Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa việt nam cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx qua tranh ảnh của người pháp.
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
13.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1594

Văn hóa việt nam cuối thế kỷ xix - đầu thế kỷ xx qua tranh ảnh của người pháp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ƣ Ƣ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C

i

VĂN HÓA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU

THẾ KỶ XX QUA TRANH ẢNH CỦA NGƯỜI

PHÁP

Đà Nẵng, 05/2016

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Thoa

Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử

Lớp : 12SLS

gƣời hƣớng dẫn : ThS. rƣơng rung hƣơng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi .................................................................................................6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề ..............................................................6

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................7

6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................8

7. Bố cục đề tài............................................................................................................8

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9

ƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGƢ I PHÁP

NGHIÊN CỨU VỀ VĂ HÓA VIỆT NAM QUA TRANH ẢNH CUỐI THẾ

KỶ XIX- ẦU THẾ KỶ XX ....................................................................................9

1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.....................................9

1.1.1. Chính trị.............................................................................................................9

1.1.2. Kinh tế - xã hội................................................................................................11

1.1.3. Văn hóa ...........................................................................................................12

1.2. Những ngƣời Pháp nghiên cứu về văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ

XIX - đầu thế kỷ XX ...............................................................................................14

1.2.1. Henri Oger (1885 - 1936)................................................................................14

1.2.2. Joseph Inguimberty (1896 - 1971) ..................................................................15

1.2.3. J.B. Piétri .........................................................................................................16

1.2.4. Leon Busy (1874 - ?).......................................................................................17

ƢƠNG 2. VĂ HÓA VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ẦU THẾ KỶ XX

QUA NGUỒN TƢ LIỆU TRANH ẢNH CỦA Ƣ I PHÁP ..........................19

2.1. Văn hóa vật thể.................................................................................................19

2.1.1. Ẩm thực...........................................................................................................19

2.1.2. Trang phục.......................................................................................................21

2.1.3. Nhà ở ...............................................................................................................30

2.1.4. Phương tiện đi lại ............................................................................................33

2.2. Văn hóa phi vật thể ..........................................................................................43

2.2.1. Phong tục.........................................................................................................43

2.2.2. Tín ngưỡng ......................................................................................................53

2.2.3. Nghệ thuật .......................................................................................................60

2.2.4. Kỹ thuật chế biến, chế tác, chữa bệnh.............................................................72

2.3. Nhận xét, đánh giá ...........................................................................................77

2.3.1. Tinh thần khoa học chân chính của những người Pháp nghiên cứu về văn hóa

Việt qua tranh ảnh .....................................................................................................77

2.3.2. Tranh ảnh của người Pháp là nguồn tư liệu quý giá để tìm hiểu văn hóa của

Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .............................................................79

2.3.3. Phong tục, tín ngưỡng, trang phục là ba khía cạnh được quan tâm nhiều nhất...81

2.3.4. Hạn chế trong nguồn tranh ảnh của người Pháp .............................................82

2.3.5. Từ sự phản ánh hiện thực của tranh ảnh người Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu

thế kỷ XX nghĩ về bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống ..........................84

KẾT LUẬN ..............................................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

1

PHẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vào năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam.

Sau khi chính thức chiếm được nước ta thông qua hiệp ước Hácmăng (1883) và

hiệp ước Patơnnốt (1884), thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến

hành những cuộc khai thác đối với nước ta. Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành

chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

(1914 - 1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông

Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh. Dưới chính sách đô hộ của

thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc, trong đó có sự biến

đổi về văn hóa.

Có thể nói, trong giai đoạn này nền văn hóa của người Việt đang đứng trước

sự tác động mạnh mẽ của nền văn hóa phương Tây. Và điều đó đã tạo nên một đề

tài mới lạ, một nguồn cảm hứng vô tận cho các tác giả trong và ngoài nước sáng tác

nên các tác phẩm phản ánh về nền văn hóa của người Việt. Trên thực tế, đã có rất

nhiều tác phẩm ra đời trong giai đoạn này như: Việt Nam phong tục của Phan Kế

Bính, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, hay Tín ngưỡng Việt Nam của

Toàn Anh… Qua đó, cho thấy người Việt vẫn giữ được nếp sống, phong tục truyền

thống của mình trước sự đô hộ của thực dân Pháp.

Ngoài nguồn tư liệu của các tác giả trong nước thì nguồn tư liệu của người

Pháp mà cụ thể là nguồn tư liệu tranh ảnh đã trở thành một minh chứng sống động

cho nền văn hóa đương thời của người Việt. Và đây là một nguồn tư liệu vô cùng

quý báu cần được gìn giữ và phát huy. Bởi trong giai đoạn này người Pháp có nhiều

điệu kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như khảo sát về thực địa của Việt Nam, nên

họ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa người Việt. Nhờ đó họ đã thu lại

được khá nhiều những hình ảnh về phong tục, tập quán cũng như con người Việt

Nam thông qua khuôn khổ của những bức tranh, tấm ảnh. Những tác phẩm này có

lẽ xuất phát từ sự tò mò, thích thú của người Pháp, bởi với họ đây vốn là một nét

văn hóa hết sức lạ lùng khác hẳn so với văn hóa phương Tây. Chính sự hiếu kỳ đã

làm cho nguồn tư liệu của người Pháp trở nên đa dạng và phong phú hơn trên nhiều

2

phương diện khác nhau từ hình ảnh về phong tục, tập quán cho đến trang phục, nếp

sống thường ngày của cư dân Việt. Đây sẽ là một tư liệu cụ thể giúp cho bạn bè

quốc tế cảm nhận được toàn diện nền văn hóa của người Việt.

Rõ ràng các tác giả người Pháp đã để lại cho kho tàng văn hóa Việt Nam một

nguồn tư liệu vô cùng quý giá và có ý nghĩa trong mọi thời đại. Thế nhưng cho đến

hiện nay vẫn chưa có một công trình lớn nào viết riêng về nền văn hóa của Việt

Nam thông qua nguồn tư liệu tranh ảnh của người phương Pháp.

Hiện nay, với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Đảng và nhà

nước ta rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn hóa của dân tộc. Theo

đó, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong

đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa

gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh

thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu

những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn

minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức,

thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [9, tr.75-76]. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa

Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, giúp

chúng ta nhận thức lại những giá trị văn hóa cổ truyền để gìn giữ và xây dựng một

nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ

XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp” làm đề tài khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa Việt Nam qua tranh ảnh của người Pháp bước đầu đã được các nhà

nghiên cứu trong nước quan tâm tìm hiểu. Tiêu biểu là một số công trình như sau:

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phó giáo sư - Tiến sĩ

Khoa học Trần Ngọc Thêm, xuất bản năm 2001 là một tác phẩm tập trung khá sâu

vào các yếu tố văn hóa của dân tộc Việt Nam. Về văn hóa tổ chức cộng đồng, tác

giả đi vào khảo cứu hai lĩnh vực là đời sống tập thể với các tổ chức từ nông thôn

3

đến đô thị và quốc gia. Còn đời sống cá nhân với các loại hình về tín ngưỡng, phong

tục, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật ngôn từ - thanh sắc - hình khối. Trong đó, tác giả

cũng đã sử dụng bộ tranh khắc của Henri Oger về tục tang ma để giúp người đọc có

một cái nhìn khách quan và khá đầy đủ về những công việc cụ thể mà người Việt

tiến hành trong nghi thức tang ma. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở việc sử dụng

bộ tranh của Henri Oger về phần tang ma chứ chưa đi sâu vào các nội dung khác

như các phong tục về việc cưới hỏi, sinh đẻ hay một số phong tục khác.

Trong cuốn “Làng quê và dân làng ở Bắc Kỳ 1915 - 1920” của tác giả Jeanne

Beausoleil (do Đức Chính dịch), xuất bản năm 1986. Với các bài viết theo từng chủ

đề khác nhau, tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh

và nếp sống hàng ngày của cư dân vùng Bắc Kỳ thông qua những bức ảnh màu lấy

từ “Kho tư liệu hành tinh” của Albert Kahn. Có thể nói, từ những bức ảnh màu về

vùng quê Bắc Kỳ được chụp lại vào khoảng những năm 1910 - 1920, tác phẩm đã

dựng lên bức tranh văn hóa Việt hết sức cụ thể và sinh động mang nhiều phương

diện khác nhau từ phong cảnh làng quê cho đến phong tục, tín ngưỡng của cư dân

nơi đây. Tuy nhiên, do bút pháp Việt và Pháp cũng có nhiều dị biệt. Do đó tác phẩm

vẫn chưa lột tả được toàn bộ ý nghĩa vốn có của nền văn hóa Việt thông qua những

bức ảnh màu trong “Kho tư liệu hành tinh” của Albert Kahn.

Hay cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính, xuất bản năm

1915. Tác giả đã sử dụng những bức ảnh màu của Léon Busy để làm cho những bài

viết của mình về văn hóa của người Việt trở nên cụ thể và sinh động hơn. Tuy

nhiên, tác giả chỉ sử dụng một số bức ảnh màu đáng chú ý của Busy về phong tục

tập quán, tín ngưỡng để minh họa cho tác phẩm của mình chứ chưa đề cập đến một

số bức ảnh khác của Busy về trang phục hay thói quen hằng ngày của cư dân việt

như hút thuốc, uống rượu.

Công trình nghiên cứu khoa học “Vài nét sinh hoạt của người Việt ở đồng

bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XX qua công trình Kỹ thuật của người An Nam của Henri

Oger” của sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng thực

hiện năm 2010. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh và Nguyễn Thị

Hải Yến đã dựa trên tranh khắc của Henri Oger để giúp cho người đọc cảm nhận

được cuộc sống đời thường của cư dân Việt xưa, họ vui chơi giải trí ra sao, buôn

4

bán làm ăn như thế nào. Tất cả đều được tác giả miêu tả chi tiết theo trình tự của các

bức ảnh được lấy từ công trình của Henri Oger. Tác giả còn đi sâu vào những nét

văn hóa đặc sắc của người dân Bắc Bộ trong những ngày hội lớn, lễ tết hay những

phép bói toán, phong tục kì lạ của người dân nơi đây. Tuy nhiên, công trình chỉ

dừng lại ở các mảng văn hóa như đã nói trên, chứ chưa đi vào phân tích những yếu

tố khác của nền văn hóa Việt Nam qua bộ tranh của Henri Oger.

Trong Hội thảo khoa học: “TP. Hồ Chí Minh hướng về 1000 năm Thăng Long

- Hà Nội” diễn ra vào ngày 23/9/2010, tác giả Lê Thị Thu Hiền - giảng viên trường

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã có bài viết với đề tài: “Phong tục người Hà

Nội đầu thế kỷ XX qua tranh khắc của Henri Oger”. Bài viết đã góp phần tái hiện

lại một cách chi tiết và khá sinh động về những phong tục truyền thống của người

Hà Nội nói chung và người Việt nói riêng trong thế kỷ XX qua bộ tranh khắc đặc

sắc của Henri Oger. Thông qua bộ tranh đó tác giả đã làm nổi bật được toàn bộ nội

dung cũng như ý nghĩa của những phong tục truyền thống mà Henri Oger muốn gửi

gắm qua tác phẩm của mình. Đó là những phong tục về việc cưới xin, sinh đẻ, tang

ma, phong tục ngày tết và một số phong tục khác như: ăn trầu, bói toán, bùa chú…

Đồng thời qua bài viết này cùng với bộ tranh khắc của Henri Oger đã giúp bạn đọc

hình dung ra một phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ XX vẫn mang dáng dấp một đô thị -

làng với nhiều sinh hoạt văn hóa cổ truyền thống. Tuy nhiên bài viết chỉ mới dừng

lại ở việc nghiên cứu về phong tục của người Hà Nội qua tranh khắc của Henri Oger

chứ chưa đi sâu nghiên cứu về các thành tố văn hóa khác trong văn hóa của Việt

Nam mà Heri Oger đã thể hiện qua tác phẩm của mình.

Ngoài ra, trên các tạp chí, các trang báo điện tử cũng có một số bài viết về văn

hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp, tiêu

biểu như bài viết “Phụ nữ Bắc Kỳ xưa qua con mắt người nước ngoài” của tác giả

Đào Hùng được đăng trên báo “Sống mới văn hóa”, tháng 10 năm 2013. Bài viết đã

trích dẫn, ghi chép lại cảm nhận và những bức tranh về trang phục của người phụ nữ

Bắc Kỳ mà Charles-Édouard Hocquard - một vị bác sĩ quân y người Pháp thực hiện

khi ông đến Hà Nội những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở việc

nghiên cứu về trang phục của phụ nữ Bắc kỳ qua các bức tranh và cảm nhận của

Hocquard chứ chưa thật sự đi sâu nghiên cứu về các khía cạnh khác trong văn hóa

5

của người Bắc Kỳ. Hay bài viết “Họa sĩ Pháp đã vẽ Việt Nam như thế nào” của tác

giả Bích Ngọc được đăng trên trang “Diễn đàn Dân trí Việt Nam” ngày 11/05/2015.

Bài viết đã trích dẫn một loạt các bức tranh của họa sĩ người Pháp - Joseph

Inguimberty về hình ảnh con người, đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ

20. Thông qua những bức tranh đó, tác giả Bích Ngọc đã khơi gợi trong tâm hồn

người đọc về hình ảnh của những người con gái Việt Nam thướt tha trong bộ áo dài

cùng chiếc nón lá mộc mạc ở những thập niên đầu của thế kỷ XX. Hay hình ảnh của

những cô gái Bắc Kỳ đang hồ hởi bước đi cho kịp phiên chợ, cùng những hình ảnh

về nếp sống hàng ngày của một gia đình nhỏ ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên, với dung lượng

của một bài viết trên các trang báo mạng thì tác giả không thể đi sâu làm nổi bật

toàn bộ mọi khía cạnh trong nền văn hóa độc đáo của Việt Nam thông qua tác phẩm

của họa sĩ Joseph Inguimberty.

Liên quan đến đề tài còn có bài viết “Trò chơi, phong tục và nghề nghiệp”,

trong tạp chí Đông Dương xuất bản ngày 15/5/1907. Tác giả Gustave Dumortier đã

giới thiệu một loạt các nghề thủ công dưới dạng các bản chuyên khảo ngắn được

minh họa bằng hình vẽ tái hiện lại một thao tác kỹ thuật, một công đoạn sản xuất

trong một xưởng sơn mài. Các hình vẽ ở bài viết của tác giả chỉ có giá trị minh họa

chứ không phải để làm nền cho sự mô tả hay phân tích cụ thể nào.

Bài viết “Cuộc sống người An Nam trong con mắt Henri Oger” của tác giả

Thu Hằng được đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam ngày 1/5/2015. Trong

bài viết này, tác giả Thu Hằng đã trình bày một cách chi tiết về những thuận lợi và

khó khăn của Henri Oger trong quá trình thực hiện tác phẩm “Kỹ thuật của người

An Nam”. Đồng thời, tác giả còn đi vào phân tích công trình nghiên cứu của Henri

Oger. Theo tác giả, phương pháp phân loại của Henri Oger khá sơ lược. Ông nhấn

mạnh cần thiết phải sắp xếp theo bốn nhóm chính và theo trình tự thời gian nội

dung phân tích các quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, tác phẩm lại cho kết quả ngược

lại. Các tư liệu thu thập từ thực địa không hề được quan tâm trình bày theo trật tự.

Chỉ cần ngẫu nhiên mở một trang, độc giả có thể nhận thấy điều này. Ví dụ, tờ 460,

có tám hình ảnh gồm “đứa trẻ đun nước”, “cái nhà”, “người làm giấy”, “dọn cơm”,

“hút thuốc lào” và “hộp khám thờ gia tiên”. Thế nhưng, nhờ bảng tổng hợp cuối

sách, người đọc có thể tìm hiểu ngành nghề thủ công của người Việt qua số thứ tự

6

của hình ảnh. Mặc dù bài viết này là một sự nhìn nhận khá chi tiết của tác giả đối

với tác phẩn của Henri Oger, nhưng với dung lượng của một bài viết thì nó vẫn

chưa đi sâu phân tích nhiều phương diện khác trong tác phẩm của Henri Oger.

Các tài liệu nói trên đề cập đến phần nào về văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ

XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp, chủ yếu tập trung ở việc mô tả

lại một số phong tục truyền thống hay một vài nét văn hóa của người Việt thông qua

tranh ảnh của người Pháp, chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu một cách có hệ

thống. Tuy nhiên, những tài liệu này hết sức quan trọng và cần thiết để tôi kế thừa,

vận dụng trong công trình khóa luận của mình.

3. ối tƣợng, phạm vi

3.1. ối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

XX qua tranh ảnh của người Pháp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về không gian: Khi nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu

về văn hoá của Việt Nam qua tranh ảnh của người Pháp từ cuối thế kỷ XIX - đầu

thế kỷ XX trên phạm vi cả nước.

- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu văn hóa Việt Nam qua tranh ảnh

của người Pháp từ năm 1888 đến năm 1943.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua

tranh ảnh của người Pháp” nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống về văn hóa Việt

Nam qua tranh ảnh người Pháp khi đặt chân đến đất nước Việt Nam, tiếp xúc với

con người Việt, bao gồm văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần.

Đồng thời, kết quả đề tài sẽ giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn về những nét

đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có những suy nghĩ và hành

động cụ thể trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc

7

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề

chính sau:

- Văn hóa vật thể của người Việt: gồm có các yếu tố văn hóa về ẩm thực, về

trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại.

- Văn hóa phi vật thể của người Việt: gồm các yếu tố văn hóa về phong tục,

tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, kỹ thuật chế biến, chế tác, chữa bệnh dân gian.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn ư liệu

Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng những nguồn tư liệu chủ yếu sau:

- Các công trình liên quan đến văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

XX qua tranh ảnh của người Pháp như: Tác phẩm “Kỹ thuật của người An Nam”

của Henri Oger, “Thuyền buồm Đông Dương” của J.B. Piétri, “Ký họa về Đông

Dương Nam Kỳ” do J.G. Besson chỉ đạo thưc hiện, “Làng quê và dân làng ở Bắc Kỳ

1915 - 1920” của tác giả Jeanne Beausoleil, Tập san BAVH - “Những người bạn cố

đố Huế”, do Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút, tập VI.

- Những tác phẩm của học giả Việt Nam viết về văn hóa dân tộc mình như:

“Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Ngọc Ánh, “Văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc

Thêm, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính.

- Các bài viết trên tạp chí, hội thảo khoa học về văn hóa Việt Nam.

- Các bài viết trên mạng liên quan đến văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX -

đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp lôgic và

lịch sử để xem xét các sự vật hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như

thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp. Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình

nghiên cứu tôi thực hiện đề tài qua các bước sau:

8

- Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tổng hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội

dung nghiên cứu của đề tài. Tôi sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại các

thư viện ở Đà Nẵng. Ngoài ra, tôi còn tìm kiếm tư liệu thông qua thầy cô, bạn bè…

- Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tôi tiến hành phân tích, thống kê các

nguồn tư liệu để tìm ra được tính toàn vẹn, chính xác, phát hiện ra các vấn đề liên quan

từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu.

6. óng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu về đề tài “Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ

XX qua tranh ảnh của người Pháp” sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn về văn hóa Việt

Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tranh ảnh của người Pháp.

Với những kết quả đạt được, đề tài sẽ có đóng góp nhất định giúp mọi người

có cái nhìn sâu sắc, đúng đắn hơn về giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Đồng thời,

góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy

những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong công cuộc hội nhập thế giới ngày nay.

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu thành công sẽ cung cấp và bổ sung thêm nguồn tư

liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập cho học sinh, sinh viên

và những ai quan tâm đến vấn đề này

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài bố cục thành

hai chương:

Chương 1: Tổng quan về Việt Nam và những người Pháp nghiên cứu về văn

hóa Việt Nam qua tranh ảnh cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Chương 2: Văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua nguồn tư

liệu tranh ảnh của người Pháp

9

PHẦN NỘI DUNG

ƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM VÀ NHỮNG Ƣ I PHÁP

NGHIÊN CỨU VỀ VĂ HÓA VIỆT NAM QUA TRANH ẢNH

CUỐI THẾ KỶ XIX- ẦU THẾ KỶ XX

1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến

độc lập với một nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Nhưng sau ngày 1/9/1858, thực

dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển Đà Nẵng và hiệp định Patonot

được kí kết năm 1884, đã đánh dấu Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong

kiến. Khoảng thời gian 10 năm tiếp theo đó từ năm 1885 đến năm 1896, thực dân

Pháp đã ra sức đàn áp phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam, dập

tắt được phong trào Cần Vương và căn bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt

Nam. Dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân đã làm cho nền chính trị, kinh tế cũng

như xã hội và văn hóa ở Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.

1.1.1.Chính trị

Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị

thực dân để tiến hành khai thác và vơ vét bóc lột nhân dân ta. Chúng tiếp tục thi

hành chính sách chuyên chế với bộ máy nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm

trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc

Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống xứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy

quân đội, cảnh sát, tòa án… Chúng biến vua Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Đồng

thời để đảm bảo thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đã thi hành chính sách cai trị

trực tiếp, bóp nghẹt tự do dân chủ và thẳng tay đàn áp, khủng bố và dìm các cuộc

đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu. Lúc này, nhân dân không có bất kỳ một

quyền lợi nào, kể cả quyền cơ bản nhất mà mọi công dân đều được hưởng đó là

quyền được sống. Chúng còn tiếp tục thi hành chính sách chia để trị hòng làm suy

yếu dân tộc Việt Nam. Theo đó, nước ta bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị

khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về

hình thức; Nam Kỳ là thuộc địa do Pháp nắm, thực chất của chế độ cai trị ở ba kỳ là

10

chế độ thuộc địa. Người Việt Nam muốn đi lại trong Nam ra Bắc, vào Trung đều

phải xin như ra nước ngoài.

Từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sát nhập vào ngân sách bảo hộ. Từ vua

đến quan lại nhỏ lớn đều do Pháp sắp đặt và trả lương. Tóm lại, vua tôi nhà Nguyễn

hoàn toàn chỉ là bù nhìn, là những công chức lĩnh lương tháng của thực dân, quyền

hành thực tế đều nằm trong tay viên khâm sứ Pháp.

Dưới cấp kỳ là cấp tỉnh. Cuối năm 1919, Bắc Kỳ có 21 tỉnh, 2 thành phố Hà

Nội, Hải Phòng. Trung Kỳ, có 13 tỉnh, 1 thành phố Đà Nẵng. Nam Kỳ có 14 tỉnh và

có 2 cấp tương đương là đại Gò Công và Hà Tiên, cùng hai thành phố Sài Gòn, Chợ

Lớn. Đứng đầu mỗi tỉnh Nam Kỳ là một viên chủ tịch, ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là

một viên công sứ, tất cả là người Pháp. Đứng đầu mỗi đạo quan binh là một viên sĩ

quan cao cấp người Pháp. Mỗi tỉnh có một hội đồng hàng tỉnh. Các hội đồng hàng

tỉnh cũng chỉ có quyền góp ý kiến về các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội, phân

chia các khu vực địa lý, bảo quản và xây dựng đường sá, đê điều… còn mọi điều

thỉnh nguyện có tính chất chính trị thì tuyệt đối cấm không được đề cập đến. Ở Bắc

Kỳ và Trung Kỳ, bên cạnh quan lại người Pháp, còn có những quan lại người Việt,

như tổng đốc (ở những tỉnh lớn), tuần phủ (ở những tỉnh nhỏ) và những viên bố

chánh, án sát…

Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, có chi phủ, tri huyện, chi châu cai trị. Riêng ở

Nam Kỳ có đốc phủ sứ người Việt nhưng đều do Pháp đào tạo, bổ dụng. Dưới phủ,

huyện, châu là các tổng, do chánh tổng, phó tổng cai quản. Trong tổng có các xã, do

lý trưởng và hội đồng kỳ hào quản trị.

Thực dân Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ máy kỳ hào phong

kiến để thu thuế, bắt phu, bắt lính đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụng những phong

tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu kìm hãm nhân dân trong vòng lạc hậu để dễ bề thống trị.

Như vậy là từ cấp xã trở lên cho đến cấp phủ, huyện, đạo, châu, thực dân Pháp

đều sử dụng địa chủ phong kiến và bộ máy thống trị cũ, làm công cụ để áp bức, bóc

lột nhân dân Việt Nam. Còn cấp tỉnh trở lên thì quyền lực tập trung vào tay viên

quan lại người Pháp, vua quan người Việt chỉ là bù nhìn.

11

1.1.2.Kinh tế - xã hội

1.1.2.1.Kinh tế

Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị

thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột

nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Theo đó, từ năm 1887,

thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Do tác động

của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nên lúc bấy giờ ở Đông Dương hệ thống

cầu cống, đường xá đã được xây dựng khá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

khai thác thuộc địa. Chính vì thế ngay sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914

- 1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông

Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.

Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế

Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị

mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Đồng thời thực dân Pháp còn

mở thêm một số ngành kinh tế mới, thu hồi ruộng đất để xây dựng nhà máy xí

nghiệp. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư

bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết

hợp phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì

thế, nền kinh tế của Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề

vào kinh tế Pháp.

Có thể thấy dưới chính sách của thực dân Pháp, tính chất nền kinh tế và xã hội

Việt Nam có những biến đổi. Nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế phong kiến

độc lập đã trở thành một nền kinh tế mang tính chất tư bản thực dân và một phần

phong kiến. Sự biến đổi tính chất nền kinh tế đã quy định sự biến đổi tính chất xã

hội. Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã biến đổi thành xã hội

thuộc địa nửa phong kiến, trong đó các giai cấp và tầng lớp trong xã hội bị phân hóa

sâu sắc, kéo theo sự biến đổi của các mâu thuẫn đối kháng.

1.1.2.2.Xã hội

Như đã nói trên, sự biến đổi về kinh tế dưới chính sách thống trị của thực dân

Pháp cũng làm cho xã hội Việt bắt đầu có sự phân hóa về giai cấp. Giai cấp địa chủ

12

được thực dân Pháp nâng đỡ nên thế lực kinh tế, chính trị của giai cấp được tăng

lên. Ngoài địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn xuất

hiện thêm các địa chủ kiêm công thương. Địa chủ Việt Nam phát triển hơn trước trở

thành chỗ dựa đắc lực cho thực dân Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và

duy trì trật tự xã hội.

Giai cấp nông dân là giai cấp cũ chiếm tới 90% dân số, đại bộ phận là mù chữ,

họ bị bóc lột hết sức tàn tệ cho nên sự căm phẫn trong họ không ngừng phát triển.

Vì vậy, giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên

phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp

đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

Giai cấp công nhân là giai cấp mới được hình thành trong lòng chế độ tư bản

chủ nghĩa. Những công trường, xí nghiệp mọc lên thu hút đông đảo số lượng công

nhân, năm 1909, tổng số công nhân toàn quốc lên đến 550.000 người. Làm việc

trong guồng máy tư bản chủ nghĩa, kỹ thuật hiện đại, có tinh thần đấu tranh chống

kẻ thù chung..., công nhân Việt Nam đã có các điều kiện cần và đủ để hình thành

giai cấp. Tuy vậy, thời kỳ này công nhân nước ta đang còn ở giai đoạn tự phát.

Ngoài ra, đầu thế kỷ XX còn xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Vì bị

thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Nam phát triển chậm chạp về mọi mặt,

chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tư

bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nói riêng đã trở

thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bên ngoài

dội vào.

1.1.3.Văn hóa

Trên lĩnh vực văn hóa, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách văn hoá nô lệ

gây tâm lý vong bản, tự ti và thủ đoạn phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan để mê

hoặc nhân dân, thực dân Pháp ra sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá tiến

bộ Pháp vào Việt Nam, đem văn hoá phản động, truỵ lạc nhồi sọ nhân dân nhằm

làm cho dân ngu để dễ cai trị, đó là chính sách các nhà cầm quyền Pháp ưa dùng

nhất ở các nước thuộc địa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!