Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Luận án tiến sĩ kinh tế / Nguyễn Trần Ân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------
NGUYỄN TRẦN ÂN
VẬN DỤNG QUY TẮC TAYLOR
TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TRẦN ÂN
VẬN DỤNG QUY TẮC TAYLOR
TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng
và tin cậy. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực và chưa
được công bố toàn bộ nội dung trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Trần Ân
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BoE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh
BoJ Bank of Japan Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản
CPI Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng
CSTT Chính sách tiền tệ
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Fed Federal Reserves of United
States
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
FFR Federal Funds Rate Lãi suất điều hoà vốn dự trữ của
Fed
FOMC Federal Open Market Commitee Ủy ban Nghiệp vụ Thị trường
mở Liên bang Mỹ
GDP Gross domestic products Tổng sản phẩm quốc nội
GDP deflator Chỉ số giảm phát GDP
GSO General Statistic Office Tổng cục Thống kê Việt Nam
IMF International Monetary Funds Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KT-XH Kinh tế - xã hội
LSCB Lãi suất cơ bản
LSCS Lãi suất chính sách
LSTCK Lãi suất tái chiết khấu
LSTCV Lãi suất tái cấp vốn
LSTN Lãi suất tự nhiên
MPC Monetary policy committee Ủy ban chính sách tiền tệ
NAIRU Non-accelerating inflation rate
of unemployment
Tỉ lệ thất nghiệp không gia tăng
lạm phát
iii
NBR Nonborrowed reserve Dự trữ không vay mượn
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
QH Quốc hội
RBA Reserve Bank of Australia Ngân hàng Trung ương Úc
TCTD Tổ chức tín dụng
TCTK Tổng cục Thống kê Việt Nam
TLS Trần lãi suất huy động
TLSCV Trần lãi suất cho vay
WB World bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Các biến số kinh tế vĩ mô 20
Bảng 1.2 Quan hệ giữa các độ lệch trong quy tắc Taylor 24
Bảng 1.3 Các công cụ, chỉ tiêu và mục tiêu chính sách tiền tệ của
NHTW
29
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích kinh tế lượng 84
Bảng 3.1 Độ lệch giữa TLS và LSCS được tính bằng quy tắc Taylor
(in
TAYLOR)
99
Bảng 3.2 Độ lệch giữa TLS (theo năm) và LSCS được theo quy tắc
Taylor (in
TAYLOR) tại tỉ lệ lạm phát mục tiêu CPI (π*) 5%/năm
100
Bảng 3.3 Độ lệch giữa các lãi suất (theo quý) và LSCS theo quy tắc
Taylor (iq
TAYLOR) ở các mức lạm phát mục tiêu khác nhau
(π*), 2000Q1-2014Q4
103
Bảng 3.4 Lãi suất chính sách ở Việt Nam thời kỳ năm 2015 – 2016 107
Bảng 3.5 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình hồi qui theo
quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4
108
Bảng 3.6 Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4 108
Bảng 3.7 Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2007Q4 109
Bảng 3.8 Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2008Q1 – 2015Q4 109
Bảng 3.9 Kết quả hồi quy quy tắc Taylor theo mô hình làm phẳng lãi
suất
111
Bảng 3.10 Lựa chọn độ trễ của mô hình VAR 113
v
Bảng 3.11 Kiểm định tính bền vững của mô hình VAR có độ trễ là 1 114
Bảng 3.12 Phân rã phương sai mô hình VAR(1) thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4 117
Bảng 3.13 Kết quả phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên xác định hệ số tối
ưu
120
Bảng 3.14 Kết quả phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên đối với các hệ số cố
định của quy tắc Taylor
120
Bảng 3.15 So sánh giá trị hàm tổn thất từ phương pháp mô phỏng ngẫu
nhiên và từ số liệu thực tế
121
Bảng 3.16 Dự báo kinh tế vĩ mô năm 2016 124
Bảng 3.17 Quy trình hiện tại ra quyết định về lãi suất của NHNN 130
Bảng 4.1 Quy trình ra quyết định về lãi suất của NHNN (đề xuất) 140
Bảng 4.2 Mục tiêu lạm phát của một số NHTW trên thế giới 150
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHTW Anh 31
Hình 3.1 Phản ứng đẩy giữa các biến nội sinh trong 8 quý (2 năm) 115
Hình 3.2 Phản ứng đẩy giữa các biến nội sinh trong 24 quý (6 năm) 116
Hình 3.3 Kết quả dự báo TLS thời kỳ 2000Q1 – 2016Q4 125
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... xi
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài................................................................ xi
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu............................................................ xiv
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... xxi
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. xxiii
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ xxiii
6. Những đóng góp và hạn chế của luận án .....................................................xxv
7. Kết cấu của luận án .................................................................................... xxvi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TẮC TAYLOR VÀ VAI TRÒ QUY
TẮC TAYLOR TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG – SỰ VẬN DỤNG Ở CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM.......................................................................................1
1.1 Những vấn đề cơ bản về quy tắc Taylor ..........................................................1
1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................1
1.1.2 Quy tắc Taylor tính lãi suất chính sách............................................................2
1.2 Các thành tố quyết định tính chính xác của quy tắc Taylor.............................6
1.2.1 Lãi suất thực cân bằng (r*) hay Lãi suất tự nhiên............................................6
1.2.2 Lạm phát mục tiêu..........................................................................................11
1.2.3 Độ lệch sản lượng...........................................................................................13
1.2.4 Một số khái niệm kinh tế vĩ mô .....................................................................18
1.2.5 Ý nghĩa của các khái niệm độ lệch lãi suất, độ lệch lạm phát và độ lệch sản
lượng và độ lệch thất nghiệp. .........................................................................20
1.3 Quan hệ giữa các thành tố và ý nghĩa các hệ số trong quy tắc Taylor...........21
1.3.1 Quan hệ giữa các thành tố ..............................................................................21
viii
1.3.2 Các ý nghĩa của hệ số trong quy tắc Taylor...................................................24
1.4 Các dạng phát triển của quy tắc Taylor và mô hình kinh tế lượng ................25
1.4.1 Dạng phát triển nhìn từ quá khứ (back-looking)............................................25
1.4.2 Dạng phát triển hướng về tương lai (forward-looking) .................................26
1.4.3 Dạng hỗn hợp (hybrid)...................................................................................27
1.4.4 Dạng kết hợp với các mô hình khác...............................................................27
1.5 Vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của ngân hàng trung
ương................................................................................................................29
1.5.1 Các mục tiêu và công cụ chính sách của ngân hàng trung ương ...................29
1.5.2 Chính sách lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương .29
1.5.3 Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ..............................................................30
1.5.4 Vai trò của quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của ngân hàng trung
ương................................................................................................................32
1.5.5 Quy tắc Taylor trong nền kinh tế mở .............................................................33
1.6 Vận dụng quy tắc Taylor trong chính sách lãi suất của một số ngân hàng
trung ương trên thế giới..................................................................................35
1.6.1 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ....................................................................35
1.6.2 Ngân hàng Trung ương Anh ..........................................................................42
1.6.3 Ngân hàng Trung ương Châu Âu ...................................................................46
1.6.4 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ..................................................................51
1.6.5 Ngân hàng Trung ương Úc.............................................................................55
1.7 Điều kiện vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân
hàng trung ương .............................................................................................62
1.8 Các thuận lợi và khó khăn khi vận dụng quy tắc Taylor tại Việt Nam..........64
1.8.1 Thuận lợi ........................................................................................................64
1.8.2 Khó khăn ........................................................................................................64
1.8.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...............................................................66
Kết luận chương 1:....................................................................................................67
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI
SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG QUY TẮC
TAYLOR...................................................................................................................68
ix
2.1 Phương pháp tính toán thông thường.............................................................68
2.1.1 Quy tắc Taylor sử dụng trong phương pháp tính toán thông thường.............68
2.1.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng quy tắc Taylor (1993) theo
tính toán thông thường ...................................................................................70
2.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng.......70
2.2.1 Mô hình kinh tế lượng theo quy tắc Taylor ...................................................70
2.2.2 Các mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát và sản lượng............................................73
2.3 Phân tích tác động giữa các biến it
, INF và OGAP qua mô hình VAR(p).....73
2.3.1 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình VAR......................................................75
2.3.2 Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR(p)................................................77
2.3.3 Kiểm định quan hệ nhân quả (causality test) trong mô hình VAR(p) ...........78
2.3.4 Hàm phản ứng đẩy (IRF) ...............................................................................78
2.3.5 Phân rã phương sai .........................................................................................80
2.4 Chính sách tiền tệ tối ưu: tối thiểu hóa hàm tổn thất .....................................80
2.4.1 Mô hình hàm tổn thất của ngân hàng trung ương ..........................................80
2.4.2 Phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên tối ưu hóa hàm tổn thất ........................82
2.5 Quy tắc Taylor với tổng phương tiện thanh toán M2.....................................83
2.6 Cơ sở dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................84
2.6.1 Nguồn gốc dữ liệu ..........................................................................................84
2.6.2 Giả thiết điều kiện áp dụng quy tắc Taylor và phương pháp xử lý dữ liệu....85
2.7 Ưu điểm và hạn chế của các phương pháp phân tích thực trạng chính sách
lãi suất ............................................................................................................86
2.7.1 Phương pháp tính toán thông thường.............................................................86
2.7.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng.......87
Kết luận chương 2:....................................................................................................88
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA...............90
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA PHÂN TÍCH BẰNG....................90
QUY TẮC TAYLOR................................................................................................90
3.1 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.................................90
3.1.1 Mục tiêu chính sách tiền tệ.............................................................................90
x
3.1.2 Công cụ chính sách tiền tệ quốc gia...............................................................90
3.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.....................91
3.1.4 Các loại lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam....................................91
3.1.5 Các cột mốc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ........................................................................................................94
3.1.6 Một số nhận xét về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam ........................................................................................................95
3.1.7 Tiến trình cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.....97
3.2 Phân tích thực trạng chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
bằng quy tắc Taylor........................................................................................98
3.2.1 Phương pháp tính toán thông thường với các hệ số mặc định .......................98
3.2.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng.....107
3.3 Thành công và hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam .............................................................................................126
3.3.1 Thành công của cơ chế điều hành lãi suất....................................................126
3.3.2 Hạn chế của cơ chế điều hành lãi suất .........................................................127
Kết luận chương 3:..................................................................................................131
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN VẬN DỤNG QUY TẮC TAYLOR TRONG
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM .............................................................................................................132
4.1 Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam năm 2011 – 2020 ..........................132
4.2 Định hướng phát triển chính sách tiền tệ năm 2011 – 2020 ........................132
4.3 Các giải pháp cơ bản vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi
suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.....................................................133
4.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô..................................................................................134
4.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật..............................................................................153
Kết luận chương 4:..................................................................................................156
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .....................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................161
PHỤ LỤC................................................................................................................170
xi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày trở nên toàn cầu hóa mạnh mẽ
với sự hội nhập tài chính sâu rộng, vai trò của NHTW ngày càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của NHTW
các nước trên thế giới, vấn đề quan tâm hàng đầu vẫn là công cụ CSTT nào là hiệu
quả nhất và cách thức vận dụng như thế nào, cơ chế vận hành và kiểm soát. Điển
hình như NHTW Mỹ là Fed đã xoay xở để tìm ra hướng đi và công cụ thích hợp để
điều hành CSTT hiệu quả trong suốt một thế kỷ, mở đầu bằng kiểm soát khối lượng
tiền tệ như là công cụ điều hành với mục tiêu là tổng phương tiện thanh toán M1,
sau đó phải chuyển qua tổng phương tiện thanh toán M2. Cùng với sự ra đời của các
sản phẩm tài chính phái sinh hiện đại như là chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế
chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO), hợp đồng hoán đổi tổn thất tín
dụng (CDS), v.v., việc xác định tổng phương tiện thanh toán là rất khó khăn, vì vậy
Fed đã chuyển dần cách thức điều hành CSTT từ công cụ mục tiêu M2 sang công cụ
lãi suất. Thực tế hiện nay do bởi tính phức tạp của việc sử dụng khối lượng tiền là
công cụ điều hành do khả năng không bền vững của cầu tiền một phần do sự bất ổn
trong ngắn hạn hoặc phần khác bởi sự thay đổi liên tục tạo ra từ các đổi mới tài
chính, các NHTW của các nền kinh tế hiện đại đang dần chuyển sang điều hành lãi
suất mục tiêu thay cho khối lượng tiền tệ mục tiêu (Orphanides 2007, trang 4-5).
Năm 2008 thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt đầu từ khủng hoảng tài
chính tại Mỹ với sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và nguy cơ phá sản của
tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG. Liền kề là sự sụp đổ của tập đoàn bảo hiểm Đức Holy
Real Estate và cơn gió khủng hoảng tài chính lan ra đến Châu Âu và các nước Châu
Á dẫn đến một số nước phải áp dụng chính sách cứu nguy của Anh: chính phủ mua
cổ phần của các tập đoàn tài chính. Hơn thế nữa, tổ chức IMF cuối tháng 10 năm
2008 đã thực hiện cho vay một số quốc gia có nguy cơ phá sản nhằm ngăn chặn cơn
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể IMF đã cho Iceland vay 2 tỷ Đôla Mỹ
xii
(USD), Ukraina 16,5 tỷ USD. Iceland là quốc gia đầu tiên đối mặt với phá sản từ
khi khủng hoảng tài chính lan ra khắp thế giới. Chính phủ Iceland đã quốc hữu hóa
hầu hết các ngân hàng, đóng cửa thị trường chứng khoán và thả nổi đồng nội tệ.
Pakistan, Hungary, Belarus cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ IMF và danh sách sẽ còn
kéo dài đối với IMF. Năm 2011, tại châu Âu, khủng hoảng nợ công và tình hình
kinh tế khó khăn đã dẫn tới nguy cơ sụp đổ liên tiếp của ba chính phủ Hy Lạp, Ý và
Tây Ban Nha ngay trong tháng 11 năm 2011 và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu
Âu diễn biến hết sức phức tạp. Từ Hy Lạp lan sang Ireland và Bồ Đào Nha, khủng
hoảng nợ công đã tấn công những nền kinh tế chủ chốt của khu vực đồng Euro là
Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Sự trợ giúp của IMF chưa đủ để dập tắt nguy cơ khủng
hoảng nợ công biến thành khủng hoảng xã hội và thể chế trong khu vực. Bên cạnh
đó, bóng đen của cuộc chiến tiền tệ vẫn tiếp tục bao trùm, đặc biệt giữa hai nền kinh
tế Mỹ và Trung Quốc (Lê Kim Sa 2011).
Đa số NHTW trên thế giới, bao gồm cả NHNN xác định mục tiêu đầu tiên của
CSTT là ổn định giá trị của nội tệ của quốc gia, thông qua việc kiểm soát lạm phát.
Lãi suất là một trong những công cụ được sử dụng để kiểm soát lạm phát một cách
hữu hiệu. Thông qua cơ chế truyền dẫn CSTT, NHTW khi quyết định mở rộng (thắt
chặt) CSTT sẽ giảm (tăng) mức LSCS thông qua tăng (giảm) cung tiền. LSCS thay
đổi sẽ tác động đến các thị trường làm thay đổi lãi suất thị trường, qua đó tác động
làm thay đổi nhu cầu chi tiêu dùng (C), nhu cầu chi đầu tư (I) và xuất khẩu ròng
(NX) của nền kinh tế. Khi LSCS giảm (tăng), lãi suất thị trường sẽ giảm (tăng) làm
tăng (giảm) C, I và NX. Khi C, I và NX thay đổi sẽ kéo theo tổng cầu thay đổi. Khi
tổng cầu tăng sẽ làm tăng GDP thực và mức giá chung và ngược lại. Sự tác động
dẫn truyền của lãi suất trong cơ chế truyền dẫn CSTT cho thấy lãi suất là công cụ
được lựa chọn để kiểm soát lạm phát hữu hiệu cũng như kích thích tăng trưởng kinh
tế. Cơ chế truyền dẫn CSTT đã được nhiều NHTW trên thế giới xác định bao gồm
Fed, NHTW Anh, Nhật Bản, Úc và nhiều NHTW khác trên thế giới. Chính vì vậy
nhu cầu chủ động trong việc sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế là hết sức cấp
thiết, trong đó lãi suất là công cụ quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động khác
xiii
nhau trong nền kinh tế và tác động mạnh mẽ đến đời sống của các thành phần kinh
tế và dân cư trong xã hội.
Giáo sư người Mỹ Krugman, người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2008 đã
từng đề cập đến tác động của việc nâng lãi suất quá cao gây nguy cơ phá sản của
các doanh nghiệp. Trong tình hình suy yếu của tiền tệ châu Á với cơn khủng hoảng
tài chính năm 1997, NHTW một số nước phải nâng lãi suất lên 30%, 50% thậm chí
70% để cứu đồng tiền của nước mình. Thế nhưng việc tăng lãi suất cao như thế
khiến các công ty thua lỗ và doanh thu không đủ để trả lãi ngân hàng, kết cục dẫn
đến sự sụp đổ của chủ nợ là các ngân hàng, sau hết là ảnh hưởng đến nền kinh tế
(Danh Đức 2008).
Việt Nam do chưa hội nhập đầy đủ vào thị trường tài chính thế giới nên ít chịu
ảnh hưởng bởi các cơn bão khủng hoảng tài chính song ít nhiều cũng có tác động
đến nền kinh tế, cụ thể là tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, chỉ số tiêu dùng năm
2008 tăng 19,89% và năm 2011 là 18,13%1
so với năm trước đó, nhiều dự án đã
phải đình lại, giá cả tăng cao do đó mục tiêu kìm chế lạm phát ưu tiên so với mục
tiêu phát triển kinh tế. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán
đỏ liên tục, ảm đạm. Trong bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng – hệ thống mạch máu
của nền kinh tế - đóng vai trò quan trọng trong việc kìm chế hoặc thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế mà lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng và
cần thiết để điều tiết dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế. Lãi suất được điều chỉnh
liên tục để phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Vai trò điều tiết của NHNN
quan trọng hơn bao giờ hết.
Vấn đề đặt ra là loại lãi suất nào là lãi suất chủ đạo của CSTT và mức lãi suất
bao nhiêu là phù hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo thực hiện tốt hai nhiệm vụ cơ
bản của CSTT là ổn định lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế. Một quyết định sai
lầm về mức lãi suất có thể làm cho nền kinh tế bị ngưng trệ hoặc tăng trưởng quá
nóng. Do vậy cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong từng thời kỳ có vai trò
quan trọng giúp các TCTD có thể chủ động thực hiện chính sách lãi suất của mình
1
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)