Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa nghe nhìn của người Chăm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ẳD£-?
=^8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ H ồ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC
---------- oOo----------
|i
THÀNH THỊ HồNG CAM
MSSV : 50460015
LỚP : DN04VH
jụĩ - i
VĂN HOÁ NGHE NHÌN
CỦA NGƯỜI CHĂM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH VẢN hoa đô ng nam á
KHOÁ 2004 - 2008
TBưOllS Pậl HỘC MỞ TP.HCW
THƯ VIỆN
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHÚ VĂN HẲN
THÀNH PHÔ' HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2008
ti
PHẦN MỞ ĐÀU
1
1. Lý do chọn đề tài
Người Chăm là một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam thống nhất, sinh sống lâu đời và có một nền văn hoá rực rỡ, độc đáo. Trong
bức tranh đa màu sắc của nền văn hoá Việt Nam, văn hoá Chăm có những nét
đặc thù.
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức,
sự đa dạng văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc đang được đề cao ở tầm cao mói.
Văn hoá và biểu hiện văn hoá của mỗi tộc người ngày càng được nghiên cứu sâu
hom, kỹ hom với một sự tôn trọng, bình đẳng.
Người Chăm cũng như các dân tộc, tộc người khác ở Đông Nam Á, đều có
nền văn hoá bản địa chung của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trải qua những giai
đoạn lịch sử đầy biến động thăng trầm, văn hoá của người Chăm biến đổi đồng
hành cùng diễn trình vận động trong không gian, qua thời gian của sự tiếp biến,
sự giao thoa, hoà nhập giữa những yếu tố văn hoá nội sinh và ngoại sinh. Tuy đã
có hàng nghìn công trình nghiên cứu về văn hoá Chăm, nhưng cho đến nay văn
hoá Chăm vẫn đầy bí ẩn, nhất là mảng văn hoá phi vật thể. Chính điều đó đã
không ngừng cuốn hút các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Gần đây, truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh, sự
bùng nổ của Internet và các phưomg tiện truyền thông khác đã tác động nhiều đến
đời sống con người và đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần quan tâm, nhất là ở các
vùng đồng bào thiểu số. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn mới mẻ đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, theo đó cũng có rất ít công trình nghiên cứu về
vấn đề này và càng hiếm hoi hom đối với lĩnh vực truyền thông đại chúng ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Chăm.
Người Chăm là một cộng đồng năng động, ưong xu thế phát triển hiện nay
người Chăm đã tiếp nhận hết sức đa dạng các phưomg tiện truyền thông và cũng
chịu ảnh hưởng không ít từ loại hình này. Đặc biệt tiếng dân tộc Chăm trong lĩnh
vực phát thanh truyền hình Việt Nam cấp trung ưomg và địa phưomg đã tác động
nhiều mặt đến văn hoá, xã hội của người Chăm, cũng như các giá trị ngôn ngữ
ngày càng được nâng cao trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội Chăm.
2
Việc nghiên cứu đề tài “Văn hoả nghe nhìn của người Chăm” là nền
tảng quý báu góp phần hiểu biết thêm tinh hoa văn hoá của dân tộc Chăm, trước
tiên trong văn hoá nghe nhìn và góp phàn hiểu biết thêm cộng đồng các dân tộc
Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu
Là sinh viên được đào tạo chuyên ngành văn hoá, đề tài “Văn hoá nghe
nhìn của người Chăm” được chọn làm khoá luận tốt nghiệp nhàm giúp cho bản
thân có điều kiện tiếp xúc vói thực tế, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học
giải quyết các vấn đề nghiên cửu, góp phần hiểu sâu hon về văn hoá dân tộc
Chăm trong thời kỳ hiện đại cũng như văn hoá Chăm trong lĩnh vực tiếp cận
truyền thông đại chúng. Điều đó còn có ý nghĩa góp phần bổ sung vốn tài liệu để
từ đó chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về văn hoá dân tộc Chăm nói
riêng và bổ sung tư liệu vào nền văn hoá Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá, tôn giáo, xã hội,
ngôn ngữ.... của người Chăm nhưng có rất ít các công trình đề cập đến việc tiếp
nhận các phương tiện truyền thông đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
này. Trong các công trình liên quan đến đề tài “Văn hoá nghe nhìn cửa người
Chăm” có thể kể đến:
Trước năm 1975 tại miền Nam có tiểu luận cao học xã hội của Đào Quang
Mỹ: “Điều tra về vô tuyến truyền hình của xã hội Việt Nam” viết về truyền hình
ở Sài Gòn (Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1970); “Bốn lý thuyết về
báo chỉ, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh” do Nguyễn Đình Tuyến dịch (Việt
Nam và Thế giới thời báo xuất bản, Sài Gòn, năm 1972);...
Sau năm 1975, liên quan đến đề tài này có “Các báo cáo về việc thực
hiện QĐ 53/CP cửa Hội đồng Chính phủ cũng như các bài viết về văn hoá
trong truyền thông đại chúng ở đồng bào dân tộc Chăm” (báo cáo của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, năm 1980)1 trình bày tình
hình thực hiện nhiệm vụ này, qua đó trình bày một số thành quả ban đầu của phát
1 Uỷ ban Dân tộc của Chính Phủ.
3
thanh truyền hình ở vùng đồng bào Chăm và chưomg trình tiếng Chăm thực hiện
tại các phương tiện truyền thông; “Truyền thông đại chúng nhập môn” của
Huỳnh Văn Tòng (Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, năm
1993); Viết về lĩnh vực truyền hình có luận án tiến sĩ của Đinh Quang Hưng, đề
tài: “Những phương pháp và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm
truyền hình cho phù hợp với yêu cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay”
(Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 1996).
Ngoài “Ngôn ngữ Chăm với việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc”
của Phú Văn Hẳn (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999) và “Tiếng dân tộc
trong truyền thông đại chúng” do Phú Văn Hẳn thực hiện vào năm 2008 (Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ); hoặc Bùi Khánh Thế trong bài ‘Tiếng Chăm
trên sóng điện và các vấn đề ngôn ngữ học”; cần kể thêm một số công trình viết
về truyền thông trong đó có nói đến truyền hình như “Chân dung công chúng
truyền thông” của Trần Hữu Quang (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001);
“Truyền thông đợi chúng - những kiến thức cơ bản” do Trần Hậu Thái dịch (từ
Claudia Mast), năm 2003; “Văn hoá nghe nhìn và giói trẻ” của Đỗ Nam Liên
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2005); “Công tác truyền hình bằng tiếng
dân tộc thiểu số” của Đài Truyền hình Việt Nam (báo cáo của Uỷ ban Dân tộc,
năm 2006); “Phát thanh dân tộc thiểu số” của Đài Tiếng nói Việt Nam (báo cáo
của Uỷ ban Dân tộc, năm 2006).
Đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào thể hiện một cách có hệ
thống (đã công bố) về khía cạnh văn hoá trong lĩnh vực phát thanh truyền hình
của tiếng dân tộc Chăm. Tuy nhiên các công trình và các tài liệu kể trên ở nhiều
gốc độ khác nhau, cũng như bài giảng của Lê Khắc Cường2 về những vấn đề có
tính đại cương liên quan đến “Truyền thông đại chúng các nưởc Đông Nam Ả ”
giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Khoá luận đề tài “Văn hoá nghe nhìn của người Chăm” tập trung tìm
hiểu về khía cạnh văn hoá trong lĩnh vực phát thanh truyền hình tiếng Chăm và
2 Ts. Lê Khắc Cường, Gv thinh giảng tại Khoa Đông Nam Á, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
4
của người Chăm. Đối tượng chính của đề tài sẽ tập trung khảo sát việc tiếp xúc,
tiếp nhận văn hoá nghe và nhìn của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và
Nam Bộ. Đây là các cộng đồng địa phương tiêu biểu của người Chăm và có
những đặc thù trong việc tiếp nhận văn hoá nghe nhìn cũng như có Chương trình
tiếng Chăm trong Đài phát thanh truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam (cụ thể
là Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận đặt tại thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh
Thuận; Đài phát thanh truyền hình Bình Thuận đặt tại thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận; Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí
Minh... ). Đồ tài nghiên cứu chú trọng khảo sát người Chăm có mối quan tâm
như thế nào đến phát thanh, truyền hình và loại hình này tác động như thế nào đến
đời sống văn hoá người Chăm hiện tại và tương lai cũng như trong việc bảo tồn
và phát triển văn hoá dân tộc của người Chăm hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp khoa học, người nghiên cứu thực hiện điền dã tại
vùng người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí
Minh và An Giang, phỏng vấn ngẫu nhiên và phỏng vấn chuyên gia, kết họp thu
thập thông tin và xử lý số liệu, nghiên cứu tài liệu về dân tộc, ngôn ngữ dân tộc,
kinh tế - xã hội của ngưòi Chăm.
Đe hoàn thành đề tài khoá luận này, người thực hiện cố gắng vận dụng các
phương pháp khác nhau để nghiên cửu đề tài ở khía cạnh văn hoá và văn hoá học,
vì vậy phương pháp văn hoá học được chú trọng vận dụng cùng với các phương
pháp khoa học tiếp giáp như dân tộc học, ngôn ngữ học và điều ưa xã hội học để
cho kết quả tin cậy.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với kết quả nghiên cứu của đề tài “Văn hoá nghe nhìn cửa người
Chăm”, hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hoá của người Chăm qua
việc tiếp nhận truyền thông đại chúng đặc biệt là phát thanh truyền hình nói
chung và Chương trình tiếng Chăm ưong lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Qua
đó đề tài sẽ hướng đến một tầm nhìn hệ thống hơn về tiếp nhận và tiếp xúc các
phương tiện nghe nhìn cũng như các phương tiện truyền thông ưong thòi kỳ hiện
5
đại và hội nhập, góp phần định hướng phát triển bền vững cộng đồng Chăm. Tài
liệu của khoá luận giúp cho những nghiên cứu tiếp tục về văn hoá nghe nhìn và
văn hoá Chăm.
7. Bố cuc
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo khoa học tập trung trình bày thành
3 chương:
Trong Chương 1: về “Cơ sở lý luận và thực tiễn” (từ tr. 10 - tr.29) trình
bày 3 mục chính, gồm: 1.1. Một số khái niệm về phương tiện nghe nhìn; 1.2.
Khái quát về văn hoá nghe nhìn; 1.3. Vài nét về văn hoá dân tộc Chăm.
Trong Chương 2: về “Phát thanh truyền hình tiếng Chăm” (từ tr. 30 - tr.
49) trình bày 2 mục chính, gồm: 2.1. Phát thanh truyền hình tiếng dân tộc thiểu
số; 2.2. Tiếng Chăm ưên phát thanh truyền hình.
Trong Chương 3: về “Người Chăm với văn hoá nghe nhìn hiện nay (từ tr.
50 - ư. 72) trình bày 3 mục chính, gồm: 3.1. Việc tiếp nhận phương tiện nghe
nhìn của người Chăm; 3.2. Tác động của phát thanh truyền hình với người Chăm;
3.3. Xu hướng tiếp nhận văn hoá nghe nhìn của người Chăm.
Kết luận:
Là một số đề xuất nhằm phát triển, phát huy các phương tiện truyền thông
đại chúng góp phần nâng cao đời sống văn hoá vùng đồng bào Chăm.
Luận văn còn có các tài liệu tham khảo và phụ lục gồm nguồn thống kê số
liệu, phiếu thăm dò ý kiến và hình ảnh.
PHAN NÖI DUNG