Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
61.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
820

Về

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Về "phản thân luận" đạo đức Khổng - Mạnh

Về tư tưởng "phản thân" (trở về bản thân mình) của đạo đức Khổng - Mạnh và "tứ vô" của

Khổng Tử.

Đạo đức của cá nhân bao gồm hai loại quan hệ (hoặc trách nhiệm) đạo đức: quan hệ đạo

đức của cá nhân với người khác, với những cộng đồng có liên quan đến mình và quan hệ

đạo đức của cá nhân với bản thân mình. Đạo đức cách mạng coi trọng sự giáo dục loại quan

hệ đạo đức thứ nhất và trong những năm đầu cách mạng chúng ta đã chứng kiến sự khơi

giậy và phát triển như vũ bão những cao trào tinh thần yêu nước, phục vụ nhân dân và

nhân loại (đời sống xã hội trước sau được duy trì bởi nguồn sống tinh thần này).

Trong đời sống đạo đức, nội lực trước hết là sức mạnh tinh thần bên trong, sự giác ngộ bên

trong.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng ta coi nhẹ loại quan hệ (hoặc trách nhiệm) đạo

đức của cá nhân với bản thân mình. Trách nhiệm đạo đức này thể hiện ở những đức tính

(trong tiếng Việt bắt đầu bằng chữ "tự"): tự trọng, tự tín, tự ái... Hồ chủ tịch hết sức coi

trọng sự tự ý thức của cá nhân về đạo đức.Hồ chủ tịch đặc biệt coi trọng lòng "tự ái" ở con

người (theo nghĩa chân chính của từ này thì nó đồng nghĩa với tự trọng). "... Không làm

điều gì có hại cho danh dự của mình - Hồ chủ tịch viết - thế là chân chính và tự ái, mà ai

cũng phải tự ái" (X.Y.Z. Thuốc đắng dã tật. N.x.b. Sự thật, 1960, tr.14).

Lòng tự ái, lòng tự trọng - trong quan niệm của Hồ chủ tịch - là một bề chiều (dimension)

quan trọng của nhân cách đạo đức. "Ai cũng có lòng tự trọng, tự tín - Hồ chủ tịch viết

- không có lòng tự trọng, tự tín là người vô dụng". Hồ chủ tịch viết tiếp: "Người lãnh đạo cần

phải tôn trọng lòng tự trọng, tự tín của các đồng chí mình" (Hồ Chí Minh. Vấn đề cán bộ.

N.x.b. Sự thật.1975, tr. 44). Không phải ngẫu nhiên người thanh niên cách mạng ưu tú họ

Lý được Bác đặt cho tên là Lý Tự Trọng. Đầu thế kỷ này, Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu bàn về

nhân cách của con người "lấy mình làm chủ" (là "con người mới" thời bấy giờ) cũng đề xuất

ba đức tính: tự ái, tự trọng, tự tôn (Xem bài Ba đức riêng trong Nguyễn Khắc Hiếu Tản đà

tản văn in lần thứ hai, Hương sơn, 1942).

Trong sinh hoạt đạo đức, tư tưởng cũng như trong công tác giáo dục những đức tính này ít

được chú ý. Đây là một lỗ hổng rất đáng được quan tâm trong đời sống đạo đức của chúng

ta. Phải chăng vì vậy xung quanh chúng ta có những người có những ưu điểm đáng quý

nhưng nhân cách không đẹp. Trong ngôn ngữ hàng ngày, "tự ái" bao giờ cũng được dùng với

nghĩa xấu. Hầu như không có ai nhớ đến nghĩa "chân chính" của từ này,như là ý thức về

phẩm giá cá nhân, như là một tình cảm cao quý khiến ta cố gắng, tìm mọi cách để xứng

đáng với sự quý trọng của người khác.

Nguyễn Khắc Hiếu và Hồ chí Minh ở trong số ít những nhà văn hoá hiểu "tự ái" như một

phảm giá cao thượng,một điều cốt yếu của nhân cách đạo đức. Tự ái - Nguyễn Khắc Hiếu

viết - là "chút lòng tự yêu mình, tự tiếc mình... giữ cái tài ấy, cái đức ấy... làm nên công đức

ấy, sự nghiệp ấy".

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!