Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng lý thuyết "quản lý sự thay đổi" trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ HẰNG
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT “QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI”
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ HẰNG
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT “QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI”
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực
sự của cá nhân tôi. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học
nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Học viên
Lê Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo,
cô giáo trong Ban Giám hiệu, khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Đào tạo, trường
Đại học Sư phạm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS Nguyễn Thị Thanh Huyền người thầy đã hướng dẫn giúp đỡ tôi trong
việc định hướng về nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng
như tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành được
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào
tạo thành phố Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, học sinh các
trường THCS Chu Văn An, Nha Trang, Quang Trung, Tân Thành, Tân Long
Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi có được các thông tin cần thiết để
phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Với thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, bản thân dù đã cố
gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp thông cảm, giúp
đỡ, đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Học viên
Lê Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .............................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Cấu trúc nội dung luận văn..............................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN
LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ.............................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................6
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài...........................................................8
1.2.1. Quản lý.......................................................................................................8
1.2.2. Thay đổi và sự thay đổi ...........................................................................10
1.2.3. Lý thuyết quản lý sự thay đổi..................................................................11
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá, kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.........14
1.3. Một số vấn đề cơ bản về vận dụng lý thuyết “quản lý sự thay đổi” trong
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS..................18
1.3.1. Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở trường THCS......18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.2. Vận dụng lý thuyết “Quản lý sự thay đổi” trong kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh ở trường THCS .........................................24
Kết luận chương 1..............................................................................................37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ
THAY ĐỐI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN......................................................................................38
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu...............................................38
2.1.1. Khái quát về tình hình KT - XH và sự phát triển của hệ thống
GD&ĐT thành phố Thái Nguyên............................................................38
2.1.2. Khái quát về các trường khảo sát ............................................................40
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ở các
trường THCS thành phố Thái Nguyên ....................................................43
2.2.1. Quy định về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học
sinh các trường THCS .............................................................................43
2.2.2. Thực trạng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh các trường THCS thành phố Thái Nguyên ......................................44
2.3. Thực trạng vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong KTĐG ở các
trường THCS thành phố Thái Nguyên ....................................................47
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS thành
phố Thái Nguyên về mục đích của đổi mới KTĐG...................................47
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới KTĐG của
GV các trường THCS thành phố Thái Nguyên .........................................50
2.3.3. Thực trạng các bước tiến hành quản lý thực hiện đổi mới KTĐG ở
các trường THCS thành phố Thái Nguyên..............................................59
2.4. Đánh giá về hoạt động quản lý thực hiện đổi mới KTĐG ở các trường
THCS thành phố Thái Nguyên................................................................67
Kết luận chương 2..............................................................................................70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN LÝ SỰ
THAY ĐỔI TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN......................................................................................71
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................71
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .........................................................71
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................71
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và khả thi ...........................................72
3.2. Các biện pháp vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong quản lý
thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
các trường THCS thành phố Thái Nguyên..............................................73
3.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch đổi mới kiểm tra đánh giá khoa học, phù
hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.............................................73
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đổi mới
KTĐG, chuẩn bị tốt tâm thế và các điều kiện cần thiết để thực hiện
có hiệu quả việc đổi mới .........................................................................74
3.2.3. Biện pháp 3: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng về đổi
mới KTĐG, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng .....................78
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng các qui định, hướng dẫn hỗ trợ quá trình đổi
mới KTĐG...............................................................................................80
3.2.5. Biện pháp5. Đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh..........................................................................81
3.2.6. Biện pháp 6: Huy động mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và
ngoài nhà trường để đảm bảo cho hoạt động đổi mới KTĐG.................90
3.2.7. Biện pháp 7: Kịp thời phát hiện các rào cản trong quá trình triển
khai thực hiện đổi mới KTĐG và áp dụng các phương pháp phù
hợp để vượt qua .......................................................................................91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.8. Biện pháp 8: Xây dựng cụ thể hóa các chuẩn đánh giá, thực hiện có
hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới
KTĐG ......................................................................................................92
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............94
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................94
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................94
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................94
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................94
Kết luận chương 3..............................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................100
1. Kết luận........................................................................................................100
2. Khuyến nghị.................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................104
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CSVC Cơ sở vật
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
GVDG Giáo viên dạy giỏi
HS Học sinh
HT Hiệu trưởng
PHT Phó Hiệu trưởng
HĐ Hoạt động
HĐDH Hoạt động dạy học
KQHT Kết quả học tập
KT Kiểm tra
KTĐG kiểm tra đánh giá
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
KK Khuyến khích
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
QLSTĐ Quản lý sự thay đổi
SL Số lượng
TB Trung bình
TBDH Thiết bị dạy học
TL Tỉ lệ
TP Thành phố
TT Thứ tự
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng cán bộ, GV của 5 trường khảo sát năm
học 2013 - 2014.....................................................................................40
Bảng 2.2. Độ tuổi cán bộ, GV của 05 trường khảo sát năm học 2013 - 2014 .........41
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh 05 trường khảo sát từ
năm học 2010-2011 đến năm học 2013 - 2014.....................................41
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của học sinh 05 trường khảo sát sát từ
năm học 2010 -2011đến năm học 2013 - 2014.....................................42
Bảng 2.5. Kết quả thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh các môn văn hóa
của 05 trường khảo sát từ năm học từ 2010 -2011 đến 2013-2014............42
Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV các trường THCS TP Thái
Nguyên về mục đích của đổi mới KTĐG................................................48
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện nội dung quản
lý đổi mới KTĐG ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên...........51
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS thành phố Thái
Nguyên về mức độ thực hiện quản lý bồi dưỡng GV đáp ứng yêu
cầu đổi mới KTĐG................................................................................56
Bảng 2.9. Thực trạng công tác chuẩn bị đổi mới KTĐG ở các trường
THCS thành phố Thái Nguyên..............................................................60
Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên về công tác quản lý thực hiện đổi mới
KTĐG................................................................................................................ 65
Bảng 3.1. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 15 phút ...... 84
Bảng 3.2. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 45 phút ...... 85
Bảng 3.3. Mẫu dàn bài các bài kiểm tra ............................................................87
Bảng 3.4. Đánh giá của cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Thái
Nguyên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất........ 95
Bảng 3.5. Đánh giá của giáo viên các trường THCS thành phố Thái Nguyên về
mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất........................... 96
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý ................................................................................. 9
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược ở nước ta hiện
nay, việc đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá sẽ
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi người, tạo ra nguồn nhân
lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn
nhân lực, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, lần thứ XI đã chỉ rõ:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của
xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và
hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy
mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được
học tập suốt đời” [24].
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng
đang là vấn đề cấp bách được toàn ngành GD&ĐT quan tâm, đặc biệt là vấn đề
đổi mới KTĐG ở các cấp học, bậc học. Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo, nhiều
đợt tập huấn giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG. Tuy
nhiên, sức lan tỏa của chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới
KTĐG kết quả học tập của học sinh vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên
nhân cơ bản nhất của tình trạng nêu trên là công tác quản lí hoạt động đổi mới
PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường phổ thông còn mang
tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học
không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương
pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất
lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách
đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học
cho đến KTĐG kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc
2
nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của KTĐG là cơ sở để điều chỉnh hoạt
động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu KTĐG sai dẫn đến nhận định
sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực.
Đổi mới KTĐG trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội
ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp
người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực trong
việc quản lí công tác đổi mới cả quá trình, từ phương pháp dạy học đến KTĐG
kết quả học tập của học sinh phổ thông nói chung, đặc biệt là biện pháp quản lí
của cán bộ quản lí nhà trường với vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Quản lí sự thay đổi là một lí thuyết ra đời nhằm tăng tính thích ứng các
hoạt động quản lí đối với “sự thay đổi” của bối cảnh và của chính đối tượng
quản lí trong quá trình phát triển.
Là một cán bộ quản lý giáo dục tôi nhận thấy việc nghiên cứu cơ sở lí
luận, thực trạng KTĐG kết quả học tập của học sinh từ đó đề xuất các biện pháp
vận dụng lí thuyết “Quản lí sự thay đổi” trong KTĐG kết quả học tập của học
sinh nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG kết quả học tập của học sinh là công việc có
ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Vận dụng lý
thuyết “quản lý sự thay đổi” trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh các trường THCS thành phố Thái Nguyên” với mong muốn góp phần
nâng cao hiệu quả KTĐG kết quả học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục của thành phố Thái Nguyên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng KTĐG và thực trạng quản lí đổi mới
KTĐG kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố Thái Nguyên.
Đề xuất các biện pháp vận dụng lí thuyết “Quản lí sự thay đổi” trong KTĐG
kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG kết quả học tập
của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường THCS thành
phố Thái Nguyên.