Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO XÂY DỰNG NIỀM
TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thu Thảo
Lớp : 15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Huy Thành
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO XÂY DỰNG NIỀM
TIN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thu Thảo
Lớp : 15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Huy Thành
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên – sinh viên là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là nguồn lực quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước và là đội quân dự bị then chốt của Đảng. Nếu
không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển của nhân loại. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên cả
về trình độ học vấn, chuyên môn đến lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị để sinh viên trở thành
người chủ tương lai của dân tộc, là lớp người xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc vì mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” do đó sinh viên phải có đủ năng
lực, trình độ, phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước và phục vụ
nhân dân.
Ngày nay cùng với sự hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển của công nghiệp 4.0 đã tạo
nên những chuyển biến sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó không
thể không đề cập đến vấn đề đạo đức, trình độ học vấn và lối sống hiện nay của thanh niên nói
chung và sinh viên nói riêng. Thực tế cho thấy, bên cạnh đại bộ phận sinh viên say mê trong học
tập, chịu khó trau dồi, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách để trở thành những chủ nhân tương
lai của đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên ít quan tâm đến tình hình chính trị, truyền
thống cách mạng, giảm sút niềm tin vào thắng lợi của CNXH, thiếu niềm tin đối với Đảng, với chế độ
XHCN; chạy theo lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể, thiếu tinh thần trách nhiệm trong
xây dựng tổ chức, trong tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng… Từ đó dẫn đến mơ hồ, lệch
lạc trong tư tưởng, lối sống; không ít sinh viên còn mang tính thụ động, ít sáng tạo, suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận sinh viên hiện nay, tăng
cường nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin chính trị cho sinh viên, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước, vì những lí do đó nên tôi đã lựa chọn đề tài:
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào xây dựng niềm tin chính trị cho sinh
viên hiện nay.”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đức cách mạng, thực trạng niềm tin chính trị
của sinh viên hiện nay. Từ đó, đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm củng cố, nâng cao
niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, niềm tin chính trị của sinh viên
- Thực trạng niềm tin chính trị của sinh viên, các nguyên nhân và biểu hiện niềm tin chính
trị sinh viên
- Đưa ra những giải pháp nhằm củng cố, nâng cao niềm tin chính trị của sinh viên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào xây dựng niềm tin chính trị cho sinh
viên hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu làm nổi bật tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng từ đó xây dựng, củng cố và nâng cao niềm tin chính trị cho sinh viên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vậy biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tham khảo, nội dung khóa luận được kết
cấu thành 3 chương, 11 tiết.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là vấn đề quan trọng trong tư tưởng của Người.
Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức cũng như việc giáo dục xây dựng đạo đức
và nâng cao đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin cho sinh viên trong đó có các công trình quan
trọng như:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đạo đức cách mạng:
Đạo đức và đạo đức cách mạng nhìn từ quan điểm Hồ Chí Minh của Vũ Quang Vinh, Bùi
Văn Tuấn –Tạp chí Nhịp cầu tri thức (2018 Số 10, Tr. 16-20)
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng của tác giả Ngô Ngọc
Thắng – Tạp chí Giáo dục lý luận (2018)
Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Hồ Chí Minh –
Nxb Trẻ, 1999
Hồ Chủ tịch nói về dân chủ, kỷ luật và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người
Việt Nam, Lê Thị Thuỷ trong luận án tiến sỹ Triết học “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với sự phát triển nhân
cách con người Việt Nam tác giả Cao Thu Hằng trong luận án tiến sĩ “Kế thừa các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay”.
Hướng nghiên cứu thứ 2, các công trình nghiên cứu về niềm tin chính trị của sinh
viên:
Đề cập đến quan niệm nhân cách của một con người cụ thể, Đỗ Long trong cuốn sách “Hồ Chí
Minh - những vấn đề tâm lý học nhân cách”
Phạm Minh Hạc trong cuốn sách “Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEOPIR cải biên”
Vấn đề thực tiễn trong xây dựng đạo đức, lối sống, thái độ, niềm tin, lý tưởng của thanh niên
nói chung, sinh viên nói riêng được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện
trong các cuộc điều tra năm 2007 “Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên
trong giai đoạn hiện nay” ; năm 2008 “Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào
sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008)” và trong Hội thảo khoa học năm 2008: “Đổi mới nội dung,
phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập
Đề cập đến các giá trị cuộc sống của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập, tác giả Phạm Huy Thành trong bài báo“Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên Việt
Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường”.
Hướng nghiên cứu thứ 3, các công trình nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
với niềm tin chính trị
Phạm Hồng Tung, Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Trần Sỹ Phán trong luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”
Đề cập đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, tác
giả Hoàng Anh trong cuốn sách “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên”
Lê Hữu Ái “Các giải pháp đảm bảo chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở Đại học
Đà Nẵng hiện nay” (mã số: Đ2012-04-09).
Những hướng tiếp cận trên của tổng qua đề tài đã cho thấy, các công trình trên là cơ sở lý luận
và thực tiễn để cho đề tài được triển khai. Kế thừa các thành công của các trình khoa học trên là bước
tiếp biến cho đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào sự nghiệp xây dựng
niềm tin chính trị cho sinh viên hiện nay.”Các hướng nghiên cứu của tổng quan đã cho thấy chưa có
một công trình nào nghiên cứu trực tiếp vào xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên. Do đó, đề tài
được triển khai không mang tính trùng lặp, mà trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các
công trình khoa học nói trên, đồng thời làm rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng vào sự
nghiệp xây dựng niềm tin chính trị cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập và xây dựng đất nước trong
tình hình mới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ NIỀM TIN CHÍNH TRỊ
1.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Như chúng ta đã biết, lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Qúa trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu
nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu con người, thương yêu đồng loại, có tinh thần
chịu đựng gian khổ, khó khăn.
Vào năm 1858, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị thực dân Pháp xâm lược
và đã trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân
dân Việt Nam không có tự do. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, mỗi người yêu nước Việt
Nam lúc bấy giờ là phải tìm con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách thống trị của đế quốc
Pháp và tay sai của chúng.
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc dục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Yêu nước là động lực chi phối mọi suy nghỉ, hành động trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng đầy gian lao, cực khổ của Hồ Chí Minh.
Tinh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và
điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó là nhân tố cốt lõi trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Nhờ đó, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có được sức mạnh to lớn trước mọi
thử thách.
Lòng thương người của dân tộc Việt Nam xuất phát từ tình cảm yêu quý con người
“người ta là hoa của đất”. Tình thương người của dân tộc Việt Nam không chỉ biểu hiện trong đời
sống hàng ngày của người dân, trong hương ước của các làng xã, mà còn được nâng lên thành
những chuẩn tắc trong luật của nhà nước.
Nhân dân ta có truyền thống đề cao đức tính cần cù, giản dị, tiết kiệm,… đồng thời cũng
phê phán gay gắt các thói xấu trong xã hội như tham ăn, lười biếng, khoác loác,… Trong khi nêu
cao những phẩm chất đạo đức cần có, nhân dân ta cũng đòi hỏi nó phải được thể hiện cụ thể trong
hành vi hằng ngày, tức là trong thực hành đạo đức: “Nói đi đôi với làm, ngôn hành phải hợp nhất”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự nối tiếp và phát triển giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam ta, chính sự tiếp thu phát huy ấy đã làm cho những truyền thống đạo đức càng có ý nghĩa
và giá trị hơn cho cuộc sống hiện nay.
1.1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Tinh hoa văn hóa phương Đông
Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng vai
trò của Nho giáo và người sáng lâp là Khổng Tử.
Bên cạnh Nho giáo thì Phật giáo cũng ảnh hưởng đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam.
Đạo đức Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa tam dân
của Tôn Trung Sơn
Tinh hoa văn hóa phương Tây
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở
châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của
phương Tây.
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thủ đô nước
Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình và người đã nhìn thấy
những giá trị tốt đẹp của Thiên chúa giáo
Tư tưởng về đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin
Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí
Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
Người đã tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác – Lênin cái cần thiết và con đường giải phóng chúng
ta là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại, chính nhờ có tư tưởng và tấm gương đạo đức của Mác – Ănggen – Lênin, Hồ Chí
Minh đã hoàn thiện được tư tưởng đạo đức của mình. Người đã kế thừa, chắt lọc tinh hoa đạo đức
của nhân loại để sáng tạo ra một hệ thống tư tưởng đạo đức mới, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1.1.3. Thực tiễn hoạt động của Người
Ngay từ khi còn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu tình cảm
nhân ái và sớm có ý chí cứu nước, giải phóng đồng bào mình. . Người là hiện thân của một bậc
đại nhân, đại trí, đại dung, một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ.
Thêm vào đó, ở Hồ Chí Minh toát lên xuyên suốt một lối tư duy tự chủ, độc lập, sáng tạo
cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc và nhân loại. Người luôn đặt đạo đức cách mạng lên hàng đầu, lấy đạo
đức làm chữ tâm trong giáo dục mọi người.
Hồ Chí Minh đã quan niệm đạo đức là “gốc”, nền tảng của con người và xã hội. Người đã
xây dựng nên một nền đạo đức mới, đối lập với đạo đức cũ.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng chi phối các phẩm chất khác. Tư tưởng
trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu
nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó.
Quan niệm chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Trên nền tảng truyền thống, Hồ
Chí Minh đã kế thừa và khắc phục những hạn chế để nâng cao phẩm chất ý nghĩa của khái niệm
“Trung”, “Hiếu”.
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì
chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng.
Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng
cần phải dạy dỗ, ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Trung với nước, hiếu với dân
trong giai đoạn hiện nay trước hết là trung thành với con đường cách mạng mà Đảng ta và Bác
Hồ đã chọn, là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, là sự thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người trong