Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG NGỌC ANH
GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG NGỌC ANH
GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Địa lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận
văn là của riêng tác giả và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Công trình nghiên cứu này là độc lập của riêng tác giả. Các số liệu, thông tin trong
quá trình nghiên cứu đều được trích dẫn ghi rõ nguồn.
Tác giả luận văn
Hoàng Ngọc Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Với sự tôn trọng và tình cảm chân thành nhất, em xin trân trọng cảm ơn:
Các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, Khoa Địa lí, phòng Đào tạo, trường Đại
học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng các nhà khoa học và các thầy cô giáo trực tiếp
giảng dạy đã tận tình giúp đỡ tác giả luận văn trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Dương Quỳnh Phương là giảng viên đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này.
Em cũng xin được chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và
học sinh các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Điện Biên: PTDTNT tỉnh Điện Biên,
trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng, PTDTNT THPT huyện Điện Biên đã
giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, do năng lực của bản thân còn hạn chế, đề tài nghiên cứu sẽ không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè
và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
chia sẻ những khó khăn, cổ vũ và động viên, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho
tác giả hoàn thiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Hoàng Ngọc Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................ viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................6
5. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu ......................................................7
6. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................9
7. Cấu trúc của đề tài........................................................................................9
NỘI DUNG ...................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ.................................10
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................10
1.1.1. Một số vấn đề về văn hóa và bản sắc văn hóa .....................................10
1.1.2. Giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh THPT ....................................16
1.1.3. Một số hình thức tổ chức giáo dục bản sắc văn hóa hiệu quả..............23
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................32
1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh - các trường
PTDTNT Tỉnh Điện Biên...............................................................................32
1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam bản sắc văn hóa
dân tộc............................................................................................................33
1.2.3. Thực trạng về giáo dục bản sắc dân tộc cho học sinh ở Việt Nam......35
Tiểu kết chương 1...........................................................................................36
iv
Chương 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN ..................................37
2.1. Xác định nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua môn Địa lí ....37
2.1.1. Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
dạy học Địa lí .................................................................................................37
2.1.2. Các yêu cầu của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua môn Địa
lí......................................................................................................................38
2.1.3. Mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ....................41
2.1.4. Các kiến thức về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong chương trình Địa
lí......................................................................................................................43
2.2. Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh
Điện Biên qua môn Địa lí...............................................................................47
2.2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên ........................................47
2.2.2. Những nội dung có thể giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong chương
trình Địa lí -THPT..........................................................................................48
2.3. Thiết kế và tổ chức một số dự án, hoạt động trải nghiệm giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT tỉnh Điện Biên ..............50
2.3.1. Dự án ....................................................................................................50
2.3.2. Hoạt động trải nghiệm..........................................................................62
2.3.3. Tích hợp nội dung giáo dục BSVHDT vào tiết dạy học Địa lí lớp 11.70
Tiểu kết chương 2...........................................................................................78
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................79
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm........................................................79
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................79
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.........................................................................79
3.2. Nguyên tắc, nội dung thực nghiệm .........................................................79
3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ......................................................................79
3.2.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................80
v
3.3. Tổ chức thực nghiệm...............................................................................80
3.4. Đối tượng thực nghiệm ...........................................................................82
3.5. Kết quả thực nghiệm ...............................................................................83
3.5.1. Kết quả về mặt định tính ......................................................................83
3.5.2. Kết quả về mặt định lượng...................................................................85
Tiểu kết chương 3...........................................................................................89
KẾT LUẬN...................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................92
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 BSVHDT Bản sắc văn hóa dân tộc
2 ĐC Đối chứng
3 DHDA Dạy học dự án
4 ĐNÁ Đông Nam Á
5 GD Giáo dục
6 GV Giáo viên
7 HS Học sinh
8 KT -XH Kinh tế - xã hội
9 MN Mầm non
10 PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
11 SGK Sách giáo khoa
12 THPT Trung học phổ thông
13 TN Thực nghiệm
14 TNCS Thanh niên cộng sản
15 VHDT Văn hóa dân tộc
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số cách phân loại dự án ............................................. 25
Bảng 2.1. Một số địa chỉ giáo dục BSVHDT trong chương trình Địa lí
- THPT .............................................................................. 48
Bảng 3.1. Một số địa chỉ giáo dục BSVHDT trong chương trình Địa lí
- THPT .............................................................................. 81
Bảng 3.2. Danh sách các trường, lớp thực nghiệm sư phạm............. 82
Bảng 3.3. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm sư phạm ............... 82
Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra nhận thức sau khi thực hiện dự án Gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDTNT
THPT Huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên của lớp thực
nghiệm và đối chứng......................................................... 85
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sản phẩm sau khi thực hiện hoạt động trải
nghiệm Kết nối di sản tỉnh Điện Biên của lớp thực nghiệm
và đối chứng...................................................................... 86
Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra nhận thức sau khi thực hiện tích hợp
nội dung giáo dục BSVHDT vào tiết dạy học Địa lí lớp 11
của lớp thực nghiệm và đối chứng.................................... 87
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Tiến trình thực hiện dự án “Gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc ở trường PTDTNT THPT Huyện Mường Ảng -
Tỉnh Điện Biên”................................................................... 53
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và
đối chứng tại trường PTDTNT THPT Mường Ảng ............ 85
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá sản phẩm của học sinh giữa
lớp thực nghiệm và đối chứng tại 3 trường PTDTNT Tỉnh
Điện Biên, PTDTNT THPT Mường Ảng, PTDTNT THPT
Huyện Điện Biên.................................................................. 87
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh bài kiểm tra nhận thức sau khi thực hiện tích
hợp nội dung giáo dục BSVHDT vào tiết dạy học Địa lí lớp
11 giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại 2 trường
PTDTNT THPT Mường Ảng, PTDTNT Tỉnh Điện Biên... 88
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng
đồng người Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió, thác ghềnh để không ngừng phát
triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới. Tính dân tộc
là yếu tố cấu thành bản chất nhất của văn hóa, bản sắc dân tộc của văn hóa là những
cái tiêu biểu nhất của văn hóa, những giá trị bền vững của dân tộc. Đó là cái chủ yếu
nhất, nổi bật nhất, những tinh hoa của cộng đồng văn hóa Việt Nam; và đó cũng là cái
riêng, độc đáo nhất, bản chất nhất. Chúng ta có thể nhận ra cái riêng ấy trong nếp sống,
cách ăn mặc, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, kho tàng văn hóa dân gian. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên
tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất cũng như tinh thần của mỗi dân tộc.
Các dân tộc trong quá trình sinh tồn, phát triển đều có những nét văn hóa riêng. Bản
sắc văn hóa là đặc thù, là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị đặc trưng
riêng của từng dân tộc. Việc khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong dạy học và
các hoạt động giáo dục gắn liền mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể,
mỹ; Đồng thời gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình
thức dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sưu
tầm, tìm hiểu, sử dụng di sản trong giờ học và các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên thực
tiễn cho thấy, có khá nhiều học sinh phổ thông còn mù mờ không am hiểu về lịch sử
và văn hóa dân tộc, không hiểu biết về giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, điều
này trở thành nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục.
Hiện nay, giáo dục văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần mang tính chất
“về nguồn” mà phải tiến đến việc giúp cho học sinh thấu hiểu một cách sâu sắc và
đúng đắn những mặt tích cực của vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời giáo dục văn
hóa dân tộc cần định hướng những mặt không phù hợp, đưa ra phương pháp lựa chọn
trong bối cảnh, trong điều kiện xã hội mới.
2
Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú nói chung và các trường phổ thông
DTNT tỉnh Điện Biên nói riêng, việc giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc cho học sinh
là rất cần thiết; bởi vì, ở đây tập trung đông đảo các thành phần dân tộc, đồng thời được
coi như “Trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”. Việc giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống thứ nhất, đạt được mục tiêu đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo
dục; thứ hai, thông qua việc giáo dục bản sắc văn hóa, học sinh còn được rèn một số kỹ
năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức
đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó,
nếu không xác định được danh tính và hệ giá trị bản thể của dân tộc, học sinh sẽ gặp khó
khăn trong tiến trình hội nhập với thế giới.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc trong dạy học Địa lí ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh
Điện Biên”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Những nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc
Từ khi nhân loại bước vào thời đại văn minh, cách đây trên 5000 năm, đã có
giao lưu văn hóa. Mỗi quốc gia trên thế giới lại có những nét văn hóa, phong tục tập
quán khác nhau. Giao lưu văn hóa mở rộng dần như các vết dầu loang, từ giao lưu
giữa các bộ lạc đến giữa các bộ tộc, các quốc gia, các châu lục. Giao lưu dẫn đến quốc
tế hóa, đặc biệt được đẩy mạnh từ khi nền văn minh tư bản phương Tây bắt đầu từ
thế kỷ 15-16 tìm ra châu Mỹ và vươn tới các nước châu Á, châu Phi, rồi đến sau cuộc
Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ 18.
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về bản sắc văn hóa, và được thảo luận sôi
nổi cả trên bình diện lý thuyết và thực tế trong nhiều thập kỷ qua. Nhận xét về bản
sắc tộc người, trường phái Bản thể luận (Primodialism) cho rằng tộc người là một
cộng đồng văn hóa có bản sắc riêng, cùng chia sẻ những đặc điểm chung như tên gọi,
ngôn ngữ, lãnh thổ, những đặc điểm về tinh thần, lối sống cũng như một số hình thái
đặc biệt về tổ chức lãnh thổ - xã hội hay một định hướng để tạo nên những nét đặc
trưng. Trái ngược với bản thế luận, các nhà nghiên cứu theo thuyết Tình thế
luận (Circumstantialism) lại cho rằng dù các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa được
3
hình thành từ một cộng đồng có chung tổ tiên đi chăng nữa thì nó vẫn có tính chất
tình thế và điều này thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Vấn đề không phải là
những chỉ dấu hiệu riêng của bản sắc văn hóa mà là mối quan hệ và tương tác giữa
các cộng đồng văn hóa. Các thành viên của một nhóm, tùy thuộc vào tương tác hằng
ngày với nhóm khác mà tự cảm thấy mình không xa lạ với nhóm khác và có thể chấp
nhận làm thành viên của nhóm ấy.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội - nhân văn của
châu Á đã tổ chức liên tục 03 cuộc hội thảo tại Hà Nội (Việt Nam), Noọng Khai (Thái
Lan) và Tô- ky- ô (Nhật Bản) với chủ đề “Văn hóa trong phát triển và toàn cầu
hóa”. Trong hội thảo này các nhà nghiên cứu đến từ rất nhiều quốc gia (Nhật Bản,
Trung Quốc, Malayxia, Singapo, Thái Lan, Việt Nam…) như GS. KaWadaJunzo (Nhật
Bản), GS.TuWeiMing (Trung Quốc), GS.HoodSalleh (Malaysia), GS. PoncianoL.
Bennagen (Philippin), GS. Võ Quý, GS. Phan Hữu Dật (Việt Nam) … đã bày tỏ sự
quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu
số trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước với 54 dân tộc anh
em đã tồn tại và phát triển. Ở mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa riêng. Ở mỗi
một thời đại, việc đánh giá về những giá trị đó đều có dấu ấn của lịch sử, của thời đại.
Các vấn đề về văn hóa, bản sắc cũng như văn hóa các dân tộc đã được nghiên
cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu văn hóa dưới góc
độ Triết học có công trình: Vũ Đức Khiển(2000) “Văn hóa với tư cách là một khái
niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4);
Nguyễn Huy Hoàng (2003): “Triết học - văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa
&NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội).... Trong đó các tác giả đã chỉ ra được mối quan
hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học.
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình nghiên cứu
như: Đỗ Huy - Trường Lưu (1994): “Bản sắc dân tộc của văn hóa” (Viện văn hóa);
Huy Cận (1994): “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”(NXB CTQG, Hà Nội); Đỗ
Thị Minh Thúy (chủ biên) (2004): “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản