Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào dạy phần đạo đức - môn giáo dục công dân lớp 10
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
950.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1873

Vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào dạy phần đạo đức - môn giáo dục công dân lớp 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC –

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Nguyệt My

Lớp : 14SGC

Người hướng dẫn : TS. Vương Thị Bích Thủy

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được xây dựng

dựa trên cơ sở của sự tham khảo từ các nguồn tài liệu có chọn lọc phù hợp dưới sự

hướng dẫn của TS.Vương Thị Bích Thủy và chưa từng công bố trong các công trình

khác. Nếu không đúng như tôi đã nêu trên thì bản thân xin chịu mọi hoàn toàn trách

nhiệm về đề tài của mình.

Tác giả khóa luận

Hà Thị Nguyệt My

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã

nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính

trị. Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Vương Thị Bích

Thủy - người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài

này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại

học Sư phạm, Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Kinh tế đã trang bị cho em

những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học để em hoàn thành đề tài này.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất nhiều

sự động viên và giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn

trong lớp. Kết quả của đề tài này là lời cảm ơn sâu sắc nhất của em gửi đến mọi

người, là nguồn động lực để em tự tin hơn trên bước đường học tập và nghiên cứu.

Với khả năng và điều kiện của một sinh viên, khóa luận không tránh khỏi

những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được những góp ý chân thành của quý

thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Hà Thị Nguyệt My

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3

5. Bố cục của đề tài....................................................................................................4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................................4

B. NỘI DUNG............................................................................................................8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO

ĐỨC HỒ CHÍ MINH................................................................................................8

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................................8

1.1.1. Nguồn gốc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh .............................8

1.1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh .................................................................14

1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ..............................................................21

1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..................................................................31

1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh ......................................31

1.2.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...............................................................39

Kết luận chương 1 ...................................................................................................44

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO

ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG

DÂN LỚP 10............................................................................................................46

2.1. Môn Giáo dục công dân (GDCD) và vai trò của nó với việc phát triển nhân

cách của học sinh trung học phổ thông (THPT) ..................................................46

2.1.1. Tổng quan về chương trình môn GDCD ở THPT.......................................46

2.1.2. Vai trò của môn Giáo dục công dân trong việc hình thành phát triển nhân

cách của học sinh THPT........................................................................................49

2.1.3. Yêu cầu đổi mới giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay....................52

2.2. Vận dụng nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy

học Đạo đức môn GDCD lớp 10 ở trường THPT ................................................54

2.2.1.Chương trình môn GDCD lớp 10 ở trường THPT .......................................54

2.2.2. Nội dung vận dụng.......................................................................................55

2.2.3. Xây dựng chủ đề vận dụng tích hợp............................................................56

2.2.4. Lập bảng mô tả chủ đề dạy học tích hợp phần “Công dân với đạo đức”

trong chương trình GDCD lớp 10..........................................................................57

2.2.5. Phương pháp vận dụng ................................................................................61

Kết luận chương 2 ...................................................................................................71

C. KẾT LUẬN .........................................................................................................72

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................73

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Quy định viết tắt Những từ viết tắt

GDCD Giáo dục công dân

THPT Trung học phổ thông

GV Giáo viên

HS Học sinh

BCHTW Ban chấp hành Trung ương

1

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và

sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về sự phấn đấu,

hy sinh cho lí tưởng cao cả nhất của con người. Cuộc đời, sự nghiệp của Người tỏa

sáng bởi hệ thống tư tưởng đúng đắn, tấm gương đạo đức cao đẹp với một phong

cách tư duy khoa học và lối sống giản dị. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ

tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay

và mai sau. Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh là rất quan trọng và cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có

ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Bộ Chính trị Ban

chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X) đã ban hành

Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau nhiều năm thực hiện, cuộc vận động đã

đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại

hội X của Đảng. Tiếp tục phát huy kết quả đạt được từ việc thực hiện Chỉ thị 06-

CT/TW nói trên, ngày 14-5-2011 Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam

(khóa XI) ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm triển khai, việc thực hiện Chỉ

thị ở các cấp, các ngành và trong phạm vi cả nước đã đạt những kết quả tích cực. Sự

vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã thúc đẩy việc học tập, làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân ngày một thường xuyên, cụ thể

và thiết thực. Ngày càng có nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong phong

trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực của

đời sống xã hội.

Nhận thức đúng giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng, đạo đức và phong

cách Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã

ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh” trong các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo động lực mới cho

cho việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách con người Việt Nam

hiện đại. Trong Chỉ thị 05-CT/TW, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc học tập và làm

2

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung

ương số 33-NQ/TW về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; và đồng thời gắn với việc thực hiện

Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo”. Chỉ thị 05-CT/TW nêu rõ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính

quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung

công việc, trong đó có việc “tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục

quốc dân … Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học

tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề

nghiệp”[13].

Thực hiện yêu cầu nói trên và để cụ thể hóa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức,

tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc đối

với mỗi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và sinh viên, học sinh nhằm góp phần

thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng.

Hiện nay việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và xây

dựng nền đạo đức mới đã và đang đặt ra cho giáo dục nhà trường nhiều nhiệm vụ

cần phải giải quyết. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống

lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra hàng

ngày. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành, những cái tiêu cực trong đời

sống xã hội đã và đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân

dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, với thanh niên, sinh viên và học sinh ở các cấp học

phổ thông. Chính vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức,

lối sống, kỹ năng sống cho học sinh phổ thông.

Môn học Giáo dục công dân (GDCD) trong chương trình giáo dục phổ thông

đóng vai trò to lớn trong việc việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, rèn

luyện, phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công

dân trong thời đại mới. Từ năm học 2016-2017 môn GDCD là môn thi chính thức,

bắt buộc trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia. Vì vậy, việc tận dụng

vị thế của môn học này để tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, lối sống,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!