Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở việt nam hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
16/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay
www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=55211&print=true 1/7
23/6/2019 2:47'
Ảnh minh họa - Nguồn: infonet.vn
Về chủ nghĩa dân túy và đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện của nó ở Việt
Nam hiện nay
TCCS - Chủ nghĩa dân túy là hiện tượng phức tạp, được chú ý nhiều
trong đời sống chính trị trên thế giới hiện nay. Bài viết phân tích
nguồn gốc, đặc trưng của chủ nghĩa dân túy và những biểu hiện chính
của nó trong thế giới đương đại; đồng thời phân tích những biểu hiện
của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay, mặc dù nó chưa trở
thành trào lưu điển hình và chưa chi phối đời sống chính trị - xã hội
nhưng đã xuất hiện và có nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu
chúng ta không nhận diện và đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời.
Tư tưởng dân túy có từ xa xưa trong lịch sử, nhưng đến các thế kỷ XVII, XVIII và XIX mới phát triển mạnh mẽ
trong các phong trào nông dân, thể hiện sự ủng hộ hoặc nhân danh nông dân, tìm mọi cách chống lại sự phát triển
của sở hữu lớn tư bản chủ nghĩa, chống lại giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng tư sản, hướng đến những
phong trào đấu tranh mang tính không tưởng (không lấy chính sự phát triển hiện tại của những quan hệ kinh tế và
xã hội, như cách nói của V.I. Lê-nin, làm tiêu chuẩn cho lý luận của mình, như ở các nước phương Tây, nhất là ở
Anh, Mỹ, Pháp và sau đó ở Nga,...).
Ở Nga, vào cuối thế kỷ XIX, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng để chỉ trào lưu xã hội theo chủ nghĩa
không tưởng mang tính nông dân của tầng lớp thanh niên trí thức nước này. Những người sáng lập ra chủ nghĩa
dân túy ở Nga là Ghéc-xen, Chéc-nư-sép-xki. Trong những năm 70 của thế kỷ XIX, những nhà tư tưởng tiêu biểu
của chủ nghĩa dân túy Nga là Ba-cu-nin, Láp-rốp, Mi-khai-lốp-xki. Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy ở Nga lúc này
là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến
lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn và lấy giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực
chính của cách mạng. Trong những năm 1870 - 1880, chủ nghĩa dân túy có vai trò tích cực trong đấu tranh chống
Nga hoàng, nhưng về sau nó gây trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga, vì nó chủ trương xây dựng
chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn, phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ
nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, khẳng định chủ nghĩa tư bản có thể đi vào đời
sống nhân dân mà không làm cho nông thôn phá sản, không bóc lột nông dân lao động. Chủ nghĩa dân túy ở Nga
khi đó đưa ra những chương trình cải cách nhỏ, không đụng chạm đến kinh tế của phú nông, coi mâu thuẫn giai
cấp ở nông thôn là tầm thường, mà một nhà nước bình thường của dân cũng có thể dễ dàng khắc phục. Thực chất
của chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó, như V.I. Lê-nin khẳng định, là thái độ thỏa hiệp với Nga hoàng, là từ bỏ cuộc
đấu tranh chống chế độ Nga hoàng, hy vọng Chính phủ Nga hoàng đứng trên các giai cấp và có khả năng cải thiện
đời sống của nông dân. Do đó, V.I. Lê-nin nhấn mạnh, muốn đem chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân