Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang (từ 1945 đến 2010)
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
884.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1306

Văn hóa bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang (từ 1945 đến 2010)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Lãnh Thị Duyên

VĂN HÓA BẢN CỦA NGƢỜI TÀY – NÙNG Ở HUYỆN

SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG (TỪ 1945 ĐẾN 2010)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên – Năm 2011

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn đúng sự

thật, là kết quả của sự tìm tòi, tổng hợp, khái quát trên cơ sở nhiều nguồn tài

liệu khác nhau. Đặc biệt là nguồn tư liệu điền dã tại địa phương – huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc Giang. Luận văn được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 12

năm 2010 đến tháng 8 năm 2011.

Ngƣời cam đoan

Lãnh Thị Duyên

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

MỤC LỤC........................................................................................................ii

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................ 3

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu: ............... 6

3.1. Mục đích nghiên cứu: .......................................................................... 6

3.2. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 6

3.3. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................ 6

3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................... 6

4. Nguồn tư liệu: ............................................................................................ 6

5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 7

6. Đóng góp của luận văn: ............................................................................. 7

7. Cấu trúc của luận văn:................................................................................ 8

Chƣơng1. Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của ngƣời Tày- Nùng ở

huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. ........................................................... 9

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. .............................................................. 9

1.2. Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Sơn Động. ................ 13

1.2.1. Kinh tế:............................................................................................ 13

1. 2.2. Văn hoá xã hội và truyền thống:.................................................... 16

1. 3. Nguồn gốc của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động. ....................... 17

1. 3.1. Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dân ở huyện

Sơn Động. ................................................................................................. 17

1.3.2 Nguồn gốc của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động.................... 18

Tiểu kết: ....................................................................................................... 22

Chƣơng 2. Văn hoá bản của ngƣời Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh

Bắc Giang từ năm 1945 đến 1986 .......................................................... 23

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1. Khái niệm “bản” và “văn hoá bản”....................................................... 23

2.1.1. Khái niệm “bản”. ............................................................................ 23

2.1.2. “Văn hoá bản”................................................................................. 23

2.2. Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của bản............................. 25

2.3. Kết cấu xã hội của bản. ......................................................................... 36

2.3.1. Quan hệ gia đình, dòng họ.............................................................. 36

2.3.2. Bộ máy quản trị của bản. ................................................................ 41

2.3.3. Luật tục của bản.............................................................................. 43

2.3.4. Kết cấu dân cư. ............................................................................... 45

2.3. 5. Tổ chức dân dã............................................................................... 54

2.4. Một số yếu tố văn hoá vật chất và tinh thần của dân bản. .................... 57

2.4.1. Văn hóa vật chất. ............................................................................ 57

2.4.2. Văn hóa tinh thần............................................................................ 73

Tiểu kết: ..................................................................................................... 111

Chƣơng 3. Những biến đổi của văn hoá bản ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc

Giang từ sau 1986 đến 2010. ................................................................ 113

3.1. Cơ cấu tổ chức. ................................................................................... 113

3.2. Quan hệ làng bản................................................................................. 116

3.3. Những biến đổi về văn hoá. ................................................................ 120

3.4. Sự giao thoa văn hoá tộc người ở huyện Sơn Động. .......................... 129

3.4.1. Giao thoa văn hoá và những biểu hiện. ........................................ 129

3.4.2. Ý nghĩa của sự giao thoa văn hoá tộc người ở huyện Sơn Động. 136

Tiểu kết: ..................................................................................................... 140

Phần kết luận.............................................................................................. 141

Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 144

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta có 54 thành phần dân tộc cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có

một bản sắc văn hoá riêng. Cùng với những biến động của lịch sử qua dòng

chảy thời gian, văn hoá của mỗi dân tộc cũng vận động và biến đổi theo

những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa

và hoà quyện, đan xen những yếu tố cũ và mới, tuy hoà nhập mà không hoà

tan. Để rồi làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc. Như một

bông hoa rực rỡ sắc hương nhưng không thể nhầm lẫn với một bông hoa nào

khác trong vườn hoa văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Với sự phát triển như vũ bão của thế giới về mọi mặt, với xu thế toàn

cầu hoá đã tạo điều kiện cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới có cơ hội

để phát triển toàn diện: Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập. Từ

đó có điều kiện để giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hoá mới, làm giàu

thêm cho bản sắc văn hoá của dân tộc mình: Vừa đậm đà lại vừa phong phú.

Tuy nhiên, thời cơ đấy mà thách thức cũng là đấy. Bên cạnh sự phát triển là

nhiều nguy cơ trước mắt cũng như nguy cơ tiềm ẩn lâu dài và âm ỉ. Đó là sự

phá hoại của các lực lượng thù địch đang tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn

biến hòa bình. Mà đối tượng chính chúng nhằm vào chính là các dân tộc thiểu

số sinh sống ở những vùng núi cao và những khu vực biên cương của tổ quốc,

nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá

còn thấp. Bởi vậy, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đặc

biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phải hiểu biết, bảo tồn và phát huy

những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, tránh để kẻ xấu lợi dụng.

2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, có thể khẳng định việc bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc

đang là vấn đề cấp thiết, vừa mang tính thời sự, vừa là chiến lược văn hoá lâu

dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới và đã có rất nhiều văn kiện

Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ chương, giải pháp cụ thể đối với

việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc bịêt là vùng dân tộc

thiểu số.

Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V, khoá VIII Đảng

chủ chương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều

kiện cần thiết để văn hoá các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các

dân tộc Việt Nam. Năm 1991, Trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Đảng ta đã xác định: Tôn trọng lợi ích,

truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, đồng

thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, thẩm mĩ, các di sản văn hoá,

nghệ thuật của dân tộc. Trong cộng đồng đa dân tộc, người Tày chiếm tỉ lệ

đứng thứ hai sau người Kinh. Người Nùng cũng có dân số rất đông đảo. Trên

địa bàn huyện Sơn Động, do sự tổng hợp nhiều điều kiện như: điều kiện về

lịch sử, địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội quy định nên người Tày - Nùng

chiếm số lượng đông đảo nhất (chiếm 58% theo số liệu thống kê năm 2010)

trong tổng số các dân tộc thiểu số ở trong huyện. Dù ở đâu, ngưòi Tày - Nùng

vẫn luôn có ý thức giữ gìn một nền văn hoá vốn rất độc đáo và đa dạng. Tuy

nhiên, dưới thời đại của nền kinh tế thị trường phát triển mạnh ở mọi nơi, văn

hoá của người Tày - Nùng ở huyện Sơn động đã và đang dần bị mai một bởi

nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản thân tôi cũng là người dân tộc Nùng.

Nhưng do sinh sống từ lâu đời ở địa bàn thôn Cẩm Đàn thuộc xã Cẩm Đàn -

Nơi có đông đảo người Kinh cùng sinh sống nên những bản sắc văn hoá của

dân tộc mình tôi hầu như chỉ còn được biết đến qua lời kể của ông bà và

những người cao tuổi. Với tình yêu quê hương, mong muồn giữ gìn và phát

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; mong

muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu những giá trị văn hoá

đang dần mất đi và phát huy những giá trị văn hoá đang còn được bảo tồn của

dân tộc mình nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. Tôi

quyết định chọn vấn đề “Văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc giang (từ 1945 đến 2010)” làm đề tài luận văn của mình. Hơn

nữa, tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở huyện vùng cao Sơn

Động - Nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đặc biệt là người

Tày - Nùng. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu còn với mục đích phục vụ cho

quá trình giảng dạy lịch sử địa phương, giảng dạy ngoại khoá nhằm giáo dục

cho các thế hệ học sinh lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, với

dân tộc mình. Đó cũng chính là những mục đích mà luận văn này hướng tới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Văn hoá là một lĩnh vực tương đối rộng lớn và hấp dẫn đối với những

nhà nghiên cứu. Nói đến văn hóa của người dân tộc thiểu số, chúng ta thấy

rằng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu hoặc là toàn diện, hoặc ở

những góc độ khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau. Về vấn đề văn hoá

của người Tày, Nùng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứư đề cập tới,

như một số công trình sau đây:

- Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt

Nam” của các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn do Nxb (Nhà xuất bản)

Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1968. Cuốn sách đã giới thiệu sơ lược

về làng bản và những nét văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng.

- Các tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô đã biên soạn cuốn “Văn hóa Tày

– Nùng” do Nxb Văn hóa xuất bản năm 1984 đã có nội dung nghiên cứu về

văn hóa của người Tày – Nùng rất phong phú như: Những tập tục cưới xin,

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ma chay, sinh đẻ, cúng giỗ, ăn mừng sinh nhật, mừng thọ, làm nhà, ăn mừng

nhà mới…Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị cao, rất có ý nghĩa đối

với việc nghiên cứu khoa học.

- Năm 1992, viện dân tộc học đã xuất bản cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng

ở Việt Nam”. Đây là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều

kiện tự nhiên; dân cư Tày, Nùng; lịch sử hình thành tộc người; các hình thái

kinh tế, hình thái văn hoá, tổ chức xã hội, cho đến các yếu tố văn hóa như:

Nghi lễ đám cưới, đám tang; tục lệ sinh đẻ, làm nhà mới và tôn giáo, tín

ngưỡng…Các vấn đề này đã được trình bày trong chỉnh thể văn hóa truyền

thống của làng bản.

- Trong cuốn “Văn hóa dân gian Tày” của các tác giả Hoàng Ngọc La,

Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn do sở văn hóa – thông tin tỉnh Thái Nguyên

xuất bản năm 2002 cũng đã đề cập đến nguồn gốc, văn hóa vật chất và tinh

thần của người Tày một cách cụ thể, chi tiết.

- Gần đây, năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt cuốn

“Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng” của tác giả Nguyễn Thị Yên. Cuốn sách đã

góp phần bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian của

người Tày, Nùng. Với cái nhìn tổng quan, cuốn sách tập trung giới thiệu khái

quát về tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; tổng hợp, phân loại các

hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày, Nùng trong

sự giao lưu, tiếp biến giữa các yếu tố du nhập và yếu tố bản địa … Trên cơ sở

những hiểu biết cơ bản như vậy, cuốn sách đã tập trung đánh giá hiện trạng và

vai trò của các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống tinh

thần của người Tày - Nùng để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phát huy

trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu các nghi lễ

phổ biến của người Tày, Nùng như tang ma, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ, lễ đầy

tháng…

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu về văn

hoá dân tộc thiểu số như:

- Phan Hữu Dật với cuốn “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999.

- Nguyễn Từ Chi với cuốn: “Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc

người”, Nxb Văn hoá Dân tộc, tạp chí Văn hoá nghệ thuật Hà Nội xuất bản

năm 2003…

Nói về văn hoá của người Tày – Nùng ở tỉnh Bắc Giang có bài viết của

tác giả Vi thị Tỉnh: “Nghi lễ vòng đời của dân tộc Nùng thôn Đồng Thuỷ” nói

về nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc Nùng Ở thôn Đồng Thuỷ, xã

Hương Sơn, huyện Lạng Giang ( Bắc giang). Đăng tại Tạp chí Văn hoá thể

thao và du lịch Bắc Giang,số 3-2009…

Những công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung đều đã đề cập tới vấn

đề văn hoá ở nhiều khía cạnh khác nhau và đặc biệt chú trọng tới vấn đề văn

hoá dân tộc thiểu số. Riêng những công trình nghiên cứu về văn hoá của

người Tày - Nùng đã góp phần nghiên cứu văn hoá trên phương diện rộng

(phạm vi quốc gia) của hai dân tộc Tày và Nùng, bao gồm cả văn hoá vật chất,

văn hoá tinh thần, văn hóa xã hội. Đồng thời, cũng có những công trình

nghiên cứu về văn hoá trên phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh, thậm chí một

xã, một thôn). Ta có thể thấy rằng trong một nền văn hoá chung đó có sự giao

lưu và tiếp biến văn hoá để tạo nên một nền văn hoá vừa phong phú lại vừa

đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, nói về văn hoá của người dân tộc thiểu số

ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nói chung và văn hoá của người Tày -

Nùng ở huyện Sơn Động nói riêng thì chưa được tác giả nào đề cập đến. Tôi

rất coi trọng những giá trị nghiên cứu của các thế hệ đi trước và tất cả những

công trình nghiên cứu nói trên đều có ý nghĩa tạo cơ sở nền móng và là những

nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này.

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu:

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện Sơn Động

nhằm mục đích hệ thống lại những nét đẹp về văn hoá truyền thống của người

Tày - Nùng từ xa xưa cho tới nay. Đồng thời qua đó có biện pháp bảo tồn và

phát huy những giá trị văn hoá đó.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về văn hoá của

người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.3. Phạm vi nghiên cứu:

Nói đến văn hoá là nói đến một khái niệm rất rộng lớn. Song, do con

nhiều hạn chế nên luận văn này sẽ đi sâu tìm hiểu về những bản sắc văn hoá

được coi là đặc sắc nhất, điển hình nhất của cư dân người Tày - Nùng nơi đây.

Nhằm làm rõ những đặc trưng văn hoá mang tính địa phương.

3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của người Tày￾Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Tìm hiểu về văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động,

tỉnh Bắc Giang từ năm 1945 đến 1986. Qua đó thấy được những giá trị tốt đẹp

cần được bảo tồn trong văn hóa bản làng của người Tày - Nùng.

- Tìm hiểu về những biến đổi của văn hoá bản của người Tày – Nùng ở

huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang từ sau 1986 đến nay

4. Nguồn tƣ liệu:

7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn tư liệu chung: bao gồm một số sách nghiên cứu về văn hóa của

người Tày, Nùng; các văn kiện Đảng có ý nghĩa chỉ đạo đối với lĩnh vực văn

hóa; các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tài liệu về dân tộc thiểu

số, tài liệu về kiến trúc, văn hóa dân gian, văn hoá làng xã, tôn giáo...

- Nguồn tư liệu địa phương: Các tài liệu tập huấn, tuyên truyền chính

sách dân tộc thiểu số và chính sách 135 đối với đồng bào dân tộc thiểu số

huyện Sơn Động; Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Động; Lịch Sử Đảng bộ các xã.

- Nguồn tư liệu điền dã bao gồm: Hương ước bản làng, gia phả của một

số gia đình người Tày, Nùng. Ngoài ra, còn các tư liệu truyền miệng do các

cụ cao niên ở một số bản làng cung cấp như: Tổ chức làng bản, Tổ chức dân

dã, truyện dân gian, những nghi lễ thờ cúng, những tập tục, các kinh nghiệm

về kỹ thuật nghề truyền thống....

Vì là đề tài nghiên cứu về lịch sử địa phương nên có sự hạn chế về

nguồn tài liệu thành văn. Bởi vậy những tài liệu thực địa, điền dã là nguồn tư

liệu phong phú và vô cùng quan trọng mà tôi đặc biệt quan tâm để hoàn thành

luận văn này.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Đề tài vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gíc;

phương pháp tổng hợp hoá, khái quát hoá; phương pháp phân tích, so sánh,

điền dã; các phương pháp xử lý tư liệu và một số phương pháp cần thiết khác.

6. Đóng góp của luận văn:

Luận văn nghiên cứu về “Văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện

Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (từ 1945 đến 2010)” là công trình đầu tiên nghiên

cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn hoá của người Tày - Nùng ở địa

phương này. Từ đó thấy được những đặc điểm tương đồng, vai trò quan trọng

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của văn hoá người Tày - Nùng trong cộng đồng đa dân tộc ở huyện Sơn Động

nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời thấy được những giá trị văn hoá

tốt đẹp của người Tày, Nùng ở huyện Sơn Động từ xa xưa cho đến nay và

những giá trị ấy nhất thiết phải được gìn giữ và bảo tồn.

7. Cấu trúc của luận văn:

Phần chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương1 : Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của người Tày- Nùng ở

huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Chương 2: Văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc

Giang từ năm 1945 đến 1986.

Chương 3: Những biến đổi văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện Sơn

Động tỉnh Bắc Giang từ sau 1986 đến nay.

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương1

Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của ngƣời Tày- Nùng

ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Sơn Động là huyện miền núi cao nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Giang,

có diện tích 844,32 km vuông, bằng 22,09 % diện tích tỉnh Bắc Giang. [Hình

1.1]

Huyện Sơn Động nằm trong toạ độ:

Từ 106041’11” đến 1070

,02’40”kinh độ đông.

Từ 21008’46” đến 21030’28” vĩ độ bắc.

Phía bắc của huyện giáp với huyện Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn. Phía

nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh. Phía

đông giáp huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp huyện Lục Ngạn,

Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.[Hình 1.2]

Trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu nằm trên ngã ba quốc lộ 31 và

279, cách thị xã Bắc Giang 80 km2

về phía đông bắc.

Ngày 13-2-1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập

huyện Sơn Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn:

Tổng Biển Động (được sáp nhập thêm xã Phúc Thắng thuộc tổng An

Châu, tỉnh Quảng Yên).

Tổng Niên Sơn (được sáp nhập thêm toàn bộ đất đai đồn điến Schnaider

nằm ven bờ sông Lục Nam tuộc tổng Trù Hựu).

Tổng Hả Bộ gồm bảy xã: Giá Sơn, Hả Bộ, Hộ Đáp, Hữu Bằng, Kỷ

Công, Phúc Lập, Xuân Trí.

Huyện lỵ đặt tại Biển Động.

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngày 11-5-1917, quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định bãi bỏ huyện

Yên Bác ( Quảng Yên). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn

Động.

Ngày 25-9-1919, huyện Sơn Động Đổi thành châu Sơn Động.

Năm 1927, châu Sơn Động có 8 tổng ( Biển Động, Cấm Sơn, Đông

Đoàn, Hả Bộ, Niên Sơn,Tây Đoàn, Tứ Trang, Vị Loại), 53 xã, 15.342 nhân

khẩu.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ,

53 xã hợp nhất lại thành 41 xã.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận lợi cho việc chỉ

đạo, tháng 7- 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu I quyết định cắt

huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn

sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực

thuộc tỉnh Quảng Hồng. Tháng 12-1948, liên tỉnh Quảng Hồng chia thành tỉnh

Quảng Hồng và đặc khu Hòn Gai. Đầu năm1949, châu Lục Sơn Hải giải thể,

huyện Sơn Động đưa về tỉnh Quảng Yên.

Ngày 17-2-1955, khu Hồng Quảng Thành lập, huyện Sơn Động trở lại

tỉnh Bắc Giang.

Ngày 21-7-1957, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 24/TTg chia hai

huyện Sơn Động, Lục Ngạn thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

Đến nay huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn: Thị trấn An Châu, thị

trấn Thanh Sơn, xã An Châu, Tuấn Mậu, Thạch Sơn, Phúc Thắng, Quế Sơn,

Chiên Sơn, Giáo Liêm, Cẩm Đàn, Yên Định, Tuấn Đạo, Bồng Am, Thanh

Luận, An Bá, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, An Lập, Vĩnh Khương, Lệ

Viễn, Vân Sơn, Hữu Sản.

Như vậy, có thể thấy rằng, châu Sơn Động hay huyện Sơn Động trong

lịch sử có địa giới không giống như ngày nay và có khá nhiều thay đổi: Có lúc

11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bao gồm một phần của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và huyện Lục Ngạn ngày

nay.

Với vị trí địa lý của huyện Sơn Động như vậy đã khiến nơi đây trở

thành địa bàn chiến lược quan trọng đối với mọi thời kỳ lịch sử cũng như

trong tương lai và không chỉ đối với lĩnh vực kinh tế mà còn đối với lĩnh vực

chính trị, quân sự…Bởi vị trí tiếp giáp với các tỉnh có biên giới với Trung

Quốc. Từ Sơn Động có thể dễ dàng xuôi về Hà Nội và sang Trung Quốc.

ngoài ra còn có nhiều trục đường để có thể thông thương dễ dàng với các tỉnh

lân cận.

Xét về điều kiện tự nhiên: Sơn Động là nơi có địa hình núi non trùng

điệp, đa số diện tích đất của huyện là đồi núi, chủ yếu là núi cao, dốc dần từ

đông bắc xuống tây nam với độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy

núi Yên Tử như: Thanh Sơn, Thanh Luận và các xã có vị trí tiếp giáp với

huyện Đình Lập, Lộc Bình ( Lạng Sơn) như: Hữu Sản, Vân Sơn, Thạch Sơn,

bình quân trên 25độ. Độ cao trung bình của huyện là 450 m so với mặt nước

biển, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068m), thấp nhất (52 m) thuộc khu vực

thung lũng sông Lục nam. Giữa các triền núi là những cánh đồng nhỏ hẹp, tuy

vậy cũng khá thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Với những điều kiện như trên,

có thể nói Sơn Động là địa bàn rất phù hợp với đặc điểm sinh sống, tập quán

canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Sơn Động là nơi tập trung rất

nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc khác nhau, trong đó đa phần là

người Tày và Nùng.

Sơn Động ở cách biển không xa, nhưng do bị án ngữ bởi dãy núi Yên

Tử ở phía nam nên có đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi. Nhiệt độ trung bình

hàng năm là 22,60C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 32,90C, nhiệt độ trung bình

thấp nhất là 11,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.564mm, thuộc khu

vực có lượng mưa trung bình. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!