Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa nghệ tĩnh thể hiện qua tục ngữ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
VĂN HÓA NGHỆ TĨNH THỂ HỆN QUA TỤC NGỮ
Người hướng dẫn:
TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Lương
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Công trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Kí tên
Nguyễn Thị Lương
3
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn:
TS. Lê Đức Luận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng, thư viện Đại học Vinh, và thư viện tỉnh Nghệ An đã giúp tôi trong
quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Lương
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ Tĩnh - vùng đất đã nuôi lớn, làm rạng danh bao thế hệ con người, nơi
sản sinh ra biết bao nhiêu người mà tên riêng của họ đã thành bất tử, vang vọng tới
núi sông, để rồi đi xa đến đâu người ta cũng tự hào nhắc hai từ “Xứ Nghệ”. Trong
lịch sử Nghệ Tĩnh, “xứ” là một đơn vị hành chính đi qua rất nhanh, khoảng 53 năm
(1456-1509) trong một lịch sử dài lâu hơn 2200 năm (kể từ đời Hán). Thế nhưng
“xứ” nhìn từ góc độ văn hoá lại sống mãi trong sách vở, trong ý thức, trong tâm hồn
người Nghệ Tĩnh và cả nước. Tự nó trở thành một chỉnh thể văn hoá toàn vẹn có
phong cách riêng, độc đáo, thống nhất mà phân cách địa lý qua thời gian “thương ải
tang điền” không chia cắt được. Vậy thiết nghĩ phải có một chất keo dính nào đó mà
cho đến nay, khi xứ Nghệ đã là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh riêng biệt nhưng cái
tên đó vẫn là cái bất biến trong vô số cái khả biến.
Xứ Nghệ không được tạo vật ưu ái, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt,
từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,... song vùng đất
còn được mệnh danh là địa linh nhân kiệt, là quê hương của những bậc danh nhân,
anh hùng, có một nền văn hoá dân gian vô cùng phong phú. Đã bao đời rồi cái gia
tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài
năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của người dân xứ Nghệ.
Nghiên cứu đề tài Văn hóa Nghệ Tĩnh thể hiện qua tục ngữ chính là tìm về
với cội nguồn lịch sử, văn hoá, tìm ra những giá trị chân chính được con người nơi
đây đúc kết trong ngôn ngữ, trong tính cách vừa mang đặc trưng địa phương lại vừa
thống nhất trong nền văn hoá, văn học dân gian dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu đề
tài mong muốn góp phần xác định rõ đặc điểm tục ngữ Nghệ Tĩnh cũng như khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của văn hoá xứ này. Hơn nữa, với đề tài “Văn hóa
Nghệ Tĩnh thể hiện qua tục ngữ” chúng tôi muốn thể hiện tình yêu tha thiết với xứ
Nghệ thân thương.
5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Văn hoá Nghệ Tĩnh thể hiện qua tục ngữ” cũng chính
là nghiên cứu văn học, văn hoá của mảnh đất xứ Nghệ nói riêng và dân tộc nói
chung. Với đề tài này, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, song đến nay vẫn chưa
có một công trình nào nghiên cứu sâu, có thể điểm qua một số công trình và một số
bài viết đã được xuất bản hay đang tải sau:
Nguyễn Nhã Bản, Bản sắc văn hoá của con người Nghệ Tĩnh (2001) có viết:
“...Còn tục ngữ có cấu trúc như một thông báo, một câu. Cả tục ngữ và thành ngữ
đều phản ánh nhận thức của con người về cuộc sống hay những kinh nghiệm của
con người về cuộc đời được lưu giữ trong những thành ngữ, tục ngữ” [3, tr.195].
Nguyễn Đổng Chi trong cuốn Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh (2003):
“Tục ngữ Nghệ Tĩnh rất phong phú. Ngoài những câu phổ biến dùng chung với cả
nước, ở đấy còn có những câu chỉ lưu hành riêng trong nội bộ địa phương mà không
lan rộng mấy. Có Trong tục ngữ có chứa đựng ngoài vốn từ ngữ dân tộc, có khi là
tiếng cổ, có khi là tiếng địa phương. Do đó, có một số câu tuy phổ biến, nhưng
trong đó có những tiếng quen dùng của xứ Nghệ nên có thể nhận ra nó từ Nghệ
Tĩnh đóng góp vào kho tàng chung”.. [4, tr.185].
Cũng trong cuốn sách này, Nguyễn Đổng Chi khẳng định: “Tục ngữ Nghệ
Tĩnh có một số câu về nội dung hình thức gần gũi với tục ngữ phổ biến. Ví dụ câu:
Con nhà đói, thói nhà quan. Nhưng cũng có một số câu thường là do thêm thắt vào
những câu tục ngữ phổ biến mà thành, nó trở nên một thứ dị bản của những câu phổ
biến. Ví dụ: Rán sành ra mỡ, hơ be (lọ) lấy dầu, Giận cá bằm thớt, (...). Tục ngữ
Nghệ Tĩnh đặc biệt có một số câu giống với tục ngữ Bình Trị Thiên (...). tục ngữ ở
đây nói chung là có lối nói hình ảnh, ví von, lối nói gắn liền với tư duy hình tượng,
dùng để diễn đạt những tư tưởng trừu tượng thích hợp với trình độ của quần chúng
ít học” [4, tr.187].
Trong bài báo khoa học Địa danh trong tục ngữ Nghệ Tĩnh của Nguyễn Nhã
Bản đăng trên http://dongphai.com: “Theo quan sát của chúng tôi, xét về độ dài thì
bao giờ tục ngữ cũng dài hơn thành ngữ và sự tồn tại của địa danh trong tục ngữ
6
nhiều hơn hẳn thành ngữ. Có lẽ lí do này được giải thích bằng những đặc trưng, nội
dung, kết cấu của từng đơn vị...tồn tại những tục ngữ và số lượng âm tiết giống nhau:
Trai Đông Thái gái Yên Hồ; Trai Đông Thái gái Phượng Lịch, Trai Cát Ngạn gái Đô
Lương” [2]. Đây có thể xem là những phát hiện về tục ngữ Nghệ Tĩnh.
Bài báo khoa học Sơ bộ nhận xét về vần trong tục ngữ Nghệ Tĩnh đăng trên
https://sites.google.com của tác giả Bình Sơn - Hà Nguyên Đối đã viết khá rõ về
vần trong tục ngữ Nghệ Tĩnh: “... Vần trong tục ngữ Nghệ Tĩnh không chỉ thực hiện
đầy đủ chức năng trên mà còn mang những nét đăc trưng, đặc sắc riêng biệt của
phương ngữ so với tiếng Việt văn hoá. Trong đó tục ngữ không có vần chiếm tỉ lệ
37 % (...). Tục ngữ có vần: vần liền, vần cách (vần cách một âm tiết, vần cách hai
âm tiết, vần cách ba âm tiết, vần cách bốn âm tiết, vần cách năm âm tiết) và vần
chân” [18]. Từ đó tác giả đã đi tới khẳng định: “Qua khảo sát, các loại vần trong tục
ngữ Nghệ Tĩnh : vần cách có số lượng cao nhất, thứ đến là vần liền, thứ ba là tục
ngữ không mang vần và thứ tư là vần chân” [18].
Như vậy có thể khẳng định rằng, tục ngữ Nghệ Tĩnh đang là sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, nhưng với đề tài “Văn hoá Nghệ Tĩnh thể hiện qua tục ngữ”
thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và có quy mô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Văn hoá Nghệ Tĩnh thể hiện qua tục ngữ
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát trong cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ
Nghệ Tĩnh (2002), Nxb Nghệ An, Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp
khác có liên ngành ngôn ngữ, văn hoá nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình nghiên
cứu.
7
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được
chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đời sống văn hóa phi vật thể của người Nghệ Tĩnh thể hiện qua
tục ngữ
Chương 3: Đời sống văn hóa vật thể và văn hóa xã hội của người Nghệ Tĩnh
thể hiện qua tục ngữ
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái lược về văn hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
“Từ văn hoá có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội
hàm hết sức khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng
để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá); theo nghĩa chuyên
biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá Đông Sơn) ,...” [19, tr.20]
Theo nghĩa hẹp văn hoá khu biệt với chính trị, kinh tế, tư tưởng, khoa học,
giáo dục, nghệ thuật. Tác giả Edouard Heriot phát biểu về khía cạnh bản chất của
văn hoá “VĂN HÓA là cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người
ta đã học tất cả” [Dẫn theo 19, tr.4].
Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm tất cả những giá trị vật chất, tinh thần mà
con người tạo nên khác với tự nhiên. Theo nghĩa này Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày như ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là VĂN HÓA. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã
sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
[Dẫn theo 19, tr.4].
Theo Federico, Tổng giám đốc UNESCO phát biểu trong hội nghị liên chính
phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise thì “Đối với một số người,
văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác trong tư duy và sáng tạo; đối với người khác
văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối
sống và lao động” [Dẫn theo 19, tr.20]. Khái niệm văn hoá theo cách hiểu thứ hai
được nhiều người thừa nhận, được xem như một khái niệm thuộc phạm trù văn hoá
học.