Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa tinh thần của Người Sán Dìu ở Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
4.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1619

Văn hóa tinh thần của Người Sán Dìu ở Huyện Đồng Hỷ Tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG LIÊN GẤM

VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945-2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG LIÊN GẤM

VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU

Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (1945-2010)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - TS. Hoàng Ngọc La, đã

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên

và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng

khoa học bảo vệ luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, đơn vị, những

người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành

khóa học và bảo vệ thành công luận văn này!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012

Người thực hiện

Hoàng Liên Gấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện

Hoàng Liên Gấm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục ............................................................................................................i

MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆM ĐÔNG HỶ

TỈNH THÁI NGUYÊN (1945- 2010) ..................................................................... 6

1.1. Nguồn gốc tộc người. .................................................................................... 6

1.2. Địa bàn cư trú................................................................................................ 8

1.3. Hoạt động kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ(Thái Nguyên) (1945-2010). .. 10

Tiểu kết chương 1............................................................................................... 25

Chương 2. VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN

ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................... 27

2.1. Tổ chức xã hội............................................................................................. 27

2.1.1. Cộng đồng làng bản - Dòng họ. ....................................................27

2.1.2. Gia đình và hôn nhân. ...................................................................29

2.2. Các tập quán liên quan đến chu kỳ đời người............................................... 31

2.2.1. Tập quán sinh đẻ, nuôi dạy con cái. ..............................................31

2.2.2. Nghi lễ đám cưới. .........................................................................37

2.2.3. Nghi lễ tang ma. ...........................................................................58

2.2.3.1. Quan niệm về hồn, ma, cõi sống và cõi chết của người Sán

Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .............................................................. 58

2.2.3.2. Nghi lễ tang ma. ....................................................................... 60

2.3. Tôn giáo, tín ngưỡng. .................................................................................. 78

2.3.1. Các hình thức tín ngưỡng liên quan đến gia đình, cộng đồng........78

2.3.2. Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp............................81

2.3.2.1. Lễ Đại phàn (thai phan - tả thai phan): ..................................... 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

2.3.2.2. Lễ Cơm mới: ............................................................................ 86

2.4. Văn nghệ dân gian....................................................................................... 89

2.5. Lễ hội và trò chơi dân gian. ......................................................................... 91

2.5.1. Lễ hội ...........................................................................................91

2.5.2. Trò chơi dân gian..........................................................................94

Tiểu kết chương 2............................................................................................... 95

Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI SÁN

DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................... 97

3.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi văn hóa tinh thần của người Sán Dìu

ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. ............................................................................ 97

3.1.1. Yếu tố nội sinh: ............................................................................97

3.1.2. Yếu tố ngoại sinh..........................................................................98

3.2. Những biến đổi của văn hóa tinh thần.........................................................105

3.2.1. Những biến đổi về tổ chức xã hội ...............................................105

3.2.2. Biến đổi của các tập tục lễ nghi liên quan đến chu kỳ đời

người. ...................................................................................................110

3.2.3. Biến đổi trong tín ngưỡng dân gian và lễ hội của người Sán

Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ............................................113

Tiểu kết chương 3..............................................................................................117

KẾT LUẬN......................................................................................................... 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 123

PHỤ LỤC............................................................................................................ 127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Mỗi một dân tộc đều xây dựng hình thành cho mình những bản sắc

văn hóa riêng. Trong quá trình phát triển, giao lưu, hội nhập, văn hóa các

dân tộc đều chịu sự tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau. Người Tày chịu

ảnh hưởng văn hóa Việt, người Sán Dìu chịu ảnh hưởng văn hóa Việt, văn

hóa Tày Nùng…

Đối với người Việt Nam từ xưa tới nay, từ khi đời sống vật chất còn khó

khăn thì văn hóa tinh thần đã đi vào nếp sống sinh hoạt của mỗi người dân, trở

thành nhu cầu tất yếu. Một yếu tố không thể thiếu trong lao động, học tập, lễ hội,

tang ma, cưới hỏi… của các dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) cùng nhau sinh sống.

Dân tộc Sán Dìu có nét văn hóa đặc thù riêng, bên cạnh những nét chung của

cộng đồng dân tộc Việt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, giao lưu hội

nhập văn hóa tinh thần của người Sán Dìu có những nét biến đổi, thậm chí

mai một hoặc biến mất. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tinh thần của

người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)” làm đề

tài nghiên cứu khoa học với mong muốn có thể tìm thấy nét đặc sắc trong đời

sống tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tinh thần

của người Sán Dìu trước hết có thế nhắc đến cuốn “Người Sán Dìu ở Việt

Nam của tác giả Ma Khánh Bằng” (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1983)

Trong tác phẩm này tác giả đã nghiên cứu khái quát về văn hóa vật chất, tinh

thần của người Sán Dìu ở Việt Nam.

Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Đăng Duy (NXB Văn hóa thông tin 2001) đã trình bày khá đầy đủ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái dân gian đặc

trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và

những giáo lý cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay.

Cuốn “Lý luận về tôn giáo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của

Đặng Nghiêm Vạn (NXB chính trị Quốc gia năm 2001) đã nêu lên những

khái niệm chung về tôn giáo, xu thế chung của tôn giáo, đời sống tôn giáo

trong nhân dân.

Cuốn sách đề cập khá toàn diện về lễ hội của người Sán Dìu là tác

phẩm “Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam” của tác giả Diệp Trung

Bình (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2002) trong tác phẩm này tác giả đã

khảo tả về một số lễ hội tiêu biểu của người Sán Dìu ở Việt Nam như: Lễ

Tháo khoán, lễ Kỳ yên, lễ Đại phàn, lễ Cấp sắc… Thông qua tác phẩm này

người đọc có cái nhìn chung nhất về lễ hội của hai dân tộc Hoa và Sán Dìu

Năm 2005, tác giả Vũ Diệu Trung trong bài viết “Lễ cấp sắc của người

Sán Dìu ở Thái Nguyên” (Thông báo khoa học - NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội). Tác giả đã bước đầu tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Sán Dìu trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tác giả Diệp Trung Bình có cuốn viết về tập tục chu kỳ đời người của

người Sán Dìu ở Việt Nam năm 2005 “Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người

của người Sán Dìu ở Việt Nam” NXB Bộ văn hóa thông tin - 2005.

Năm 2006, tác giả Tống Thị Quỳnh Hương có bài nghiên cứu “Một số

nét văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu ở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng

Ninh” (Thông báo khoa học - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội).

Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan trong luận án tiến sĩ “Tập

quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên” đã đề cập tới đặc trưng

trong văn hóa ẩm thực của dân tộc này..

Nhìn chung, các công trình trên do mục đích nghiên cứu khác nhau đã

tìm hiểu về văn hóa của người Sán Dìu dưới nhiều góc độ: Ẩm thực, tôn giáo,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

tín ngưỡng…. tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa tinh thần của

người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại

vẫn chưa được các tác giả đi sâu. Vì vậy trên cơ sở kế thừa các nguồn tư liệu

đã được công bố và hệ thống các tư liệu chúng tôi thu thập được trong quá

trình đi thực tế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Văn hóa tinh thần của

người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2010)” với

mong muốn góp phần bổ sung làm rõ hơn văn hóa tinh thần của người Sán

Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài.

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa tinh thần của người Sán Dìu

ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập chung nghiên cứu điều kiện tự nhiên, dân tộc, hoạt động kinh

tế, văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,

trọng tâm của đề tài là nghiên cứu về văn hóa tinh thần huyện Đồng Hỷ, tỉnh

Thái Nguyên trong lịch sử và hiện tại.

3.3. Nhiệm vụ của đề tài:

Tìm hiểu về địa bàn cư trú, về văn hóa vật chất của người Sán Dìu.

Nhiệm vụ chính của đề tài là tìm hiểu văn hóa tinh thần của người Sán

Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong lịch sử và những biến đổi về

văn hóa tình thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần

của người Sán Dìu.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

Để tìm hiểu về hoạt động văn hóa tinh thần của người Sán Dìu tác giả

tham khảo, sưu tầm các sách tham khảo, báo, tạp chí, bài viết có liên quan

hoặc đề cập đến vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Để tìm hiểu về văn hóa tinh thần của người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ,

tỉnh Thái Nguyên, luận văn sử dụng một số phương pháp: Phương pháp lịch

sử đi sâu nghiên cứu từng vấn đề liên quan đến văn hóa tinh thần kết hợp với

phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phân tích….

5. Đóng góp của đề tài.

Đề tài góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa tinh thần của người Sán

Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả luận

văn mong muốn đóng góp làm rõ thêm các giá trị văn hóa tinh thần của người

Sán Dìu trong đời sống …

6. Cấu trúc của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài

được cấu trúc làm ba chương.

Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh

Thái Nguyên (1945- 2010).

Chương 2: Văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ

tỉnh Thái Nguyên (1945- 2010)

Chương 3: Những biến đổi văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Đồng

Hỷ Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH

THÁI NGUYÊN (1945- 2010)

1.1. Nguồn gốc tộc người.

Vấn đề nguồn gốc dân tộc Sán Diù từ lâu đã được nhiều nhà nghiên

cứu quan tâm tìm hiểu. Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” Lê Quý Đôn có

nói tới tám chủng Man ở miền Bắc nước ta là: Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan,

Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn và Bảo Toàn. Trong đó tên Sơn Man

đáng để chúng ta chú ý. Như ta biết, dưới thời phong kiến, nhiều dân tộc thiểu

số được gọi là Mán, Man. Nhưng có thể khẳng định tất cá các nhóm Dao ở

nước ta đều được gọi là Man. Như vậy, có thể Man chính là Dao, Sơn Man

tức là Sơn Dao, hay cũng chính là Sán Dìu.Tác giả Bùi Đình, trong công trình

“Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” cũng khẳng định “Quần cộc từ

Quảng Đông di cư sang nước ta được độ ba bốn năm trăm năm nay, còn có

tên là Sơn Dao” (26,tr.78).

Hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng người Sán Dìu

là một bộ phận cửa người Dao. Mặc dù có nguồn gốc là người Dao, nhưng do

sống cách biệt với các nhóm Dao khác trong một thời gian dài, người Sán Dìu

đã không sử dụng ngôn ngữ Dao mà chuyển sang sử dụng ngôn ngữ khác.

“Từ xa xưa, người Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn”

thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi. Người Sán

Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu đời bên cạnh

người Hán ( phương Nam) nên dần dần quên tiếng mẹ đẻ ( tiếng Dao), để tiếp

thu một thổ ngữ Hán Quảng Đông”(18,tr.15).

Trong quá trình khảo sát thực tế tại các xã Nam Hòa, Linh Sơn, Minh

Lập huyện Đồng Hỷ chúng tôi thấy, tất cả những văn tự, lời kể của người Sán

Dìu khi nói về nguồn gốc của mình đều nhắc tới các địa danh như: Tân Châu,

Quý Châu, Dương Châu, Hồ Nam…thuộc Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

Để giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình, người Sán Dìu ở Đồng

Hỷ còn lưu truyền một số truyện thơ bằng chữ Hán như: “Vũ Nhi”, “Vua

Cóc”…. Những nhân vật cũng như các địa danh trong những câu chuyện trên

cũng xuất phát tư Trung Quốc.

Như vậy, căn cứ vào các tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu điền

dã dân tộc học, căn cứ vào những câu chuyện kể trong dân gian, cũng như các

ghi chép trong các gia phả, sách cúng hương hỏa … có thể khẳng định , người

Sán Dìu là một nhánh của người Dao ở Trung Quốc, do điều kiện chiến tranh

loạn lạc, đã di cư vào Việt Nam cách ngày nay khoảng 300-400 năm.

Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu sinh sống nhất ở nước ta

(chiếm khoảng 29,59%). Theo số liệu thống kê năm 2009 người Sán Dìu ở

Đồng Hỷ có 16.322 người, họ có mặt ở khắp các xã và thị trấn. Người Sán

Dìu tập trung đông nhất ở các xã: Nam Hòa, Tân Lợi, Linh Sơn, Minh Lập

đặc biệt Nam Hòa có tời 5.923 người (2009). Từ lâu Nam Hòa đã được coi là

nơi tập trung cư dân Sán Dìu ở Thái Nguyên.

Người Sán Dìu có có mặt tại Việt Nam khoảng 300 năm, tổ tiên của họ

ở Quảng Đông (Trung Quốc). Theo gia phả của gia đình ông Ân Quang Liên

ở xóm Ao Lang xã Linh Sơn huyện Đồng Hỷ tổ tiên của họ xưa kia có nguồn

gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đông

(Trung Quốc). Đến Đông Triều Quảng Ninh là điểm đến đầu tiên sau đó là

Phấn Mễ (Phú Lương, Thái Nguyên) đến đời ông (là đời thứ 4) chuyển đến

Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Ân Quang Liên - xóm Ao Lang xã Linh

Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên).

Về tên gọi, măc dù tộc người Sán Dìu không phân thành nhiều nhóm

nhưng lại có rât nhiều tên gọi khác nhau. Người Sán Dìu không phân thành

nhiều nhóm nhuung lại có rất nhiều tên gọi khác nhau. Người Sán Dìu tự gọi

mình là Déo Nhín, theo âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân, tức người Dao ở trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

núi. Các dân tộc xung quanh lại gọi họ với nhiều tên gọi khác nhau dựa vào

đặc điểm canh tác, nhà ở, đặc điểm y phục, như: Trại Đất (người trại ở nhà

đất), Trại Ruộng để phân biêt với Trại Cao ở nhà sàn - người Cao Lan, Mán

Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao…. Những tên gọi trên vẫn còn

tồn tại, nhưng tên chính thức trên các văn bản nhà nước của tộc người này là

Sán Dìu.

1.2. Địa bàn cư trú.

Đồng Hỷ là một huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3km về

phía Tây Bắc. Theo “Đại nam nhất thống trí” vào đời Lê, năm Hồng Đức 21

(1490) huyện Đồng Hỷ thuộc xứ Thái Nguyên. Đến năm Minh Mệnh thứ 16

(1835) Đồng Hỷ có 9 tổng 33 xã, trang phường. Huyện lỵ đặt ở xã Huống

Thượng (15, Tr.931).

Năm 1957 theo quyết định của thủ tướng chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc

huyện Yên Thế (Bắc Giang) sát nhập vào Đồng Hỷ, huyện Đồng Hỷ lúc này

có 29 xã. Năm 1958 Chính phủ quyết định lấy một phần của xã Đồng Bẩm,

Cao Ngạn, Hóa Thượng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến

Thắng thuộc thị xã Thái Nguyên. Năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng (sau này là

chính phủ) ra quyết định về điều chỉnh địa giới một số huyện, thành phố thuộc

tỉnh Bắc Thái. Theo đó Đồng Hỷ bàn giao cho thành phố Thái Nguyên 7 xã:

Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Thịnh Đán, Tích

Lương; giao cho huyện Phổ Yên 2 xã Bình Sơn, Phúc Tân. Đồng Hỷ tiếp

nhận lại của thành phố Thái Nguyên xã Đồng Bẩm và tiểu khu Chiến Thắng,

thị trấn Núi Voi, thị trấn Trại Cau và tiếp nhận từ huyện Võ Nhai 4 xã: Tân

Long, Vân Lăng, Hòa Bình, Quang Sơn. Năm 2008 theo quyết định của thủ

tướng Chính phủ Đồng Hỷ cắt 2 xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn cho thành phố Thái

Nguyên. Đến này huyện Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính trong đó có 15 xã

và 3 thị trấn. Đồng Hỷ hiện nay có 3 thị trấn: Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!