Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về người thầy vào việc phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở đà nẵng hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGƯỜI THẦY VÀO
VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Ngọc Ánh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn thị Hương
2
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của quý thầy cô. Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Trần
Ngọc Ánh người hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài
khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Giáo dục Chính trị trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng, khoa lý luận Chính trị và khoa kinh tế Chính trị của trường
Đại học kinh tế Đà Nẵng đã trang bị cho em những kiến thức sâu sắc để hoàn thành tốt
đề tài này.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất nhiều sự
động viên và giúp đỡ từ phía gia đình, bạn bè, thầy giáo chủ nhiệm và các bạn trong
lớp. Do đó kết quả của đề tài này là lời cảm ơn sâu sắc nhất của em gửi đến mọi người,
là nguồn động lực để em có thể tự tin vào các kiến thức mình đã thu được sau khi tốt
nghiệp
Mặc dù đã nổ lực cố gắng nhưng đề tài của em vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong các thầy, cô đóng góp ý kiến, bổ sung cho khóa luận được hoàn
thiện hơn.
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................3
1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ....................................5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................5
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................5
7. Tổng quan tài liệu................................................................................................5
NỘI DUNG..............................................................................................................10
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGƯỜI THẦY...........................10
1.1.Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy......................10
1.1.1. Cơ sở tư tưởng lý luận .............................................................................10
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về giáo dục .....................................................................14
1.2.Những nội dung cơ bản về người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh .............20
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò người thầy giáo ........................20
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức người thầy giáo......................23
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuyên môn và phương pháp giảng dạy
của người thầy giáo .........................................................................................288
1.2.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trọng dụng tri thức, nhân tài ...............33
Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGỦ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
ĐÀ NẴNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH................................38
2.1.Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Đà Nẵng hiện nay .......38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển giáo dục ở đà nẵng...........................38
2.1.2 Tình hình đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Đà Nẵng hiện nay...40
2.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Đà Nẵng hiện nay ..............................................................................45
2.2.1 Tăng cường công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với
nhu cầu thực tiễn................................................................................................45
2
2.2.2 Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên gắn với chuẩn mực người thầy theo
tư tưởng Hồ Chí Minh........................................................................................47
2.2.3 Xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức người giáo viên nhân dân
theo tư tưởng Hồ Chí Minh................................................................................55
2.2.4 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút nhân tài.....................59
KẾT LUẬN .............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................68
3
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGƯỜI THẦY
VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Kinh tế phát triển; chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được giữ vững;
đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện rõ rệt. Hòa chung nhịp điệu phát
triển, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó có hội
nhập về giáo dục. Trong những năm qua giáo dục nước ta có những bước tiến
vượt bậc trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã tiếp tục khẳng định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế”. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo là nòng cốt và có
vai trò quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: đội ngũ giáo viên luôn giữ
một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công
cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục.“Không có thầy giáo thì không có giáo
dục”, câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người
giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ.
Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được mô hình giáo dục với
nhiều cấp bậc, từ mầm non cho đến đại học và sau đại học, nhiều hình thức đào
tạo từ chuyên tu, tại chức cho đến chính quy, phục vụ tốt cho yêu cầu xã hội hóa
giáo dục. Chúng ta đã xây dựng được đội ngũ giảng viên, giáo viên ngày càng
đông đảo, có trình độ lý luận, phẩm chất đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp
phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chịu sự tác động
mạnh mẽ của yếu tố kinh tế thị trường và mặt trái của nó. Đội ngũ giảng viên,
giáo viên ở nước ta nói chung, đội ngũ giáo viên THPT ở Đà Nẵng nói riêng vẫn
4
đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; số lượng giáo viên vẫn còn thiếu, mất cân
đối về cơ cấu giáo viên giữa các bộ môn, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ
chưa đáp ứng được yêu cầu, một số nhà giáo tha hóa về đạo đức. Tình hình ấy
đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, xây dựng đội ngũ nhà giáo
đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, thực hiện tốt nhiệm vụ và trách
nhiệm mà Đảng, Nhà nước giao phó cho Sở giáo dục thành phố Đà Nẵng. Với
những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
vào việc phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy, đề tài hướng đến
mục đích xây dựng các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ
giáo viên THPT ở Đà nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau
đây:
- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy.
- Phân tích những thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên THPT
ở Đà Nẵng hiện nay.
- Xây dựng các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên THPT ở
Đà Nẵng hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định phạm vi, đối tượng
nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về người thầy, thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo
viên THPT ở Đà Nẵng hiện nay.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình về tư tưởng Hồ Chí
Minh về người thầy và tập trung vào phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên
THPT trong phạm vi Đà Nẵng
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
các vấn đề giáo dục và sự phát triển của giáo dục đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp
thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong tư tưởng về người thầy.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
chuyên ngành triết học trong việc học tập và nghiên cứu các tác phẩm triết học
Hồ Chí Minh. Những giải pháp của luận văn có thể góp phần cho việc tham mưu
cho việc hoạch định chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở Đà Nẵng
nói riêng và nước ta nói chung.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận
văn được chia làm 2 chương (5 tiết).
7. Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu và luận giải tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng
về giáo dục và người thầy nói riêng đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của