Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

văn hóa nhật và tác động đến hoạt động thương mại
MIỄN PHÍ
Số trang
28
Kích thước
330.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1914

văn hóa nhật và tác động đến hoạt động thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1945 đất nước Nhật Bản bị tàn phá nặng nề.

Nhưng chỉ vài năm sau đó Nhật Bản đã tiến lên trở thành một đất nước thần kì trong giai

đoạn 1966 – 1973. Sự phát triển đó được thế giới chú ý và nhiều người đã tìm hiểu những

nhân tố nào giúp phục hồi và vươn lên nhanh một cách đáng kinh ngạc. Một trong những

nhân tố được chú ý nhiều đó là phong cách hay đặc trưng văn hoá trong kinh doanh của

người Nhật chứa đựng trong các mô hình quản lý, sản xuất, tiêu thụ và lưu thông sản phẩm

và trong tính cách, tâm lý người Nhật trong khi kinh doanh.

Việc tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá

được với họ và hiểu được các giá trị đã hình thành nên hành vi và giáo tiếp của họ, cũng

như để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm ăn

lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ. Ngoài ra, qua đó, ta có thể học hỏi

được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong cách phương thức, quan niệm và mô hình quản

lý,làm việc hiệu quả của họ

Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã và đang, sẽ làm việc với Việt Nam, mối quan hệ

giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn. Trong quá trình tiếp xúc, giao

thiệp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảm thấy lúng túng hoặc không hiểu

nhiều về họ và ngược lại, khiến cho công việc giữa hai bên không đạt được hiệu quả cao,

hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ăn hay phải chịu thiệt thòi hơn…. Do vậy, ngày nay việc

tìm hiểu về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất

cần thiết và hữu ích cho chúng ta.

Người Nhật hay thương gia Nhật quan niệm trước hết tự coi mình là một người Nhật

thực sự, xí nghiệp là hàng thứ hai. Tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật thì chắc

chắn là không thể không tìm hiểu về chủ thể của nền văn hoá kinh doanh đó là người Nhật.

Mark Zimmeran – một nhà kinh doanh nổi tiếng người Mỹ, và là cố Chủ tịch Phòng

thương mại của Mỹ ở Nhật Bản năm 1981 – đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với

người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người

Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với

người Nhật”.

I. Sơ lược về các yếu tố văn hoá Nhật Bản và ảnh hưởng của chúng đến tính cách

người Nhật:

1. Con người:

Nhật Bản là một trong những nước có thành phần

dân tộc thuần nhất với hơn 99% dân số là người

Nhật, số ít ỏi còn lại là người Ainu (một tộc người

cổ xưa nhất ở Nhật Bản, chủ yếu sống ở

Hokkaido), người Triều Tiên (phần lớn di cư sang

trong chiến tranh thế giới lần hai), người Trung

Quốc và một số ít các cư dân từ nước khác đến cư trú tập trung theo khu vực riêng. Tuy

nhiên, ý thức dân tộc thuần nhất của họ rất cao nên cho dù những người thuộc thiểu số gần

1% dân số dù đã sinh sống ở Nhật lâu đời vẫn không được đa số người Nhật xem là

“người Nhật”. Do hầu như thuần nhất như thế, nên Nhật Bản có một nền văn hoá và trạng

thái tâm lý khá thống nhất và tự cho họ là dòng giống thượng đẳng, tự tôn dân tộc cao….

Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến hơn 6.800

hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku). Tính chất đảo mang

đến cho Nhật Bản những khó khăn (khó giao lưu, giao thông …) và thuận lợi (trong lịch sử

tránh được các cuộc chiến tranh xâm chiếm của người Trung Hoa, Nguyên Mông …)

nhưng đã làm nên tính thống nhất và thuần nhất của nền văn hoá văn minh dân tộc Nhật.

Do vị trí đặc biệt này nên người Nhật có được thế chủ động tiếp thu có chọn lọc và tiếp

biến các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác (Trung Hoa,…) tạo thành nền văn hoá riêng

mang bản sắc của họ. Tính chất đảo cũng đem lại cho người Nhật tâm lý “đảo quốc”

(shimakuni), khiến họ vừa hiếu khách, vừa dè dặt trong giao tiếp, quan hệ với người khác,

vừa tự tôn dân tộc, vừa tự ti, mặc cảm, có thái độ bài ngoại,…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!