Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho Sinh viên Sư phạm miền núi Đông Bắc Việt Nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
PREMIUM
Số trang
179
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
943

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho Sinh viên Sư phạm miền núi Đông Bắc Việt Nam thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ MINH HUẾ

GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC

VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÁI NGUYÊN, 2010

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ MINH HUẾ

GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC

VIỆT NAM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 62 14 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. ĐẶNG QUỐC BẢO

2. PGS. TS. PHẠM HỒNG QUANG

THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công

bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Minh Huế

4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các sơ đồ và đồ thị

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu......................................................................2

4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................3

6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3

7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................3

8. Những luận điểm bảo vệ .....................................................................................4

9. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................4

10. Cấu trúc luận án.................................................................................................5

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO

SINH VIÊN SƢ PHẠM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP...................................................6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................6

1.2. Những khái niệm công cụ ...............................................................................15

1.3. Một số vấn đề về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm

hiện nay .........................................................................................................21

1.4. Giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ chức hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng sƣ phạm.........................................31

1.5. Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

CHO SINH VIÊN THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG SƢ

PHẠM MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC .......................................................38

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .....................................................................38

2.2. Thực trạng nhận thức về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho SV thông

qua tổ chức HĐGDNGLL ở các trƣờng sƣ phạm miền núi Đông Bắc.............40

2.3. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ

chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng sƣ phạm miền núi

Đông Bắc .......................................................................................................48

2.4. Nghiên cứu trƣờng hợp trong giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ

chức HĐGDNGLL .........................................................................................63

2.5. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi

Đông Bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL hiện nay ......................................66

2.6. Tiểu kết chƣơng 2...........................................................................................68

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO

SINH VIÊN SƢ PHẠM THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.................................................69

3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp .................................................69

3.2. Biện pháp giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc thông qua tổ chức hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng sƣ phạm..................................................70

3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm ..........................................................82

3.4. Bàn luận .......................................................................................................103

3.5. Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................105

1. Kết luận...........................................................................................................105

2. Khuyến nghị....................................................................................................107

DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ...........................................................110

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................111

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ........................................................................................111

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI .........................................................................116

6

PHỤ LỤC............................................................................................................117

Phụ lục 1. Phiếu trƣng cầu ý kiến ........................................................................117

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát sinh viên trƣớc và sau thực nghiệm..............................133

Phụ lục 3. Biên bản quan sát hoạt động của SV trong TNSP................................140

Phụ lục 4. Một số bản thiết kế hoạt động sử dụng trong TNSP ............................141

Phụ lục 5. Một số nội dung giáo dục giá trị BSVHDT sử dụng trong thực

nghiệm sƣ phạm.................................................................................157

Phụ lục 6. Hình ảnh văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam ........................................164

Phụ lục 7. Thiết kế, tổ chức HĐGDNGLL nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc cho sinh viên sƣ phạm ..................................................................167

Phụ lục 8. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề “Giáo dục bản sắc văn

hóa dân tộc” .......................................................................................169

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTƢ : Ban chấp hành trung ƣơng

BSVH : Bản sắc văn hoá

BSVHDT : Bản sắc văn hoá dân tộc

CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục

CĐ : Cao đẳng

CN : Công nghệ

ĐC : Đối chứng

ĐH : Đại học

CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

GV : Giảng viên, nhà giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

HĐGDNGLL: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

KH&CN : Khoa học và công nghệ

Nxb : Nhà xuất bản

SV : Sinh viên

SP : Sƣ phạm

TƢ : Trung ƣơng

TN : Thực nghiệm

TNCS : Thanh niên cộng sản

tr : trang

8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nhận thức của SV về khái niệm văn hoá, bản sắc văn hoá, giáo dục

bản sắc văn hoá, HĐGDNGLL .........................................................40

Bảng 2.2. Đánh giá của sinh viên về lĩnh vực thể hiện BSVHDT......................42

Bảng 2.3. Ý kiến sinh viên về vai trò của giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc

thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các

trƣờng sƣ phạm.................................................................................43

Bảng 2.4. Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá về ý nghĩa của giáo

dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm..........................44

Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên về khả năng giáo dục giá trị bản sắc văn hoá

dân tộc thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...........46

Bảng 2.6. Đánh giá của GV, CBQLGD về khả năng giáo dục giá trị bản sắc

văn hoá dân tộc qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp....47

Bảng 2.7. Đánh giá của sinh viên về mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp trong nhà trƣờng....................................................49

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQLGD, GV về các HĐGDNGLL đã tổ chức

trong nhà trƣờng nhằm giáo dục BSVHDT cho SV ..........................50

Bảng 2.9. Mức độ hứng thú của SV đối với các HĐGDNGLL do nhà

trƣờng tổ chức ..................................................................................52

Bảng 2.10. Mức độ tổ chức, tham gia các HĐGDNGLL của SV ........................53

Bảng 2.11. Hiệu quả phối hợp, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

cho sinh viên của các lực lƣợng giáo dục ..........................................56

Bảng 2.12. Đánh giá của GV, CBQLGD về thái độ và hành vi của SV liên

quan đến các giá trị BSVHDT ..........................................................58

Bảng 2.13. Tự đánh giá của SV về tác dụng của các HĐGDNGLL đã tổ chức

trong giáo dục BSVHDT ..................................................................59

Bảng 2.14. Tự đánh giá của SV về thái độ và hành vi liên quan đến các giá trị

bản sắc văn hoá dân tộc ...................................................................61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

Bảng 2.15. Nguyên nhân dẫn đến kết quả giáo dục BSVHDT cho SVSP

thông qua tổ chức HĐGDNGLL.......................................................63

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQLGD, GV và SV về tính cấp thiết của các biện

pháp giáo dục ...................................................................................84

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQLGD, GV và SV về tính hiệu quả của các biện

pháp giáo dục ...................................................................................85

Bảng 3.3. Nhận thức của sinh viên trƣớc thực nghiệm......................................92

Bảng 3.4. Kết quả nhận thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 1 ....................92

Bảng 3.5. Kết quả nhận thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 2 ....................93

Bảng 3.6. Mức độ nhận thức của sinh viên sau hai lần thực nghiệm..................94

Bảng 3.7. So sánh chênh lệch về nhận thức của sinh viên trƣớc và sau thực

nghiệm..............................................................................................95

Bảng 3.8. So sánh các tham số đặc trƣng của lớp thực nghiệm trƣớc và sau

thực nghiệm sƣ phạm........................................................................96

Bảng 3.9. Các tham số đặc trƣng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau

thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................96

Bảng 3.10. Hứng thú của sinh viên khi tham gia các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp trong chƣơng trình thực nghiệm ..........................100

Bảng 3.11. Đánh giá của sinh viên sau thực nghiệm về ý nghĩa của

HĐGDNGLL trong chƣơng trình thực nghiệm sƣ phạm .................102

10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV

thông qua tổ chức HĐGDNGLL.......................................................82

Đồ thị 3.1. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 1.................93

Đồ thị 3.2. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau thực nghiệm lần 2.................94

Đồ thị 3.3. Kết quả nắm tri thức của sinh viên sau hai lần thực nghiệm..............95

Đồ thị 3.4. So sánh kết quả nhận thức của sinh viên lớp thực nghiệm.................97

Đồ thị 3.5. So sánh kết quả nhận thức của sinh viên lớp đối chứng trƣớc và

trƣớc và sau thực nghiệm sƣ phạm....................................................98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, quan hệ quốc tế đã chuyển từ phƣơng châm “cân bằng sức mạnh”

sang phƣơng châm “cân bằng lợi ích”. Trên bình diện giáo dục, các quan hệ mới

thúc đẩy giáo dục mở ra cộng đồng. Xu hƣớng quốc tế hoá càng phát triển thì càng

đòi hỏi mỗi dân tộc phải trau dồi bản sắc của mình. Không có BSDT, văn hoá dân

tộc độc đáo thì con ngƣời sẽ mất ý thức Tổ quốc. Lịch sử đang đòi hỏi chúng ta phải

tạo ra đƣợc một lớp ngƣời mới hoà nhập đƣợc vào cộng đồng thế giới mà vẫn giữ

lại đƣợc những giá trị bản sắc của con ngƣời Việt Nam.

Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc, Đảng ta coi văn hoá và con ngƣời vừa

là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó, vấn đề phát triển văn

hoá, phát triển con ngƣời thông qua hệ thống giáo dục đã đƣợc đặc biệt quan tâm.

Hội nghị lần thứ II-BCHTƢ Đảng khoá VIII (12.1998) xác định: "Mục tiêu của

giáo dục là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH-HĐH đất nƣớc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn

hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; ..., là những

ngƣời thừa kế xây dựng xã hội vừa hồng vừa chuyên nhƣ lời căn dặn của Bác

Hồ"[27]. Từ định hƣớng đó, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là hƣớng dẫn con

ngƣời từ lối sống chƣa có giá trị đến lối sống có giá trị; giáo dục để tạo ra giá trị của

con ngƣời, phát huy và phát triển giá trị của dân tộc. Điều lệ Trƣờng ĐH cũng xác

định một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục ĐH là “Giữ gìn và phát

triển những di sản và BSVHDT” [65, Chƣơng 1, Điều 9]; “Nội dung giáo dục trong

các trƣờng ĐH phải có tính hiện đại và phát triển, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa kiến

thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn,

các môn khoa học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền

thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc...” [9, Điều 40, Mục 1].

2

Trƣờng SP là nơi đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, CBQLGD - những

ngƣời giữ vị trí chủ thể của quá trình chuyển giao văn hoá ở mọi cấp, bậc, ngành

học; chủ thể thực hiện và hƣớng dẫn lối sống văn hoá cho nhân dân. Do đặc thù của

mục tiêu đào tạo, các trƣờng SP cần hình thành, phát triển ở SV năng lực và phẩm

chất nghề nghiệp, hình thành khả năng kế thừa và phát triển nền văn hóa dân tộc để

giúp họ thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo dục ở các bậc học sau này.

Trong nhà trƣờng SP, HĐGDNGLL là hoạt động có nhiều ƣu thế để giáo dục

BSVHDT, phát triển nhân cách cho SV. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giáo dục

BSDT ở các trƣờng SP chƣa đƣợc chú trọng, chƣa phát huy đƣợc ảnh hƣởng tích

cực của HĐGDNGLL trong phát triển nhân cách nghề cho SV, cơ hội để SV đƣợc

trực tiếp tham gia, tổ chức HĐGDNGLL cho chính mình chƣa nhiều; nhiều hoạt

động giáo dục ngoài giờ học đã đƣợc tổ chức nhƣng còn mang tính hình thức, khó

đo đƣợc hiệu quả. Trong khi đó, những biểu hiện tiêu cực của đời sống xã hội; sự

suy đồi về đạo đức của một bộ phận sinh viên và giáo viên trong hệ thống giáo dục...

đã ảnh hƣởng xấu đến định hƣớng giá trị nhân cách nghề nghiệp và lối sống của SVSP.

Chính vì vậy mà công tác giáo dục đạo đức, giáo dục BSVHDT cho thế hệ trẻ nói chung,

SVSP nói riêng càng trở nên cấp thiết.

Từ định hƣớng giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ chức HĐGDNGLL ở

trƣờng SP, chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức

HĐGDNGLL nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục BSVHDT cho SV, đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc Việt Nam hiện nay.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục BSVHDT cho SVSP.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi Đông

Bắc thông qua tổ chức HĐGDNGLL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

4. Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV khai thác đƣợc tiềm năng sƣ

phạm của HĐGDNGLL, phát huy những ƣu điểm xã hội của SVSP, phù hợp với

đặc thù văn hóa các dân tộc miền núi Đông Bắc; dựa vào những điều kiện về nhận

thức đúng đắn của cộng đồng, môi trƣờng vật chất và văn hóa nhà trƣờng thì sẽ

nâng cao đƣợc kết quả giáo dục BSVHDT, góp phần cải thiện chất lƣợng giáo dục

toàn diện nhân cách cho SV ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức

HĐGDNGLL.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP miền núi Đông Bắc

thông qua tổ chức HĐGDNGLL.

5.3. Đề xuất, thực nghiệm một số biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua

tổ chức HĐGDNGLL.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu về giá trị BSVHDT Tày, Nùng khu vực

miền núi Đông Bắc Việt Nam và những cơ sở khoa học của công tác giáo dục để

xây dựng các biện pháp giáo dục BSVHDT cho SV thông qua tổ chức

HĐGDNGLL ở trƣờng SP.

6.2. Khách thể điều tra: Quá trình nghiên cứu thực tiễn đƣợc tiến hành trên 826 SV

năm thứ 2 (200 SV hệ ĐH, 626 SV hệ CĐ) và 240 GV, CBQLGD tại các trƣờng:

ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, CĐSP Thái Nguyên, CĐSP Bắc Kạn, CĐSP Hà Giang.

7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Cơ sở phương pháp luận

Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về văn

hoá, giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời thời kì CNH-HĐH.

Nghiên cứu giáo dục BSVHDT trong sự hình thành và phát triển toàn diện nhân

cách cho SV trên quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử; quan điểm giáo dục giá trị,

quan điểm tâm lý học hoạt động.

4

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, gồm: Phƣơng pháp tổng hợp, hệ

thống hoá, phân tích tài liệu; phƣơng pháp lịch sử.

7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: Phƣơng pháp điều tra bằng

ankét, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp trò chuyện, phƣơng pháp chuyên gia,

phƣơng pháp khảo nghiệm và thực nghiệm sƣ phạm, phƣơng pháp nghiên cứu

trƣờng hợp và phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm

7.2.3. Các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp kiểm định giả thuyết.

8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. Trong xu thế phát triển ngày nay, BSVHDT đƣợc coi là vấn đề sống còn đối với sự

phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu mới, những tri thức văn hoá

bản địa, địa phƣơng cần đƣợc nghiên cứu xây dựng thành chƣơng trình GD&ĐT, sử

dụng phƣơng pháp và biện pháp tác động phù hợp để hình thành cho ngƣời học.

8.2. Trong trƣờng SP, HĐGDNGLL cùng với những bài giảng nội khóa là một sự bổ

sung lẫn nhau hình thành cho ngƣời học nhân cách văn hoá, nhân cách nghề dạy học.

8.3. Để đảm bảo hiệu quả giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức

HĐGDNGLL trong nhà trƣờng SP thì hoạt động này phải phục vụ mục tiêu giáo

dục nhân cách nghề dạy học cho SV, mục tiêu giáo dục nhân cách văn hoá; đảm bảo

tính kế hoạch, tính thiết thực, quán triệt đƣợc đặc trƣng vùng và yêu cầu của đất

nƣớc, biết xã hội hoá và có cơ chế phối hợp hài hoà các nguồn lực, không làm cho

nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trƣờng bị quá tải.

9. Những đóng góp mới của luận án

9.1. Về lý luận

- Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về BSVHDT Việt Nam và BSVHDT

dân tộc Tày - Nùng vùng Đông Bắc Việt Nam; góp phần khẳng định giáo dục BSVHDT

là nhiệm vụ cấp thiết của quá trình đào tạo giáo viên ở các trƣờng SP hiện nay.

- Xây dựng đƣợc nhiệm vụ, nội dung giáo dục BSVHDT cho SV trong nhà

trƣờng SP nói chung, nội dung giáo dục BSVHDT cho SVSP vùng Đông Bắc nói

riêng và chỉ ra đƣợc HĐGDNGLL là con đƣờng hiệu quả để giáo dục BSVHDT cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

SVSP, góp phần làm phong phú thêm lý luận về giáo dục BSVHDT thông qua các

HĐGDNGLL trong nhà trƣờng.

9.2. Về thực tiễn

- Đánh giá đƣợc thực trạng giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua tổ chức

HĐGDNGLL ở các trƣờng SP miền núi Đông Bắc hiện nay.

- Xây dựng đƣợc 6 biện pháp giáo dục BSVHDT cho SVSP thông qua

HĐGDNGLL, đó là: (1). Truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục BSVHDT

cho SVSP thông qua tổ chức HĐGDNGLL; (2). Cải tiến nội dung chƣơng trình

GD&ĐT ở các trƣờng SP; (3). Đổi mới phƣơng pháp, hoàn thiện hình thức giáo dục

BSVHDT thông qua tổ chức HĐGDNGLL; (4). Tăng cƣờng điều kiện cho các hoạt

động giáo dục BSVHDT; (5). Hoàn thiện các thiết chế, cơ chế phối hợp hiện nay; (6).

Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá; uốn nắn lệch lạc, nhân rộng điển hình tiên tiến.

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm tƣ liệu để các trƣờng SP tổ

chức tốt hơn công tác giáo dục BSVHDT cho SV. Luận án có thể sử dụng làm tài

liệu tham khảo trong tổ chức HĐGDNGLL và hoạt động tập thể nói chung.

10. Cấu trúc luận án

Luận án gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Lý luận về giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên sƣ phạm

thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chƣơng 2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên thông qua tổ

chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng sƣ phạm miền núi Đông Bắc.

Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sƣ phạm

thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Ngoài ra, luận án còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham

khảo và Phụ lục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!