Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐOÀN THỊ TUYẾT
VĂN HÓA VIỆT TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐOÀN THỊ TUYẾT
VĂN HÓA VIỆT TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thị Phương Thái
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Tuyết
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa
học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Phạm Thị Phương Thái đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Tuyết
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................ 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 10
6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 11
7. Bố cục................................................................................................................. 11
NỘI DUNG ............................................................................................................ 12
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VIỆT VÀ NHÀ THƠ NGUYỄN
KHUYẾN............................................................................................................... 12
1.1. Văn hóa và văn hóa Việt ................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm văn hóa........................................................................................ 12
1.1.2. Văn hóa Việt và đặc điểm văn hóa Việt ....................................................... 13
1.2. Không gian văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ........ 16
1.3. Nguyễn Khuyến - Nhà thơ vùng đồng bằng Bắc Bộ ...................................... 17
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................. 21
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT QUA BỨC TRANH THIÊN NHIÊN
VÀ BỨC TRANH XÃ HỘI................................................................................... 23
2.1. Dấu ấn văn hóa Việt qua bức tranh thiên nhiên.............................................. 23
2.1.1. Phong cảnh thiên nhiên làng quê Việt ......................................................... 23
2.1.2. Danh lam thắng cảnh Việt............................................................................ 32
2.1.3. Cảnh sắc bốn mùa vùng đồng bằng Bắc Bộ ................................................ 38
2.2. Dấu ấn văn hóa Việt qua bức tranh đời sống xã hội....................................... 45
2.2.1. Thú vui đời thường....................................................................................... 45
iv
2.2.2. Sinh hoạt văn hóa làng xã............................................................................ 49
2.2.3. Sinh hoạt lao động, sản xuất........................................................................ 52
2.2.4. Các phong tục, tập quán .............................................................................. 56
2.2.5. Tín ngưỡng, lễ hội ........................................................................................ 61
Tiểu kết Chương 2.................................................................................................. 65
Chương 3: DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT QUA LỐI ỨNG XỬ VÀ TÍNH CÁCH
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT..................................................... 67
3.1. Dấu ấn văn hóa Việt qua lối ứng xử ............................................................... 67
3.1.1. Ứng xử với bản thân..................................................................................... 67
3.1.2. Ứng xử với gia đình...................................................................................... 72
3.1.3. Ứng xử với xã hội......................................................................................... 77
3.2. Tính cách văn hóa truyền thống người Việt.................................................... 81
3.2.1. Tính cộng đồng............................................................................................. 81
3.2.2. Tính hướng nội ............................................................................................. 85
3.2.3. Tính trọng danh............................................................................................ 89
3.2.4. Tính duy tình................................................................................................. 93
3.3. Những cảm nhận và thái độ của nhà thơ trước những biến đổi của văn hóa
Việt ......................................................................................................................... 96
Tiểu kết Chương 3................................................................................................ 100
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 105
PHỤ LỤC............................................................................................................. 113
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con
người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định, tích lũy, tạo ra bản sắc riêng của
từng tộc người, từng xã hội. Nó được coi là thẻ căn cước của mỗi dân tộc. Với vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự lựa chọn một cách tự nhiên, phương thức mưu
sinh Việt Nam có những nét văn hóa đặc trưng của nền văn minh lúa nước, mà
sự tích tụ đậm nhất phải kể đến vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi hình thành văn
hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu
được nhiều giá trị truyền thống hơn cả.
Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế
giới thì văn học là một trong những hoạt động lưu giữ những thành quả đó một
cách sinh động nhất. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá
qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong
thơ Hồ Xuân Hương, là vẻ đẹp của làng quê Việt qua những vần thơ nức tiếng
của Nguyễn Khuyến, là những nét văn hoá truyền thống và cảnh sắc thiên nhiên
đất nước trong truyện ngắn, tuỳ bút Nguyễn Tuân hay tiểu thuyết của Vũ Bằng,
là những tín ngưỡng, phong tục độc đáo trong sáng tác của Tô Hoài… Vì lẽ đó,
nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh
văn hoá của một thời đại hay một giai đoạn lịch sử. Đây cũng là hướng nghiên cứu
được quan tâm trong thời gian gần đây.
2. Nguyễn Khuyến vẫn được biết đến với tư cách là “nhà thơ của làng cảnh
Việt Nam” (Xuân Diệu); nhà thơ trữ tình, trào phúng xuất sắc; nhà thơ có tài năng
và nhân cách lớn trong nền văn học nước nhà. Số lượng các công trình nghiên cứu
khá đồ sộ về Nguyễn Khuyến đều thống nhất trong việc khẳng định vị trí của ông
với tư cách là một tác gia văn học tiêu biểu nhưng có lẽ như vậy vẫn là chưa đủ để
khẳng định vị thế của ông trong nền văn học, văn hóa nước nhà.
Ông sinh ra và gắn bó một đời với Bình Lục – Yên Đổ nên nét văn hóa đặc
trưng vùng đồng quê chiêm trũng nói riêng, bản sắc văn hóa Việt nói chung đã
thấm đượm trong từng trang thơ Nguyễn Khuyến: Từ con đom đóm lập lòe ngõ
2
sâu, con trâu già phì phò bên gốc tre đến bóng trăng lóng lánh in đáy nước; từ
cách diễn đạt mộc mạc, dung dị đến cách ứng xử, nỗi trăn trở rất đỗi chân tình của
con người thôn quê… Tất cả đều toát lên vẻ đẹp văn hóa Việt một cách đậm đà,
dung dị. Mỗi sáng tác của ông đều chứa đựng trong đó những sắc màu đa diện của
văn hóa Việt từ cảnh sắc thiên nhiên, cách ứng xử đến các lề thói, phong tục, tập
quán xưa. Vì thế, tuy bấy lâu nay, thơ Nguyễn Khuyến đã được cảm thụ, soi tỏ ở
nhiều góc độ (giá trị nội dung, nghệ thuật, phong cách) nhưng những giá trị văn
hóa trong thơ ông lại chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, khái quát và nâng
lên tầm bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, việc khai thác các biểu hiện, giá trị của
Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến được chúng tôi lựa chọn để tiến hành
nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện nhằm đem đến một góc nhìn mới, một
sự lý giải mới về những giá trị nhiều mặt trong sáng tác của Nguyễn Khuyến,
đồng thời luận văn cũng muốn chứng minh một cách hệ thống để khẳng định và
tôn vinh ông với tư cách một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Nguyễn Khuyến - nhà
thơ góp phần khắc họa văn hóa Việt qua sáng tác của mình.
Mặt khác, nhìn từ thực tiễn, chúng tôi còn thấy trong chương trình các
cấp, nội dung giảng dạy về Nguyễn Khuyến và tác phẩm của ông cũng chiếm
một thời lượng nhất định. Vì thế, việc tìm về và khẳng định văn hóa Việt trong
thơ Nguyễn Khuyến cũng sẽ góp phần khai thác tác phẩm văn học tưởng như cũ
ở những vỉa tầng giá trị mới từ đó đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về tác gia
Nguyễn Khuyến cũng như sự nghiệp sáng tác của ông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa Việt trong tác phẩm văn học
Văn hóa gồm nhiều thành tố cấu thành nên những công trình nghiên cứu
về văn hóa rất đồ sộ. Bên cạnh các nghiên cứu chung về văn hóa Việt Nam với
các tác giả như: Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên, Phan Ngọc,
Trần Quốc Vượng, Ngô Đức Thịnh, Trần Ngọc Thêm, Đinh Gia Khánh, Nguyễn
Đăng Duy… còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Việt từ các
bình diện cụ thể trong mối quan hệ với văn học và biểu hiện của nó trong các tác
phẩm văn học (đặc biệt là văn học trung đại). Có thể kể đến các tác giả với các
3
công trình chuyên khảo tiêu biểu như: Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều của
Cao Huy Đỉnh; cuốn Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa [8] của Lê
Nguyên Cẩn; Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2002) [81]
của Trần Nho Thìn… Trong đó, cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hóa (2002) [81], tác giả Trần Nho Thìn đã tiến hành giới thuyết một số vấn
đề lý luận của văn học trung đại Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa và cắt nghĩa
hình tượng nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, các khía cạnh của cấu trúc nghệ
thuật của một số tác phẩm văn học trung đại từ nền tảng văn hóa. Thông qua
quyển sách này, những trăn trở của tác giả về một phương thức mới cho việc thể
hiện chân lí nghệ thuật mà cụ thể là khoa học văn học đã được chưng cất và kết
tinh thành một lí thuyết thật sự.
Ngoài ra, còn một loạt các luận văn như: Văn hóa tâm linh trong văn xuôi
trung đại [68]; Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm (2007) [20];
Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du (2010) [42]; Thế ứng xử xã
hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ
(2010) [3]; Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của
Nguyễn Xuân Khánh (2013) [34]; … Cụ thể là:
Luận văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm (2007) [20]
của Triệu Thùy Dương đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một
số truyện thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII – XIX. Từ đó, tác giả đã tìm ra ảnh
hưởng của thế ứng xử với tư cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối
hành động của một cộng đồng người trong thực tế đời sống đến văn học. Luận
văn đã tìm hiểu truyện thơ Nôm người Việt dưới góc nhìn từ truyền thống văn
hóa Việt. Người viết đã có ý thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra
đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh
đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm.
Hay luận văn Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại của Hoàng Thị
Minh Phương (2007) [68] đã tiến hành hệ thống hoá những biểu hiện của thế
giới tâm linh để có cái nhìn hệ thống, toàn diện về những yếu tố ấy trong cách
cảm nhận về thế giới và con người ở một thời kì lịch sử. Tác giả luận văn đã đi
4
sâu tìm hiểu thế giới tâm linh- thế giới thứ hai trong “mô hình hai thế giới” trong
văn học trung đại qua 17 tác phẩm văn xuôi thời trung đại.
Qua luận văn Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc
Bộ qua một số ca dao - tục ngữ (2010) [3], tác giả Trần Thúy Anh đã làm rõ
những đặc điểm ứng xử truyền thống của người Việt trong cái nôi văn hóa châu
thổ Bắc Bộ. Tác giả đã tái hiện lại bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa, nét sinh
động, những sắc thái riêng biệt trong ứng xử của họ đồng thời chỉ ra những tiếp
biến văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt xưa qua tư liệu ca
dao và tục ngữ.
Trương Thị Hòa trong luận văn Văn hóa tâm linh người Việt trong tiểu
thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (2013) [34] đã đi sâu nhận
dạng, thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh trong tác phẩm này. Lấy điểm
tựa là văn hóa truyền thống dân tộc, bước đầu luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân
tích một số biểu hiện văn hóa tâm linh nổi bật và các phương thức thể hiện các
yếu tố tâm linh, qua đó thấy được ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm, cũng như
đối với đời sống con người.
Một số luận văn được thực hiện gần đây cũng tiến hành nghiên cứu các
bình diện của tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa như: So sánh hình tượng
anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa [58], Phong tục qua
sáng tác của Tô Hoài trước 1945 [28]... Đặc biệt, luận văn Tâm thức văn hóa
Việt trong thơ Nguyễn Huy Hoàng (qua khảo sát Một thời tôi từng có và Canh
ngọn đèn đợi sáng) [53] của Đào Thị Lê đã bước đầu khảo sát và làm sáng tỏ
những biểu hiện tâm thức văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Huy Hoàng qua phương
diện nội dung và nghệ thuật, từ đó thấy rõ giá trị nhân bản, nhân văn thơ Nguyễn
Huy Hoàng từ góc nhìn văn hóa. Đây là các công trình khá tiêu biểu cho xu
hướng nghiên cứu liên ngành về văn học dưới góc nhìn văn hóa – một hướng
tiếp cận đã và đang được quan tâm trong thời gian gần đây. Luận văn của chúng
tôi được thực hiện như một sự kế thừa và tiếp nối xu hướng nghiên cứu này ở
một phạm vi khảo sát cụ thể và không trùng lặp – Thơ Nguyễn Khuyến nhằm tôn
vinh ông trong một vai trò mới – Nhà văn hóa lớn của dân tộc.
5
2.2. Lịch sử nghiên cứu về văn hóa Việt trong sáng tác của Nguyễn Khuyến
Thơ văn Nguyễn Khuyến được công bố muộn, đăng tải lần đầu tiên trên
Nam phong tạp chí (1917). Việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu thơ văn chữ Hán
của Nguyễn Khuyến được chính thức bắt đầu từ năm 1957, nhưng phải đến năm
1971, khi cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến được công bố, công việc này mới đạt
được những thành tựu đáng kể. Kể từ đây, việc nhìn nhận “Nguyễn Khuyến –
một nhà thơ yêu nước ” bắt đầu được đề cập đến. Cũng trong khoảng thời gian
này, bộ Hợp tuyển thơ văn yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra mắt và
Nguyễn Khuyến cũng có một vị trí nhất định trong bộ sách trên. Nguyễn
Khuyến là một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Chính vì
vậy, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến và tác phẩm của ông có số
lượng không nhỏ.
Nghiên cứu một cách hệ thống về cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp văn thơ
Nguyễn Khuyến có thể kể đến các cuốn sách chuyên khảo mang tính tổng hợp
các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Khuyến như: Nguyễn Khuyến về tác gia và
tác phẩm [64]; Nguyễn Khuyến thơ, lời bình và giai thoại [65]; Nguyễn Khuyến
tác phẩm và lời bình; Nguyễn Khuyến thơ [66]... Các công trình này đã tập hợp
các bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ.
Ngoài ra có thể kể đến một số bài viết khác về chân dung và phong cách nghệ
thuật thơ của ông như: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam [14] của Xuân Diệu; Thi
hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ [10] do Nguyễn Huệ Chi chủ biên; Tâm trạng
Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào của Vũ Thanh [64]; bài viết Nguyễn Khuyến,
một phong cách thơ lớn của Nguyễn Lộc [56]; Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Khuyến [23] của Biện Văn Điền… Đặc biệt công trình “Nguyễn Khuyến về tác
gia và tác phẩm” (2003) do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một
cách khá đầy đủ những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và
sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay. Cuốn sách đem đến cho bạn đọc
một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong
những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong
muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của
6
nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [79, tr.44]. Quyển sách với 4 phần chính đã
giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà
thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật của thơ văn ông. Đồng
thời đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta tham khảo về
nhà thơ Nguyễn Khuyến nói chung và đề tài Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn
Khuyến nói riêng. Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ để lại dấu ấn đậm nét
trong văn học với rất nhiều tác phẩm được lưu truyền hậu thế. Vì vậy, thơ văn
ông đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu ở các khía
cạnh thuộc về nội dung và nghệ thuật.
Nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Khuyến dưới góc nhìn văn hóa có
thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Nghiên cứu về cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến: Có rất nhiều
bài viết, công trình bàn về vấn đề này với các tác giả tiêu biểu như: Xuân Diệu,
Mã Giang Lân, Nguyễn Huệ Chi, Trần Nho Thìn, Lê Trí Viễn, Đặng Thị Hảo và
đặc biệt là Vũ Thanh.
Xuân Diệu trong cuốn “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã gọi Nguyễn
Khuyến là: “Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam”. Tác giả đã có sự
cảm nhận rất sâu sắc về nội dung và nghệ thuật ba bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến: “Ba bài thơ thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần
một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hòa tâm hồn
mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống
như Nguyễn Khuyến” [14, tr.411]. Không chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến là nhà
thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ
trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân;
không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [14, tr.411].
Trong “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ”, bên cạnh việc đi sâu vào tìm
hiểu, tập hợp những tài liệu, những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp
văn chương của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ
như sau: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng
như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc,
7
đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời
của con người, đất nước Việt Nam” [10, tr.24]. Mã Giang Lân cũng đánh giá:
“làm nên giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là toàn bộ những sáng tác của nhà
thơ, những nét làm nên cái đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến là những bài thơ
viết về cảnh và người ở chốn quê, những bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả,
trước đó cũng có những nhà thơ viết về làng cảnh Việt Nam nhưng chưa có ai
để lại ấn tượng sâu đậm bằng Nguyễn Khuyến” [52; tr.74]. Còn Vũ Thanh cũng
khẳng định: “Nguyễn Khuyến sống đời sống của người nông dân quê ông và ông
viết về cuộc đời họ, cảnh đời họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần
nghìn năm của văn học dân tộc Việt Nam đời sống nghèo khó của người nông
dân với những cảnh sinh hoạt bình thường ở thôn quê trờ thành đối tượng
phản ánh của thơ ca”, và “Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ viết về nông thôn số
một của văn học dân tộc (…). Chỉ đến Nguyễn Khuyến mới làm được những
điều mà thơ ca truyền thống chưa làm được (và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ
cũng chưa có được một nhà thơ nông thôn nào tầm cỡ như Nguyễn Khuyến).
Một nông thôn thật sự đã hiện ra trong thơ Yên Đổ. Đó là một nông thôn từng
gắn bó máu thịt với nhà thơ ngay từ thuở lọt lòng” [79; tr.18-19]. Đặng Thị Hảo
với bài viết Đề tài thiên nhiên và quan niệm thẩm mĩ đã chỉ ra những nét đặc sắc
trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Khuyến: bút pháp
nghệ thuật điêu luyện, khiếu quan sát tinh tường, trực giác nhạy bén trước vẻ
đẹp đa dạng của thiên nhiên, cùng tình yêu quê hương hồn nhiên mà sâu sắc…
Luận văn Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong thơ thiên nhiên của Nguyễn
Khuyến [55] của Đào Thị Linh cũng chỉ ra những đặc sắc trong những bài thơ
viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến như: cảnh vật làng quê, cảnh vật bốn
mùa, danh lam thắng cảnh và một số yếu tố nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ,
giọng điệu, hình ảnh) góp phần thể hiện giá trị nội dung này…
Nghiên cứu về văn hóa sinh hoạt làng xã trong thơ Nguyễn Khuyến:
Trong bài viết Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn
chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến,
Trần Nho Thìn đã có những nhận xét hết sức khái quát về văn hóa làng xã trong