Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về các tổng tư lệnh chiến trường Nhật - Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
PREMIUM
Số trang
498
Kích thước
32.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1936

Về các tổng tư lệnh chiến trường Nhật - Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGUYỀN PHƯƠNG NAM

.

CÁC TỔNG Tư lỆNH,

Tư lỆNH CHIẾN TRỰƯNG

NHẶT - PHÁP

TRONG CUỘC CHIỀN TRANH

KÂM Lưdc VIỆT NAM

Biên mục trên xuất bản phẩm

của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nguyễn Phương Nam

Về các Tổng tư lệnh, tư lệnh chiến trường Nhật - Pháp trong

cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam / Nguyễn Phương Nam. - H. ;

Chính trị Quốc gia, 2016. - 492tr. ; 24cm

1. Lịch sử hiện đại 2. Chiến tranh Việt Nam 3. Nhật 4. Pháp

959.7041 -dc23

CTH0379p-CIP

Mã số:

9 (V) 2

CTQG - 2016

NGUYỄN PHƯƠNG NAM

ự£

CAC TONG Ttf LỆNH,

TO lỆNH CHIẾN TRựơNG

NHẬT - PHÁP

TRONG GUệO CHIẾN TRANH

NÂM Lược VIỆT NAM

(Táỉ bản có sửa chữa, bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT

Hà Nội - 2016

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

T

háng 8-1945, dưới sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,

toàn thể nhân dân Việt Nam đã đồng loạt nổi dậy, tiến hành

cuộc Tổng khởi nghĩa giành lại chmh quyền từ tay phát xít Nhật, kẻ

thù chính của nhân dân Việt Nam sau khi chúng làm cuộc đảo chính

lật đổ bộ máy thống trị của thực dân Pháp (ngày 9-3-1945), tự giải

phóng mình khỏi gông cùm nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến,

lập nên chế độ mới, chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân Việt

Nam trở thành chủ nhân một nước độc lập, tự do, tự quyết định vận

mệnh lịch sử của mình, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử

dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ngay sau khi bọn quân phiệt Nhật hạ súng, án binh bâ't động

ưước khí thế cách mạng của nhân dân ta, với lòng tham không

đáy, thực dân Pháp nâ’p sau lưng quân Đồng minh vào Việt Nam

giải giáp quân đội Nhật, đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược

lần thứ hai đôi với đâ't nước ta, hòng bắt nhân dân ta một lần nữa

làm nô lệ cho chúng. Trải qua những năm tháng đâu tranh bằng

bạo lực vũ trang chống phát xít Nhật và thực dân Pháp xâm lược,

Quân đội ta khởi điểm là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng

quân với 34 đội viên, đưỢc thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng

Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh Cao Bằng với trang bị hết sức thô sơ, đã

nhanh chóng trưởng thành vượt bậc, liên tiếp giành thắng lợi trước

quân đội nhà nghề của phát xít Nhật và thực dân Pháp mà đỉnh

cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chân động

địa cầu”.

Lần lượt các viên tướng xuâ’t sắc nhâ't của quân đội nhà nghề

Nhật - Pháp giai đoạn này, trong đó có cả “người hùng của nước

Pháp" ữong Chiến tranh thế giới thứ hai - đã lần lượt “ngã ngựa” trên

chiến trường Việt Nam, thâ't bại thảm hại trước ý chí bâ’t khuất và

tmh thần chiến đấu ngoan cường của dân tộc Việt Nam.

Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về cuộc kháng chiến

thần thánh của nhân dân Việt Nam chốhg phát xít và thực dân xâm

lược, Nhà xuâ't bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản có sửa chữa,

bổ sung cuốn sách N h ữ n g viên tướng ngã ngưa với tên gọi mới là:

V ề các tông tư lênh, tư lênh chiến trường Nhãt - Pháp trong cuôc

chiến tranh xâm Iươc Viêt Nam của tác giả Nguyễn Phương Nam. Là

một người lính trực tiếp cầm sxing trong cuộc kháng chiến chông thực

dân Pháp xâm lược và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tác giả là

một nhân chứng sốhg của những năm tháng chiến đâu hào hùng, với

nhiều sự kiện và tư liệu chân thực, sống động về cuộc chiến. Bằng

ngòi bút sắc sảo và sự tâm huyết, tác giả đã khắc họa hình ảnh những

viên tướng đã bại trận tại chiến trường Việt Nam và lý giải nguyên

nhân thất bại của họ. Gắn với mỗi viên tướng “ngã ngưa” là một giai

đoạn của cuộc kháng chiến chôhg Pháp, do vậy xuyên suô^t cuôh

sách, bạn đọc có thể tiếp cận lịch sử cuộc kháng chiến chông thực dân

Pháp theo một cách mới, sinh động hơn và dễ nhớ hơn. Theo cách

này, đây có thể được coi là một cuốn sách lịch sử về cuộc kháng chiến

chốhg thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.

Xữì trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

6_____________ VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, T ư LỆNH CHIÊN TRƯỜNG...

Tháng 3 năm 2016

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sư THẬT

THƯ GỬI ĐỘC GIẢ

Các bạn thân nnến!

Tất cả những giá trị lịch sử, văn hóa của người Việt Nam

qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, đặc biệt là chủ nghĩa

yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm kiên cường, bất

khuất của dân tộc thường được đúc kết bằng những trang sử

sách truyền lại cho các thế hệ nôi tiếp hiểu được mình sinh ra

và lớn lên từ đâu với quá khứ như thế nào để biết về ữuyền

thống hào hùng của dân tộc, những giá trị của ngày hôm nay,

dự đoán đưỢc những gì sẽ đến ữong tương lai, biết những

phẩm giá và nhân cách con người để biết làm người tiếp cận

chân lý một cách nhanh nhất, hành động một cách hiệu quả

nhât. Năm 1942, nhằm động viên lưc lượng cho cuộc Tổng khởi

nghĩa giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác

phẩm Lịch sử nước ta để tuyên truyền, vận động nhân dân ta

bước vào một cuộc chiến đâu mới: “Dân ta phải biết sử ta. Cho

tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Ngày 15-4-1991, đồng chí Phạm Văn Đồng - Cố vấn Ban

Châ"p hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm

Viện Lịch sử Quân sư Việt Nam. Nói chuyện với cán bộ của

Viện, đồng chí đã nói: “Là người Việt Nam mà không say mê

lịch sử Việt Nam thì không là người Việt Nam”. Đồng chí cho

rằng: “Nghiên a h i lịch sử chiến tranh và tư tưởng quân sự của

Bác Hồ là những việc nên làm, đó là một đề tài ĩắt độc đáo".

Đồng chí mong “được tìiây nhiều tác phẩm vừa có châ"t lượng,

vừa truyền cảm, dễ đi vào lòng người, để có thể nâng cao nhận

thức, đem lại lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho mỗi người

dân Việt Nam”.

Là một người lừửi kinh qua hai cuộc kháng chiến chốhg

ngoại xâm của dân tộc, tôi rất muốn viết lại những trải nghiệm

cuộc sống và những sự kiện đã thu gom, tích lũy được, tiếp cận

sự thật lịch sử từ các sự kiện, nhân vật và quy luật lịch sử, khắc

họa lại chân dung các tướng lỉnh của bên kia chiến tuyến đã một

thời dừih líu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với những

âm mưu đầy tội ác và sự thảm bại của họ qua tác phẩm Vé' các

tổng tư lệnh, tư lệnh chiến trường Nhật - Phấp trong cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam. Trong lần tái bản này, tôi tiếp tuc sửa

chữa và bổ sung thêm các tư liệu, song vẫn khó tránh khỏi

những thiếu sót. Rất mong được sự bổ khuyết của các bạn đọc.

Hy vọng những trang sách này sẽ khơi lại những kinh

nghiệm, những bài học mang tính thời sự đối với công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau, những kinh

nghiệm, những bài học đã được đúc kết bằng hào khí của đâ"t

nước, bản lĩnh trí tuệ và máu xương của con người Việt Nam

trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập của

đẩt nước.

Xin cảm ơn.

Hà Nội, tháng 3 năm 2016

Tác giả

NGUYỄN PHƯƠNG NAM*

8 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...

Cán bộ lão thành cách mạng, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

AGAS:

BCCP:

BEP:

BPC:

BAT;

BPVN:

CAAC:

CEFF:

CIA:

CEEEO:

CHOC:

CLI:

CMLP:

DB:

Air Ground Aid Service (Cơ quan cứu trỢ không

quân trên mặt đất)

Bataillon Commando Colonial Parachute (Tiểu

đoàn biệt kích dù thuộc địa)

Bataillon Éưangere Parachute (Tiểu đoàn dù lê

dương)

Bataillon Parachute Colonial (Tiểu đoàn dù

thuộc địa)

Tiểu đoàn nguy Thái

Tiểu đoàn nhảy dù ngụy

Lực lượng Đồng minh ở Đông Nam Á

Corps Expéditionnaire Eranẹais ddtalia (Tập

đoàn Hải ngoại Pháp - Italia)

Central Intelligence Agency (Cơ quan tình báo

Mỹ)

Corps Expéditionnaire Eranẹaise Extrême -

Orient (Quân đoàn viễn chinh Pháp ở Viễn

Đông)

Tiểu đoàn biệt kích dù

Corps Leger ddntervention (Binh đoàn nhẹ can

thiệp bằng vũ lực)

Đại đội súng cối nặng thuộc quân dù

Demi Brigate (Bán lữ đoàn)

10 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...

DIC: Division Iníanterie Colonial (Sư đoàn bộ binh

thuộc địa)

DICEO: Division Iníanterie Colonial Extrême - Orient

(Sư đoàn bộ binh thuộc địa Viễn Đông)

DNA: Division Navale d’Assaut ou Dinassaut (Chiến

đoàn thủy quân xung kích)

EEE; Lưc lượng Pháp hải ngoại

EEI: Lực lượng Pháp nội địa

EEEEO: Eorce Expéditionnaire Eranẹaise Extrême -

Orient (Lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông)

GAP: Chiến đoàn không vận

GATAC: Không đoàn chiến thuật Bắc Bộ

GM: Groupement Mobile (Binh đoàn cơ động)

GMNA: Binh đoàn cơ động Bắc Phi

GPRE: Gouvernement Provisoire de la Republique

Eranẹaise (Chính phủ lâm thời Pháp)

GCM A; Lưc lượng biệt kích không vận hỗn hỢp

GONO: Groupement Opérationnel du Nord-Ouest (Tập

đoàn tác chiến vùng Tây Bắc)

LCT, Các phương tiện vận tải thủy chủ yếu dùng đổ

LCM, bộ nhung có loại bọc thép trang bị súng cỡ

LST, 40mm và súng cối 81mm

LSSL,

LVT:

MAAG: Military Assistance Advisory Group (Phái bộ

viện trỢ quân sự Hoa Kỳ)

MME: Mission Militaire Eranẹe (Đại diện quân sự của

Pháp)

NATO: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

NHỬNG CHỮ VIẾT TẮT 11

OSS: Office Strategic Service (Cơ quan phục vụ chiến

lược)

RAC: Régiment Artìlleri Colonial (Trung đoàn pháo

binh thuộc địa)

RALP: Pháo đội nhẹ thuộc quân dù

REI: Régiment Etrangere Lníanterie (Trung đoàn bộ

binh lê dương)

RIC: Régiment Tirailleur Colonial (Trung đoàn pháo

thủ thuộc địa)

RICM: Régiment dlníanterie Colonial du Maroc (Trung

đoàn bộ binh thuộc địa Maroc)

RTA: Régiment Tirailleur Algeria (Trung đoàn pháo

binh người Angiêri)

RTM: Régiment Tirailleur Marocain (Trung đoàn pháo

binh người Maroc)

RTT: Régiment Transport & Transmission (Trung

đoàn vận tải và truyền thông)

SDCDE: Cơ quan tình báo đối ngoại và phản gián

TRIM: Training Relations Instruction Mission (Phái bộ

liên lạc và huấn luyện)

UMDC: Unités Mobiles de Déíense de la Chretienté (Đơn

vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo)

ZANO: Zone Autonome Nord - Ouest (Khu tự trị Tây

Bắc)

13

CHƯƠNG 1

HISAICHITERAUCHI

TỔNG Tư LỆNH ĐẠO QUÂN PHƯƠNG NAM - SẢN PHẨM

CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN

MỘT THỜI “NAM CHINH, BẮC CHIẾN”, LÀM MƯA LÀM

GIÓ ở ĐÔNG NAM Á VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG

TOÀN QUÂN HẠ SÚNG, ÁN BINH BẤT ĐỘNG TRƯỚC

KHÍ THỂ CÁCH MẠNG CỦA QUẦN CHÚNG

THỐNG CHẾ BÁ TƯỚC DÂNG GƯƠM CỦA Tổ PHỤ ĐẦU

HÀNG. CHẾT CÙNG sự CÁO CHUNG CỦA CHẾ ĐỘ

PHÁT XÍT VÀ THUYẾT ĐAI ĐÔNG Á

15

T

ừ sau khi Minh Trị (Meiịi) lên cầm quyền, người Nhật ra

sức tiếp thu nền văn minh tiên tiến của nước ngoài, mạnh

dạn đưa rất nhiều thanh niên sang các nước châu Âu học tập,

đồng thời thuê nhiều chuyên viên ngoại quốc nắm vững khoa

học và kỹ thuật đến Nhật Bản làm việc để được chuyển giao

công nghệ và phương thức quản lý nền công nghiệp đã phát

triển của các nước châu Âu\

Do đổi mới tư duy về chính trị và kinh tế, nước Nhật bước

vào thời kỳ phát ưiển mạnh mẽ. sản xuất thép và dầu mỏ đứng

thứ ba thế giới nhưng nguồn khoáng sản lại không đáng kể, trữ

lượng dầu mỏ ít, năng lượng thiếu, gần như phải nhập toàn bộ

từ nước ngoài.

Nhật râ't cần thị trường để đầu tư, vơ vét nguyên liệu, bóc

lột rửìân công. Trong hai năm 1904 - 1905, Nhật tiến hành cuộc

chiến ữanh đế quốc quy mô lớn, đầu tiên trên thế giới với nước

Nga Sa Hoàng (được Anh, Mỹ ủng hộ) nhằm giàrủì quyền bá

chủ ở Đông Bắc Trung Quôb (Mãn Châu và Triều Tiên), phân

chia khu vực ảnh hưởng ở Viễn Đông.

Không tuyên chiến, ngày 9-2-1904, Nhật tập trung ưu thế

binh hỏa lực (sirửì lực gâp 3 lần, tàu chiến gấp 1,8 lần, pháo

1. Riêng Bộ Công nghiệp Nhật Bản thuê 140 chuyên viên làm việc tại Bộ

với mức lương chiêm 1/3 ngân sách của Bộ.

16 VỂ CÁC TỔNG T ư LỆNH, T ư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG.

binh gấp 8 lần, súng máy gấp 18 lần) do Đô đôh Togo chỉ huy,

bất ngờ tấh công hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận (Port Arthur)

và ngoài khơi cảng Nhân Xuyên. Nga bị thua nặng nhiều trận,

thiệt hại 27 vạn quân, 17 ữong sô" 26 tàu chiến tham chiến bị

bắn chìm, 5 tàu bị Nhật chiếm. Đô đốc Rojdestvenski bị thương

và bị bắt, buộc phải ký Hòa ước Portsmouth (tháng 9-1905),

thừa nhận Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nhật, để

cho Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, Lữ Thuận, nam đảo

Xakhalin và nhánh nam đường sắt Đông Bắc Trung Quốc.

Nhằm chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 26-9-

1936, Nhật ký với Đức hiệp ước chống Quôc tế Cộng sản. Tiếp

đó, ngày 7-1-1937 ký với Mussolini (Italia) và Pranco (Tây Ban

Nha) hiệp ước liên mirứi chốhg cộng.

Ngày 7-7-1937, Nhật gây hẩh ở cầu Marco Polo (Lư cầu

Kiều), ngày 27-7-1937 tiến vào Bắc Kinh và ngày 11-12-1937 đưa

máy bay, xe tăng, pháo hạng nặng oanh tạc Nam Kinh, thủ đô

của Quốc dân Đảng Trung Hoa, công khai hành động xâm lược

Trung Quốc. Năm 1941, Nhật đã chiếm được vùng Đông Bắc và

một dải hẹp ven biển của Trung Quốc.

Sau khi chiếm đảo Hải Nam (ngày 17-2-1939), Nhật tuyên

bố: “N hật chiếm Hẳi Nam tức là đặt Đ ông D ương trong bán

kính hoạt động”. Đ ể tạo bàn đạp chiếm Đ ông Nam Á và Thái

Bình D ương, Nhật không n gừ n g gây sức ép về quân sự, chính

trị, ngoại giao, buộc Pháp đ ể N hật thay chân độc chiếm Đ ông

D ương - mảnh đâ"t béo bở mà Pháp đã hoàn thành việc đặt

ách thống trị thực dân từ năm 1887. Trước thái độ và hành

động ngang ngược của Nhật, cả Pháp và Anh không có thái

độ phản ứng.

Ngày 19-6-1940, Nhật gửi tối hậu thư cho Catroux - Toàn

quyền Pháp ở Đông Dương, đòi đóng cửa biên giới Việt - Trung,

Chương l.-m SM C m TERAUCHI 17

đặt các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và

cửa biển Hải Phòng dưới sư giám sát của Nhật. Ngày 22-6-1940,

Nhật tăng cường sức ép buộc Pháp ký hiệp ước thừa nhận đặc

quyền của Nhật ở Đông Dương.

Sau khi Pháp đầu hàng Đức, Catroux ngả theo phái De

Gaulle, ngày 25-6-1940, Decoux - nguyên Tư lệnh lực lượng hải

quân Pháp ở Viễn Đông - được bổ nhiệm làm Toàn quyền thay

Catroux. Ngày 30-8-1940, hắn đã ký văn bản thỏa mãn yêu sách

của Nhật. Tiến thêm một bước nữa, Nhật đòi Pháp phải để

Nhật đóng quân, chuyển quân và sử dụng các sân bay quân sự

ở Bắc Kỳ.

Ngày 22-9-1940, Pháp nhắm mắt ký thỏa ước công nhận

Nhật đưỢc quyền đồn trú 6.000 quân ở bắc sông Hổng, được

đi qua Bắc Việt Nam sang tham chiến ở Vân Nam nhtmg

không vượt quá quân số 2.500. Quân Nhật ở Quảng Đông có

thể rút về nước qua Bắc Việt Nam, đồng thời nhượng cho

Nhật sử dụng ba sân bay: Gia Lâm, Lào Cai, Phủ Lạng Thương

và cảng Hải Phòng.

Thỏa ước chưa ráo mực, ngay chiểu ngày 22-9-1940, quân

Nhât bất ngờ từ Quảng Tây vươt biên giới Viêt - Trung đánh

chiếm Lạng Sơn, ngày 25-9 đổ bô lên Đổ Sơn, ném bom đánh

chiếm Hải Phòng (ngày 26-9) và lần lượt chiếm đóng Hà Nôi,

Phú Tho, Bắc Ninh. Cuộc đấu súng giữa Nhật và Pháp đã diễn

ra ở Đồng Đăng, Na sầm, Chi Ma, Lộc Bình, ơ Na sầm, Nhật

chết trên dưới 100 và con số bị thương cũng xấp xỉ 100. Quân số

của Pháp trong cuộc chiến chết và bị thương hàng nghìn. Ngày

25-9-1940, Toàn quyền Đông Dương gửi giác thư cho Nhật

châ'p nhận để 2.500 quân Nhật vào chiếm đóng Lạng Sơn trong

ngày 15-10-1940. Trước thái độ khuất phục của Chính phủ

Pétain, Nhật lấh thêm, đòi Pháp ký các hiệp ước ngày 23-7-1941

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!