Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Báo cáo thực tập công nhân tìm hiểu về các thành phần công việc trong một quá trình đổ bê tông, biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
M
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG NHÂN
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN MINH HIỂN
MÃ SỐ SINH VIÊN: 66663
LỚP : 63KT6
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ HỮU KHOA
HÀ NỘI – 02/2022
Nguyễn Minh Hiển – 66663 – 63KT6 GVHD: Đỗ Hữu Khoa
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
I. Công tác bê tông
1. Tìm hiểu về các thành phần công việc trong một quá trình đổ bê tông, biên chế tổ
đội đổ bê tông (số lượng, thành phần cấp bậc):
1.1. Phương pháp đổ và biên chế tổ đội:
a) Các phương pháp đổ bê tông thường dùng là:
- Đổ bê tông thủ công: thường dùng cho các công trình nhà dân.
- Đổ bê tông bằng cần trục tháp: thường dùng cho các công trình nhiều tầng, các dự
án xây dựng với quy mô lớn,…
- Đổ bê tông bằng bơm tĩnh: thường dùng cho các công trình cao ốc hoặc nhà ở trong
ngõ hẻm sâu.
1
Nguyễn Minh Hiển – 66663 – 63KT6 GVHD: Đỗ Hữu Khoa
- Đổ bê tông bằng bơm cần: thường dùng cho các công trình có chiều dài, nhà cao
dưới 5 tầng, khá phổ biến hiện nay.
b) Thành phần công việc cho một quá trình đổ bê tông:
Thông thường thì phần việc cho 1 quá trình đổ bê tông thường gồm:
Chuẩn bị vật liệu và xác định thành phần cấp phối bê tông
Trộn bê tông : có thể bằng máy trộn, thủ công bằng tay hoặc sử dụng bê tông thương
phẩm từ nhà máy. Vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ: với mỗi phương pháp đổ bê tông thì lại
có mỗi cách vận chuyển bê tông khác nhau
- Đổ bê tông thủ công: dùng xe rùa hoặc xô cùng máy tời để chuyển bê tông đến vị trí
đổ. 2
Nguyễn Minh Hiển – 66663 – 63KT6 GVHD: Đỗ Hữu Khoa
- Đổ bê tông bằng cần trục tháp: đổ đầy bê tông từ máy trộn vào phễu đổ bê tông, sau
đó cần trục sẽ cẩu phễu đổ lên và đưa đến vị trí đổ. - Đổ bê tông bằng bơm tĩnh: thông qua máy bơm bê tông và đường ống dẫn để đưa bê
tông đến vị trí đổ
- Đổ bê tông bằng bơm cần: bê tông lấy từ máy trộn, thông qua xe bơm bê tông cần
để đưa bê tông đến vị trí đổ.
Đổ bê tông và đầm
Bảo dưỡng bê tông
c) Biên chế tổ đội công nhân
Tùy theo từng phương pháp và quy mô công trình xây dựng mà số công nhân cần thiết
khác nhau.
Phương pháp thủ công: - Đổ bê tông móng, dầm sàn: 1-2 người trộn bê tông, 4-5 người vận chuyển, đổ bê
tông đến khu vực thi công, 1 người đầm dùi, 1-2 người xoa mặt bê tông (đối với
thi công dần sàn trên cao cần 1 người làm vị trí điều chỉnh tời để vận chuyển bê
tông lên cao). - Đổ bê tông cột: 1- 2 người vận chuyển bê tông, 1 người trộn bê tông, 1 người đổ
bê tông, 1 người đầm dùi
Phương pháp cơ giới: 5-6 người cho toàn bộ công tác từ nối ống bơm bê tông đến
điều chỉnh vận chuyển bê tông tới khu vực đổ, 1 người đầm dùi, 1 người xoa mặt.
Số công nhân tối thiểu: phương pháp cơ giới: 6 người; phương pháp thủ công: 8
người
1.2. Khối lượng bê tông thi công cho mỗi ca:
Khối lượng bê tông thi công cho mỗi ca làm việc phụ thuộc vào dung tích máy trộn, vị trí
cần đổ (dầm, sàn, cột, móng, khoan nhồi,…), điều kiện thời tiết, số lượng công nhân
tham gia đổ,…
1.3. Bê tông cọc nhồi, tường vây, cọc barrett đổ khác so với công tác đổ bê tông
móng, cột dầm sàn phần thân là: - Đổ bê tông cọc nhồi, tường vây, cọc barrett thích hợp với công trình có tải trọng lớn.
Phương pháp này có khả năng tạo ra các cây cọc lớn và có chiều dài đạt mức tối đa , có thể thi công cọc xuyên qua các tầng địa chất cứng nằm xen kẽ, không gây chấn
động đến các công trình xung quanh trong điều kiện cho phép có thể mở rộng đáy
cọc với các hình dạng khác nhau. - Đổ bê tông móng, dầm cột sàn phần thân ưu điểm là có tiến độ nhanh, chi phí không
cao, có lực ma sát với thành đất ca hơn, phù hợp với các công trình nhỏ. - Bê tông cọc nhồi, tường vây, cọc barrett đổ khác gì so với công tác đổ bê tông
móng,
3
Nguyễn Minh Hiển – 66663 – 63KT6 GVHD: Đỗ Hữu Khoa
dầm cột sàn phần thân ở chỗ là người ta không đầm mà trút trực tiếp bê tông xuống
nên yêu cầu bê tông phải có độ sụt cao hơn bê tông móng, dầm cột sàn.
1.4. Tổ chức mặt bằng sản xuất:
- Sau thi công công tác cốp pha, cốt thép và vệ sinh được nghiệm thu thì tiến hành thi
công mạch ngừng sàn (nếu có). Sử dụng các hộp 5x5, 10x10, xà gồ, gỗ dán, lưới
mắt cáo giăng (nếu có), xốp,…. để thi công mạch ngừng. Tận dụng tối đa năng suất
để công việc đổ bê tông được thực hiện một cách liên tục. - Khi đổ bê tồn gặp trời mua thì phải có biện pháp che chắn để nước mưa không lẫn
vào bê tông, cần phải chuẩn bị tấm bạt, nilon cỡ lớn để che chắn nước mưa, bố trí hệ
thống thoát nước mưa một cách hợp lý. Nếu phải ngừng đổ bê tông thì phải đợi bê
tông đạt cường độ tối thiểu 25KG/cm2 mới được tiếp tục, trước khi đổ lại phải xử lý
mạch ngừng lẫn bề mặt ở vị trí dừng lại đó.
1.5. Máy đầm bê tông:
Các loại máy đầm bê tông phổ biến trong xây dựng:
Đầm rung:
Máy đầm rung là một loai máy xây dựng làm các công việc đầm bê tông nhờ lực rung
của động cơ tạo ra giúp hỗn hợp vữa bê tông trở nên đặc chắc, nhanh thoát nước và
nhanh đông cứng làm tăng chất lượng khối bê tông.
Máy đầm rung được sử dụng khi đổ bê tông trong ván khuôn như các chi tiết bê tông
dạng cột, trụ, tấm,…
Đầm dùi:
Máy đầm dùi là một loại máy đầm bê tông co có động cơ và bộ rung tách biệt nhau. Đầu
rung được kết nối với động cơ thông qua dây dùi, động cơ hoạt động truyền lực rung vào
đầu rung, đầu rung tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp vữa bê tông tạo ra rung động trong lòng
khối vữa bê tông, giúp bê tông đặc chắc.
4