Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố quảng ngãi hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN
BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Trâm
Lớp : 15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vương Thị Bích Thủy
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN
BỘ VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Trâm
Lớp : 15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vương Thị Bích Thủy
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng
chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò
của đội ngũ cán bộ, luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí hàng đầu trong các công tác của Đảng và
Nhà nước. Cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của
cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, trong các phong trào cách mạng của quần
chúng, đội ngũ cán bộ luôn giữ vai trò nòng cốt. Chỉ có đội ngũ cán bộ có đủ cả đức và tài,
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng, thì việc xác định đường lối, chủ
trương, chính sách mới đúng đắn; đồng thời việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường
lối mới trở thành hiện thực và cách mạng mới thành công. Chính đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý là động lực đầu tiên, trực tiếp trong phong trào thực tiễn.
Trong những năm gần đây, cán bộ và công tác cán bộ của Đảng bộ thành phố Quảng Ngãi
đã đạt được những kết quả nhất định, cho thấy sự chuyển biến tích cực về chất lượng. Tuy nhiên,
bên cạnh những mặt đạt được, công tác cán bộ vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém, dẫn
đến sự bất cập, hụt hẫng, chắp vá, không đồng bộ ở một số khâu, nhất là trong công tác bồi
dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, cơ cấu độ tuổi cán bộ chưa đảm bảo theo yêu cầu của thời kì
mới. Thực tế đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm
chất, phong cách của đội ngũ cán bộ, nhằm tạo ra một sự chuyển biến mới về chất, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phương Quảng
Ngãi trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở Thành phố Quảng Ngãi hiện nay” là
hết sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ và đánh giá thực trạng công tác cán bộ ở Thành phố Quảng Ngãi hiện nay, đề tài
đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Quảng Ngãi theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
* Nhiệm vụ:
+ Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
+ Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp ở Thành phố Quảng Ngãi.
+ Thứ ba, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu
của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
- Phạm vi: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và công tác cán bộ ở thành
phố Quảng Ngãi hiện nay.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy
nạp, diễn dịch, hệ thống - cấu trúc, so sánh, thống kê, nghiên cứu văn bản... trong nghiên cứu các
vấn đề lý thuyết.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
Chương 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở Thành phố Quảng Ngãi hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng
lý luận của Người. Tư tưởng ấy đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và được
bàn luận trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Ngoài những công trình đã xuất bản,
các nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong thời gian gần đây được công
bố dưới nhiều hình thức như báo cáo chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài báo khoa học đăng
trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học các cấp.... Đó là nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo
quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy, liên quan đến đề
tài có hai hướng nghiên cứu chính như sau:
* Hướng thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
* Hướng thứ hai, nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ vào
xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
1.1. Cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
* Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đã chi phối toàn bộ tình hình thế
giới. Nhân dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh
thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội… Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một
trinh”. Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ
nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa đế quốc thực dân.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh chấp thuộc địa giữa chúng là nguyên nhân gây ra cuộc
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).
* Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa tư
bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các phong trào vũ trang
kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước nhưng do chưa có
một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại. Bước sang
đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa. Sự xâm nhập của chủ
nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bị mất độc lập tự do, nhân dân ta không ngừng
nổi lên chống lại chúng với các phong trào do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền
bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập trước lịch sử, nên không tránh khỏi thất bại.
1.1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
* Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
- Truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động thực tiễn của Người
* Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
- Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: là thời kỳ tìm tòi, khảo
nghiệm thành công bước đầu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, tạo tiền đề lý luận và
thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện tư tưởng
- Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
cán bộ tiếp tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc hình thành
và xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Cán bộ là gốc của mọi công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Chất
lượng cán bộ tùy thuộc vào công tác cán bộ. Nếu như tất cả các khâu: Phát hiện, lựa chọn cán bộ
- Đánh giá cán bộ - Quy hoạch cán bộ - Huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Bố trí sử dụng
cán bộ - Kiểm tra, thực hiện các chính sách đối với cán bộ … đều làm tốt thì nhất định chúng ta
sẽ có đội ngũ cán bộ chất lượng tốt. Chỉ cần một trong những khâu đó bị xem nhẹ, làm không
đến nơi đến chốn sẽ khiến cho chất lượng đội ngũ cán bộ kém đi rất nhiều.
1.2.1. Về tiêu chuẩn của người cán bộ
- Người cán bộ phải yêu nước, thương dân, có đạo đức cách mạng
- Người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực tiễn
- Người cán bộ phải có trình độ lý luận
- Tiêu chuẩn phong cách của người cán bộ
- Người cán bộ phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Tóm lại, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tiêu chuẩn đạo đức, coi đó là gốc của người cán bộ
cách mạng, bên cạnh đó, phải có trí tuệ, có tài thì cán bộ mới lĩnh hội được đầy đủ chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.2.2. Về công tác phát hiện, lựa chọn, đánh giá, tạo nguồn cán bộ
Phát hiện và lựa chọn cán bộ là công đoạn đầu tiên của toàn bộ công tác cán bộ. Hồ Chí
Minh luôn quan tâm tới việc phát hiện, lựa chọn nhân tài, làm nguồn cho hình thành đội ngũ cán
bộ. Để lựa chọn cán bộ, trước tiên, Người đặt niềm tin vào quần chúng, coi việc phát hiện và lựa
chọn nhân tài không được phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, mà vấn đề là ở chỗ họ có
phải thật sự là người có tài.
Trong lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức và
năng lực của người được lựa chọn; những cán bộ tuy không có bằng cấp cao, nhưng có thực tài,
có đức vẫn phải là nguồn trong tuyển chọn và bố trí sử dụng cán bộ; còn đối với những người
không có tài lại không có đức thì phải kiên quyết loại bỏ.
1.2.3. Về công tác huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ
Trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề cán
bộ và huấn luyện cán bộ luôn có một vị trí hết sức quan trọng bởi theo Người, cán bộ là cái gốc
của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu. Nguyên tắc
huấn luyện là phải chú ý đến kinh nghiệm thực tế, lý luận phải đi đôi với thực tế. Việc huấn
luyện, bồi dưỡng cán bộ gồm những nội dung huấn luyện về nghề nghiệp, huấn luyện về chính
trị, huấn luyện về văn hóa, huấn luyện về lý luận.
1.2.4. Về bố trí, sử dụng cán bộ
Hồ Chí Minh đưa ra phương châm “dụng nhân như dụng mộc” với yêu cầu sử dụng cán
bộ là: Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ; phải “khéo dùng cán
bộ”, “dùng người đúng chỗ, đúng việc”; phải chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ.
1.2.5. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ
Chính sách sử dụng cán bộ, trọng dụng nhân tài được thể hiện cụ thể ở việc phát hiện,
hiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ và bố trí, cân nhắc đề bạt cán bộ. Chính sách, chế độ với cán
bộ thể hiện ở việc yêu thương cán bộ và cách đối với cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm. Điều này,
không chỉ là đòi hỏi của công tác cán bộ mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đó là sự tôn trọng yêu thương, nâng niu phẩm giá con người.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của đề tài đã trình bày rõ các nội dung chủ yếu từ khâu phát hiện, lựa chọn cán
bộ, đánh giá cán bộ, huấn luyện cán bộ, bố trí, sử dụng cán bộ, kiểm tra cán bộ và chế độ, chính
sách đối với cán bộ. Đó chính là tiền đề cơ sở lý luận thực tiễn để vận dụng xây dựng đội ngũ
cán bộ thành phố Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đây
cũng là cơ sở để đi vào phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, hạn chế và giải pháp xây dựng
công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ thành phố Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình, đặc điểm thành phố Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ngãi ở vùng Nam Trung Bộ Việt
Nam, chia thành 23 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 14 xã. Thành phố Quảng Ngãi trải dài
từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra
biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km. Phía Nam giáp huyện Tư Nghĩa, Đông Nam giáp huyện
Mộ Đức, phía Bắc giáp huyện Bình Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Sơn Tịnh, phía Đông
giáp biển Đông. Sông Trà Khúc đi qua giữa lòng Thành phố và chia thành bờ Bắc và bờ Nam
[23].
2.1.2. Truyền thống văn hoá, lịch sử và con người Quảng Ngãi
Theo suốt chiều dài lịch sử, Quảng Ngãi là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu
truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo và xứng đáng là hậu
phương, căn cứ địa vững chắc của Liên khu V.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, trở thành một quốc gia thống nhất của các dân tộc Việt
Nam, Quảng Ngãi là cầu nối giữa hai miền Bắc, Nam. Đến năm 1402, Quảng Ngãi chính thức
trở thành một bộ phận của nước Việt Nam ngày nay, khi mà hai châu Tư và Nghĩa cũng do nhà
Hồ đặt ở phía Nam hai châu Thăng và Hoa, trên đất Cổ Luỹ của Chiêm Thành, tương đương với
Quảng Ngãi ngày nay.
2.1.3. Đặc điểm dân cư, nguồn lao động
Thành phố Quảng Ngãi hiện nay có diện tích là 160,1534 km², với dân số 263.440 người,
mật độ dân số trung bình đạt 1645 người/km2. Cụ thể diện tích, dân số và mật độ dân số của
thành phố Quảng Ngãi phân theo phường, xã được thể hiện qua bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật
độ dân số phân theo phường, xã của thành phố Quảng Ngãi.
2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và hệ thống chính trị
- Về kinh tế: Kinh tế của thành phố đã có bước phát triển khá toàn diện.
- Về văn hóa - xã hội: Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế,
văn hóa - thông tin, thể thao ngày càng được nâng cao.
- Về quốc phòng - an ninh: Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
- Về xây dựng hệ thống chính trị: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách
mạng của địa phương được đẩy mạnh theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả.
2.2. Công tác cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay
2.2.1. Tình hình cán bộ và công tác cán bộ
* Đội ngũ cán bộ ở thành phố Quảng Ngãi
Tính đến thời điểm 31 tháng 7 năm 2017 số lượng cán bộ cấp phường, xã toàn tỉnh là
3.796 người, trong đó số lượng cán bộ cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi là: 475 người
(Cán bộ 229 người, công chức 246 người.
Quy mô cán bộ phường, xã thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 – 2017 được thể hiện
trong bảng 2.2: Quy mô cán bộ cấp phường, xã Thành phố Quảng Ngãi qua 3 năm 2015 – 2017.
Số lượng cán bộ, công chức của các phường, xã của thành phố Quảng Ngãi được thể hiện
ở bảng 2.3: Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các phường, xã của thành phố Quảng Ngãi năm
2017.
Thành uỷ Thành phố Quảng Ngãi đã coi trọng lãnh đạo các khâu trong công tác cán bộ
nên công tác cán bộ bước đi vào nề nếp. Đã xây dựng quy hoạch cán bộ theo từng giai đoạn phù
hợp với tình hình đối với từng cơ quan, đơn vị; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng
cán bộ hợp lý. Phần lớn cán bộ được đề bạt và bổ nhiệm đều phát huy được vai trò, trách nhiệm.
Công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của
cấp uỷ và chính quyền.
2.2.2. Những kết quả và hạn chế
* Kết quả:
- Về nhận thức chính trị: Đội ngũ cán bộ thành phố Quảng Ngãi trong những năm qua có bước
phát triển và trưởng thành trên tất cả các lĩnh vực cả về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức điều hành.
- Về đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc: Nhìn chung, đội ngũ cán bộ thành phố không
ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, thực hiện nghiêm quy định những điều đảng viên không được
làm, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Năng lực tổ chức thực tiễn, kỹ năng làm việc: Năng động sáng tạo trong công việc, có uy tín
lớn trong quần chúng nhân dân, có khả năng lôi kéo, tập hợp, vận động quần chúng nhân dân
thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
- Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ thành phố cũng đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp trong đấu
tranh cũng như trong công cuộc đổi mới hiện Do đó, trong cơ chế thị trường, đại bộ phận cán bộ
vẫn yên tâm công tác và luôn xác định được trách nhiệm của mình đối với công việc được giao,
biết giữ gìn phẩm chất, lối sống trong sạch, lành mạnh, có ý thức kỷ luật, đoàn kết nội bộ và cố
gắng trong học tập nâng cao trình độ.
- Về công tác cán bộ: Các cấp ủy đảng đã nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác
cán bộ nên trong lãnh đạo, chỉ đạo đã chú trọng đến công tác cán bộ trên tất cả các khâu từ việc
nhận xét phát hiện, lựa chọn, đánh giá, quy hoạch, quản lý đến bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định, đảm bảo trình tự các bước
của các khâu trong công tác cán bộ.
* Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tổ chức thực hiện còn phát sinh một số tồn tại
hạn chế như:
- Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra
ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế.
- Về công tác cán bộ: Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung
còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết
quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến.
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức từng bước khắc phục tình trạng nể nang, ngại va
chạm; trách nhiệm người đứng đầu được đề cao; giúp cán bộ nhận thức đầy đủ ưu điểm để phát
huy, kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
- Các quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ được thực hiện khá chặt chẽ, cơ cấu 3 độ tuổi cơ
bản đảm bảo, phương châm “động”, “mở” được chú trọng.
- Công tác luân chuyển cán bộ góp phần khắc phục những quan điểm và thói quen, khuynh
hướng cục bộ, khép kín trong từng ngành và từng địa phương.
2.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác cán bộ thành phố Quảng Ngãi hiện nay
- Cơ cấu độ tuổi của cán bộ chưa đảm bảo theo yêu cầu của thời kỳ mới
- Sự hạn chế bất cập về trình độ năng lực công tác của cán bộ
- Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của cán bộ
2.3. Phương hướng và giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ Thành phố Quảng Ngãi
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Phương hướng, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ
* Phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ
Công tác nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, tập trung cải
cách hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực thực thi
nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ nói chung và cấp phường, xã nói riêng là một yêu cầu cần thiết
mang tính chiến lược lâu dài.
Thành ủy Quảng Ngãi xác định tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ,
phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân, trong đó chú trọng
đổi mới phương thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra trong
quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính, tính chuyên môn và khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin.