hơn 30 năm dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử - Nguồn: tuyengiao.vn
Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của V.I. Lê-nin và ý
nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
TCCS - Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội,
có tác động trực tiếp đến những hoạt động cơ bản của con người cũng
như quá trình phát triển của loài người. Do đó, khi nghiên cứu về quá
trình vận động, phát triển của xã hội loài người, V.I. Lê-nin đã bàn
đến các vấn đề kinh tế, chính trị và mối quan hệ của chúng. Việc
nghiên cứu quan điểm của V.I. Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế và
chính trị là một trong những cơ sở phương pháp luận quan trọng để
xem xét việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay.
Quan điểm của V.I. Lê-nin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Trong các tác phẩm của mình, cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin chưa nêu ra định nghĩa hoàn
chỉnh về kinh tế và chính trị, song căn cứ vào những tư tưởng của ông, có thể hiểu kinh tế là tổng thể các hoạt động
sản xuất của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng
các sản phẩm xã hội. Còn chính trị bao gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị cũng như những mối quan
hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các tập đoàn xã hội. Trên cơ sở kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen,
V.I. Lê-nin đã cụ thể hóa hơn khái niệm chính trị bằng các luận điểm: “Chính trị là cuộc đấu tranh giữa các giai
cấp; chính trị là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự giải phóng mình chống giai cấp tư sản toàn thế
giới”(1); hay “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước,
việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”(2). Như vậy, theo quan điểm của V.I.
Lê-nin, chính trị là nội dung và phương hướng hoạt động của nhà nước; là sự phản ánh những quan hệ giữa các
giai cấp, các quốc gia, dân tộc.
Khi bàn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, cũng giống như C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin khẳng định
vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị. Theo V.I. Lê-nin, cơ cấu kinh tế của xã hội sinh ra chính trị, cơ cấu
kinh tế này là do toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội tạo nên. Những quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ
bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Quan điểm của ông về vai trò quyết định của kinh tế đối
với chính trị được thể hiện trong luận điểm nổi tiếng sau: “Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những mối
quan hệ nhất định với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao giờ cũng phù hợp với trình độ phát
triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế của các quan hệ ấy có được trong thời kỳ đó. Toàn bộ những quan
hệ sản xuất đó tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc
thượng tầng chính trị và pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những hình thức ý thức xã hội nhất định. Như vậy,
phương thức sản xuất quyết định các quá trình của đời sống xã hội, chính trị và thuần tuý tinh thần”(3). Với quan