Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa ứng xử của người nhật trong cuộc sống hàng ngày
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1730

Văn hóa ứng xử của người nhật trong cuộc sống hàng ngày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT

TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Biên Hòa, tháng 8 năm 2022

LỜI CẢM ƠN

Từ hồi còn nhỏ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã được học hoặc được nghe câu tục

ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ này là một lời nhắc nhở chúng ta về

công ơn của những người làm Thầy. “Thầy” không chỉ là thầy cô giáo ở trường mà “thầy”

còn là ông bà, cha mẹ; là đồng nghiệp, bạn bè; là những người đã giúp đỡ chúng ta dù ít

hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Tôi cảm thấy vốn kiến thức của mình như hạt cát trong sa mạc, vì thế chắc chắn có

rất nhiều thiếu sót. Kính mong Quí thầy cô xem xét và góp ý để kiến thức của tôi ngày

càng được hoàn thiện hơn.

Trân trọng

Trong thời gian học tại trường Đại học Lạc Hồng, tôi đã nhận được rất nhiều dự giúp

đỡ từ Quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến Quý Thầy Cô của Trường Đại học Lạc Hồng đã truyền đạt cho tôi những

bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu. Và đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn đến giáo

viên đã hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu - Cô . Cô đã tận tình hướng dẫn tôi từ

những ngày đầu cho đến khi hoàn thành bài nghiên cứu. Nếu không có cô hướng dẫn tôi

nghĩ bài nghiên cứu của tôi sẽ không thể hoàn thiện và đạt kết quả tốt.

Khi bắt đầu nghiên cứu tôi gặp rất nhiều khó khăn trong mọi vấn đề. Mỗi một khía

cạnh tìm hiểu đều khiến tôi bỡ ngỡ, lúng túng không biết sẽ xử lí như thế nào. Tuy nhiên

càng tìm hiểu tôi lại càng phát hiện ra được nhiều điều mới mẻ, hiểu sâu hơn những kiến

thức mà mình đã được học. Với sự chỉ bảo, góp ý của Cô cùng sự nỗ lực của bản thân tôi

đã hoàn thành được bài nghiên cứu này.

Một lần nữa, tôi cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Lạc Hồng và Cô. Kính chúc

Quý Thầy Cô và Cô sức khỏe dồi dào để tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình là truyền

đạt kiến thức cho thế hệ mai sau!

MỤC LỤC

DẪN LUẬN .........................................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................1

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................................2

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................4

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................5

6. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................................5

NỘI DUNG..........................................................................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ................................................6

1.1 Tổng quan về văn hóa ứng xử ....................................................................................6

1.1.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa ứng xử ................................................................6

1.1.1.1 Khái niệm văn hóa............................................................................................6

1.1.1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử ..............................................................................7

1.2. Đặc trưng của văn hóa ứng xử...................................................................................9

1.3. Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử .......................................................................10

1.4. Tác động của văn hóa ứng xử đến sự phát triển xã hội...........................................10

1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử..................................................................14

1.5.1. Chủ quan...........................................................................................................14

1.5.2. Khách quan.......................................................................................................15

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ

NHIÊN, XÃ HỘI ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT...........................16

2.1. Tổng quan về Nhật Bản...........................................................................................16

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................16

2.1.2. Kinh tế- xã hội..................................................................................................20

2.1.2.1. Kinh tế ...........................................................................................................20

2.1.2.2. Xã hội ............................................................................................................21

2.1.3. Văn hoá.............................................................................................................23

2.2. Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội đến văn hóa ứng xử của người Nhật25

2.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ...................................................................25

2.2.2. Ảnh hưởng của xã hội ......................................................................................28

Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI NHẬT.................30

3.1. Khái quát về văn hóa ứng xử của người Nhật.........................................................30

3.1.1. Sự hình thành văn hóa ứng xử của người Nhật................................................30

3.1.2. Một số khía cạnh trong văn hóa ứng xử của người Nhật .................................32

3.1.2.1 Ứng xử với tự nhiên .......................................................................................32

3.1.2.2 Ứng xử ở nơi làm việc....................................................................................32

3.1.2.3. Ứng xử với người nước ngoài .......................................................................36

3.1.2.4. Ứng xử trong gia đình ..................................................................................37

3.1.2.5. Ứng xử bản thể ..............................................................................................39

3.2. Đặc trưng văn hóa ứng xử thường ngày của người Nhật ........................................40

3.2.1. Văn hóa ứng xử ở nơi công cộng .....................................................................40

3.2.2. Văn hoá ứng xử với hàng xóm .........................................................................47

3.2.3. Văn hoá ứng xử với người lạ............................................................................48

3.2.3.1. Ứng xử với nhân viên bưu tá.........................................................................48

3.2.3.2. Ứng xử với nhân viên bảo trì/ sửa chữa ........................................................49

3.2.3.3. Ứng xử với nhân viên giao nhận hàng hoá....................................................49

3.2.4. Văn hóa ứng xử trong bữa ăn hàng ngày..........................................................49

3.3. Đánh giá về văn hóa ứng xử của người Nhật ..........................................................53

3.3.1. Những ưu điểm.................................................................................................53

3.3.2. Những nhược điểm...........................................................................................53

KẾT LUẬN .......................................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................57

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1 Bản đồ địa lý Nhật Bản ......................................................................................16

Hình 2. 2 Biểu đồ lượng mưa của Nhật Bản tại các tỉnh thành phố...................................18

Hình 2. 3 Cát ở bãi biển Nhật Bản có hình ngôi sao ..........................................................19

Hình 2. 4 Nghệ thuật Ikebana Nhật Bản.............................................................................24

Hình 2. 5 Trà đạo Nhật Bản................................................................................................25

Hinh 3. 1 Hình ảnh trên tàu điện tại Nhật Bản ...................................................................41

Hinh 3. 2 Người Nhật ăn mỳ Ramen..................................................................................43

Hinh 3. 3 Qui tắc ăn Sushi..................................................................................................44

Hinh 3. 4 Quy tắc uống rượu của người Nhật ....................................................................45

Hinh 3. 5 Bữa ăn quen thuộc của người Nhật Bản.............................................................50

Hinh 3. 6 Tổng hợp những điều cấm kị khi dùng đũa ở Nhật............................................52

1

DẪN LUẬN

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mỗi một đất nước, một vùng miền lại có một giá trị văn hóa và cách thức ứng xử

khác nhau. Hiểu rõ về văn hóa và cách ứng xử của một đất nước trước khi chúng ta đến

với đất nước đó chính là tôn trọng họ và tôn trọng chính bản thân mình. Văn hóa ứng xử

tồn tại trên thế giới từ khi trái đất còn đang ở thời nguyên thủy. Ứng xử nó xảy ra khi có

người với người hoặc với chính bản thân chúng ta. Văn hóa ứng xử được hình thành một

cách tự nhiên, chỉ đơn giản là hình thành theo các cá nhân, tập thể. Khi một đứa trẻ sinh

ra, không đồng nghĩa với việc cha mẹ phải dạy về văn hóa ứng xử mà đơn giản là đứa trẻ

được sinh ra và quan sát, học hỏi mà từ đó hình thành nền hành vi ứng xử dần dần sẽ là

văn hóa ứng xử.

Văn hóa ứng xử tồn tại ở bất kỳ một xã hội nào. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có

cho mình những bản sắc văn hóa ứng xử riêng không hòa lẫn vào đâu được. Ví dụ như ở

Hàn Quốc, trước khi ăn cơm người ta sẽ chúc mọi người ăn ngon miệng. Họ ăn rất nhiều

và đưa một phần thức ăn lớn vào miệng nhai. Đó là để thể hiện sự ngon miệng và tôn

trọng người nấu ăn. Tuy nhiên ở phương Tây các phần ăn đều rất ít và họ thường chia ra

từng đĩa cho mỗi cá nhân để tránh việc gắp chung đũa, ăn chung nồi. Còn ở Việt Nam thì

khi ăn phải mời từ người lớn tuổi nhất xuống và ăn uống từ tốn, khoanh chân. Tuy nhiên,

ta không thể chỉ trích bất kỳ một nét văn hóa nào cả vì đó là nét đẹp riêng biệt của mỗi

quốc gia trên thế giới.

Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa cực kỳ độc đáo và đa

dạng. Không những thế, đất nước này còn nổi tiếng về những cảnh đẹp được thiên nhiên

ưu ái như hoa anh đào, núi Phú Sĩ,….; con người Nhật Bản có phong cách ứng xử nhã

nhặn và trách nhiệm nhất thế giới. Quốc gia này đã khiến cả thế giới ngã mũ kính phục vì

những nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Nhật Bản chính là một quốc gia có văn hóa ứng xử

có thể được coi là phức tạp trên thế giới, bởi vì ở đây là một quốc gia có nền văn hóa lâu

đời. Đặc biệt là văn hóa ứng xử, người Nhật Bản rất coi trọng lễ nghi và phép lịch sự, các

2

quy tắc ứng xử ở mỗi một vị trí, không gian và thời gian cũng sẽ có sự thay đổi trong văn

hóa Nhật. Do đó, trong văn hóa ứng xử hàng ngày của người Nhật có rất nhiều điều đặc

biệt, độc đáo. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản,

tôi đã quyết định thực hiện đề tài với chủ đề “Văn hóa ứng xử của người Nhật trong

cuộc sống hàng ngày” để nghiên cứu sâu hơn về nét văn hóa ứng xử đặc trưng của người

Nhật Bản trong cuộc sống hàng ngày.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Có rất nhiều bài báo, tạp chí hay nghiên cứu liên quan đến văn hóa ứng xử ở nhiều

khía cạnh, cụ thể một số tác giả tiêu biểu dưới đây:

Một bài tạp chí của tác giả Mạch Lê Thu (2021), “Một số vấn đề lý luận về văn hóa

ứng xử nơi làm việc và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam”, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền. Bài báo nghiên cứu về văn hóa ứng xử nơi làm việc và ứng xử trên

mạng xã hội. Bài báo dẫn chứng về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh với tác phẩm “Sửa

đổi làm việc”, có đề cập đến phong cách làm việc nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”; phải giữ

kỷ luật, phải “chí công vô tư”. Tác giả nghiên cứu rằng, trong nơi làm việc phải thực hiện

theo hai cách, thứ nhất là nguyên tắc ứng xử và văn hóa nơi làm việc dựa trên hệ giá trị

(value-based), tư tưởng mà cơ quan, công sở đó theo đuổi (value-based CoC). Thứ hai là,

nguyên tắc ứng xử và văn hóa nơi làm việc dựa trên việc tuân thủ pháp luật và các quy

định (compliance-based). Ngoài ra, về khía cạnh văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tác giả

lấy dẫn chứng cụ thể về số liệu đo được trên Zalo, Facebook và kế thừa nghiên cứu văn

hóa giao tiếp Hofstede người thiết kế ra Chỉ số Khoảng cách Quyền lực (Power Distance

Index). Nghiên cứu Edward T.Hall (1976) đưa ra khái niệm giao tiếp dựa nhiều vào bối

cảnh và giao tiếp ít dựa vào bối cảnh. [1]

Một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Dực Quang, Nguyễn Thị Ngọc Hà

(2018), “Nghiên cứu về văn hóa ứng xử học đường và giáo dục văn hóa ứng xử học

đường” nghiên cứu là sự kết hợp của hai sinh viên ở hai trường Đại học là Đại học sư

phạm Hà Nội 2 và Đại học Đồng Tháp. Văn hóa ứng xử học đường và giáo dục văn hóa

ứng xử học đường đã được các nghiên cứu trong nước đề cập thông qua các hướng tiếp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!