Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé QUèC PHßNG
HäC VIÖN CHÝNH TRÞ
NGUYÔN V¡N SIU
VËN DôNG T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ §OµN KÕT
L¦¥NG GI¸O TRONG THùC HIÖN CHÝNH S¸CH T¤N GI¸O
ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUËN ¸N TIÕN SÜ TRIÕT HäC
Hµ Néi - 2011
5
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Siu
Môc lôc
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến luận án 9
1.2 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án chưa được đề cập 25
Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ẬN
DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT
LƢƠNG GIÁO TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29
2.1 29
2.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo 39
2.3 ư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay 61
Chƣơng 3: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THEO TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT LƢƠNG
GIÁO - THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 72
3.1
Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo 72
3.2
hiện chính sách tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết lương giáo 100
Chƣơng 4: DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT
LƢƠNG GIÁO 115
4.1 Dự báo nhân tố tác động và yêu cầu thực hiện chính sách
tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo hiện nay 115
4.2 Giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo theo tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết lương giáo 139
Kết luận 169
Danh mục các công trình của tác giả đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài 172
Danh mục tài liệu tham khảo 173
Phụ lục 185
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Ban Chấp hành Trung ương
Chính trị quốc gia
Chính trị - Hành chính Quốc gia
Chính trị Quân sự
Chủ nghĩa đế quốc
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Dân tộc dân chủ nhân dân
Front Unite’de Lutte de Race Opprimes
Hà Nội
Khoa học xã hội
Nhà xuất bản
Phòng không - Không quân
Quân đội nhân dân
Trang
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban Trung ương
Xã hội chủ nghĩa
BCHTW
CTQG
CT- HCQG
CTQS
CNĐQ
CNTB
CNXH
CNH, HĐH
DTDCND
FULRO
HN
KHXH
Nxb
PK- KQ
QĐND
Tr.
UBND
UBTW
XHCN
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm phát triển bền vững của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng.
Đoàn kết lương giáo là bộ phận quan trọng, gắn bó mật thiết, không
tách rời đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ
Chí Minh luôn coi trọng vấn đề đại đoàn kết nói chung và đoàn kết lương
giáo nói riêng. Người giành nhiều thời gian, tâm huyết viết sách, báo, tổng
kết, chỉ đạo thực hiện đoàn kết lương giáo ở Việt Nam. Các bài nói, bài viết
về đoàn kết lương giáo, là một nội dung độc đáo trong toàn bộ di sản tư tưởng
của Người. Tư tưởng đó trở thành “ngọn cờ” đoàn kết, tập hợp đông đảo lực
lượng cách mạng, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đoàn kết
lương giáo là bộ phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh,
chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc ta trong các giai đoạn trước
đây. Đây cũng là định hướng cơ bản về quan điểm, chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, đồng bào có đạo với số
lượng khoảng hơn 20 triệu người. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề ra quan điểm,
chính sách tôn giáo đúng đắn. Do vậy đã tập hợp đông đảo các tầng lớp
nhân dân, không phân biệt lương giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
Hiện nay, CNĐQ và các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn chia rẽ
đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo được quán triệt
6
sâu sắc trong quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Tuy
nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân cả khách quan, chủ quan, việc
thực hiện chính sách tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
lương giáo ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận
tín đồ, chức sắc tôn giáo bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động, lợi
dụng, có những hành động chống đối Nhà nước và chế độ XHCN, đi ngược
lại lợi ích quốc gia, làm phương hại khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh hiện nay, việc thực hiện chính sách tôn giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo càng trở nên cấp thiết. Đoàn kết
lương giáo, thực hiện thắng lợi chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, tăng
cường đại đoàn kết toàn dân tộc, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch
lợi dụng tôn giáo, chống phá cách mạng, là nhân tố góp phần quyết định thắng
lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết lương giáo, là vấn đề lớn cần được nghiên cứu có tính
chất hệ thống. Từ đó, góp phần nhận thức đầy đủ, sâu sắc tư tưởng của Người,
vận dụng tốt hơn trong quá trình thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước hiện nay.
Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích :
Nghiên cứu, đề xuất những luận cứ khoa học nhằm thực hiện tốt hơn
chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết lương giáo.
7
* Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu, làm rõ nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết lương giáo và những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh về đoàn kết lương giáo.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, tập trung ở một số địa bàn tôn giáo trọng điểm của đất nước; số liệu khảo
sát chủ yếu từ năm 2003 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo, thực hiện
chính sách tôn giáo và đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tế quá trình thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của Nhà nước,
các cấp các ngành, các địa phương.
8
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đặc biệt chú trọng phương pháp lôgic và lịch sử,
phân tích và tổng hợp, kết hợp với các phương pháp: điều tra xã hội học, thống
kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia…
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học
- Khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
lương giáo ở Việt Nam.
- Làm rõ thực chất vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- Làm rõ những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách tôn giáo hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo.
- Đề xuất giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết lương giáo hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết lương giáo; cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn cho lãnh
đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để từ đó thực hiện tốt
hơn chính sách tôn giáo, góp phần làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế
lực thù địch, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Luận án có thể dùng làm
tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan ở các
nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận gồm có 4 chương, 9 tiết
và danh mục tài liệu tham khảo.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo là nội dung quan trọng
luôn được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm, tập trung nghiên
cứu. Lực lượng làm công tác nghiên cứu tôn giáo, tiếp cận tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết lương giáo khá đông đảo, bao gồm các nhà khoa học công
tác ở trong và ngoài quân đội. Trong đó, có nhà khoa học, đồng thời làm
công tác quản lý về tôn giáo, về giáo dục, đào tạo hoặc trên các lĩnh vực
khác. Tuỳ theo đối tượng, phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã đề cập, khai
thác những góc độ khác nhau của tư tưởng nói trên. Có thể khái quát trên
một số vấn đề chính sau:
1.1. Những vấn đề đã nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về vấn đề chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc
Thời gian qua, có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu, đề cập
trực tiếp tới vấn đề này như: Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Phùng
Hữu Phú (chủ biên), Nxb CTQG, HN, 1995; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết và mặt trận đoàn kết dân tộc, Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Văn
Khoa, Nxb Lao động, HN, 2001; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN, 2004; 60 năm Quân đội
nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành dưới lá cờ vẻ vang
của Đảng, Phạm Văn Trà, Nxb QĐND, HN, 2004; Quân đội nhân dân Việt
Nam thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình
hình mới, Mẫn Văn Mai (chủ biên), Nxb QĐND, HN, 2006; Chính sách
của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
10
Đảng và Chính phủ, Đề án do Học viện CTQG và Văn phòng Chính phủ
chủ trì, HN, 2006.
Ngoài ra một số luận văn, luận án KHXH nhân văn quân sự cũng đề
cập đến chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, như: Quân đội nhân dân Việt
Nam trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà
nước hiện nay, Phạm Văn Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính
trị, HN, 2009; Vai trò của lực lượng vũ trang quân khu 2 trong đấu tranh
chống chia rẽ dân tộc trên địa bàn quân khu hiện nay, Lê Việt Hùng, luận
văn thạc sĩ Triết học, Học viện CTQS, HN, 2006. Một số bài viết như: Phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản,
số 20, tháng 10/2000; Đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực to lớn nhất trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trịnh Quốc Tuấn, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, tháng 4/2003; Những biểu hiện sinh động về chính sách đại
đoàn kết dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, Trần Hậu, Tạp chí Lịch
sử Đảng, số 11/2007…
Trong những công trình trên, các tác giả đã nêu và phân tích khá sâu
sắc, có sức thuyết phục các nội dung chính như: Cơ sở hình thành chiến lược
đại đoàn kết Hồ Chí Minh; chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách
mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
XHCN; những nội dung cơ bản trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và một số nội dung trong tư tưởng của
Người như: Vấn đề tôn giáo trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; phát
huy tiềm năng cách mạng của đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; phương pháp đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí
Minh..v.v…xem đây là một bộ phận, một khía cạnh để thực hiện chiến lược
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngoài những nội dung trên, các tác giả còn làm sâu sắc thêm một số nội
dung liên quan vấn đề đại đoàn kết như: Đại đoàn kết toàn dân không chỉ là
truyền thống mà còn là bài học sống còn của dân tộc ta trong lịch sử dựng
11
nước và giữ nước; sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường tới khối đại
đoàn kết toàn dân hiện nay; vai trò của Đảng và mối quan hệ giữa tăng cường
đoàn kết trong Đảng với củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; một số chính
sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần ổn định chính trị xã hội; đấu tranh
làm thất bại âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế
lực thù địch tại một số địa bàn trọng điểm…
Trong cuốn sách 60 năm quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến
đấu, trưởng thành dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Đại tướng Phạm Văn Trà,
nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ rõ: Quân đội nhân dân Việt Nam là
quân đội kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, là quân đội của dân, do
dân, vì dân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu”. Quân đội ta không
chỉ thực hiện tốt chức năng chiến đấu, mà phải thực hiện tốt cả chức năng
công tác, chức năng lao động sản xuất. Chức năng công tác của Quân đội
được hiểu là công tác vận động quần chúng nhân dân, trong đó có vận động
đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo…Xuất phát từ chức
năng, nhiệm vụ, vì vậy quân đội có vai trò to lớn trong thực hiện chiến lược
đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đây cũng là vinh
dự, trách nhiệm chính trị lớn lao, là tình cảm sâu sắc của quân đội ta đối với
Đảng, Nhà nước và nhân dân, được thể hiện xuyên suốt trong lịch sử từ khi
thành lập quân đội đến nay và mai sau.
Trong đề tài Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới, các tác giả tập trung làm
rõ vai trò của quân đội trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nước hiện nay. Thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau: Làm cho đồng bào
các dân tộc thiểu số hiểu rõ và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc miền núi; tham
gia củng cố kiện toàn các tổ chức chính trị-xã hội, bồi dưỡng cán bộ kế cận
người dân tộc thiểu số; củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
12
trận an ninh nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống hoà
bình, ổn định của đồng bào dân tộc.
Trong công trình Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện chiến
lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước hiện nay, tác giả đã làm
rõ một số nội dung chủ yếu: đưa ra quan niệm và xác định nội hàm chiến
lược đại đoàn kết toàn dân tộc; vai trò, đặc điểm quân đội trong thực hiện
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc; khảo sát kết quả, rút ra bài học kinh
nghiệm và dự báo nhân tố tác động đến quân đội trong thực hiện chiến lược
đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp cơ
bản để quân đội thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng,
Nhà nước hiện nay, đó là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của
cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc; vận
dụng tốt các nội dung, phương thức thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn
dân tộc; tham gia giải quyết có hiệu quả các “điểm nóng” ở địa phương, tích
cực đấu tranh, ngăn ngừa và làm thất bại sự chống phá khối đại đoàn kết
toàn dân tộc của các thế lực thù địch; kết hợp xây dựng đơn vị vững mạnh
với xây dựng cơ sở chính trị - xã hội trên địa bàn và tăng cường quan hệ
đoàn kết quân dân.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về tôn giáo và vấn đề đoàn kết tôn giáo
Đây là lĩnh vực nhạy cảm, mang đậm tính chính trị - xã hội, vì vậy,
nhiều nhà khoa học đã đầu tư thời gian, tập trung công sức nghiên cứu vấn đề
này. Tiêu biểu như một số công trình: Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở
nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, Lê Hữu Nghĩa
(chủ nhiệm), Học viện CTQG Hồ Chí Minh, HN, 2003; Lý luận về tôn giáo và
tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Đặng Nghiêm Vạn, tái bản lần thứ ba, Nxb
CTQG, HN, 2007.
Một số công trình, luận án, luận văn khoa học xã hội nhân văn quân sự
đề cập tới vấn đề này như: Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống
13
tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Lê
Đại Nghĩa, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện CTQS, HN, 2001; Quân đội
tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa
bàn Tây Nguyên trong điều kiện mới, Lê Ngọc Sanh (Chủ nhiệm), Đề tài khoa
học cấp bộ, 2005 - Bộ Quốc phòng quản lý; Vai trò của quân đội nhân dân
Việt Nam trong thực hiện quan điểm chính sách đối với tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay, Phạm Văn Nghĩa, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
CTQS, HN, 2006; Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác
vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, Nguyễn Như Trúc,
luận án tiến sĩ Triết học, Học viện CTQS, HN, 2006; Ảnh hưởng qua lại giữa
đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam, Phạm Huy Thông, luận án tiến sĩ Triết học,
Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, HN, 2008; Tổ
chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc bộ đến trước cách mạng tháng Tám
1945, Nguyễn Phú Lợi, luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học, Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, HN 2009…
Đề tài Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinh thần quân
nhân ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, tác giả đã làm rõ:
Thực chất ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân
nhân ở đơn vị cơ sở; quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống tinh thần
quân nhân ở đơn vị cơ sở; những yếu tố tác động và đặc điểm ảnh hưởng của
tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở. Sau khi
phân tích thực trạng, chỉ rõ xu hướng, yêu cầu khách quan phải khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân, tác
giả đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
tín ngưỡng, tôn giáo đến đời sống tinh thần quân nhân ở đơn vị cơ sở hiện nay.
Đề tài khoa học Quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện mới, các tác giả
14
đưa ra quan niệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, làm rõ đặc điểm và thực
trạng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Trên cơ sở đó,
các tác giả khái quát đặc điểm cơ bản, tác động đến quân đội tham gia xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay. Đó là những đặc điểm: địa lý,
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; đặc điểm dân tộc, tôn giáo; đặc điểm hệ thống
chính trị cơ sở; điều kiện khả năng của quân đội tham gia xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở. Từ đó, đề tài tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm, đặc
biệt đã đề xuất năm giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng quân đội tham gia xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở, trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay.
Công trình Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện
quan điểm chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, tác
giả chỉ ra một số nội dung cơ bản thể hiện vai trò quân đội trong thực hiện
quan điểm, chính sách tôn giáo, như: giáo dục và giúp đỡ quân nhân có đạo
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; góp phần nâng cao nhận thức, tự giác chấp
hành quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho các
tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào có đạo; thực hiện quan điểm, chính sách
tôn giáo góp phần tăng cường đoàn kết quân - dân và đoàn kết dân tộc; tham
gia xây dựng cơ sở địa phương vùng giáo; đấu tranh bảo vệ quan điểm, chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động, làm rõ thực trạng quân
đội thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo, tác giả chỉ ra những bài học
kinh nghiệm, đề xuất những yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò Quân đội
trong thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Như vậy, tác giả không đi sâu làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Công trình Vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam trong công tác vận
động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, trình bày: quan niệm về
vai trò của quân đội trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây
15
Nguyên. Từ đó, tác giả phân tích thực trạng vai trò của quân đội trong công
tác vận động đồng bào có tôn giáo, chỉ ra định hướng phát huy vai trò quân đội
trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay.
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra các giải pháp cơ bản, như: Nâng cao nhận
thức, trách nhiệm và năng lực của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong công tác
vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây Nguyên; tiếp tục đổi mới nội dung, hình
thức, phương pháp thực hiện công tác vận động đồng bào có tôn giáo ở Tây
Nguyên hiện nay; nâng cao chất lượng hoạt động tham gia phát triển kinh tế -
xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn đóng quân; nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ dân vận chuyên trách của các đơn vị quân đội, chất lượng các tổ,
đội công tác tăng cường cho cơ sở địa phương vùng đồng bào có tôn giáo ở
Tây Nguyên hiện nay; xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp, kết hợp
giữa các đơn vị quân đội với cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội ở địa
phương trong công tác vận động đồng bào có tôn giáo.
Đề tài Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hoá Việt Nam, tác
giả trình bày được các dẫn chứng, cứ liệu cụ thể chứng minh: Đạo Công giáo
có những đóng góp tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực với văn hoá Việt
Nam; làm rõ kết quả sự tác động trở lại của văn hoá Việt Nam với đạo Công
giáo qua tiến trình hội nhập văn hoá và đồng hành cùng dân tộc; xu hướng
phát triển của mối quan hệ giữa đạo Công giáo và văn hoá dân tộc trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Trong đó, tác giả đưa ra giải pháp
để thúc đẩy tiến trình “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, coi nhiệm vụ xây
dựng cuộc sống “tốt đạo, đẹp đời” là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không
phải của riêng người có đạo…
Công trình Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc bộ đến
trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác giả trình bày quá trình hình thành, phát
triển, từ đó rút ra những đặc điểm và vai trò của tổ chức xứ, họ đạo Công giáo
ở đồng bằng Bắc bộ đến trước cách mạng tháng Tám 1945, góp phần tìm hiểu
Công giáo Việt Nam…