Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chủ đề nguyên hàm - tích phân cho học sinh trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Manyvanh INTHAVONGSA
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NGUYÊN HÀM TÍCH PHÂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Manyvanh INTHAVONGSA
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NGUYÊN HÀM TÍCH PHÂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DANH NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chủ đề
nguyên hàm - tích phân cho học sinh trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Manyvanh INTHAVONGSA
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học
chủ đề nguyên hàm - tích phân cho học sinh trung học phổ thông”, em đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Danh Nam, người thầy
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Toán, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các GV tổ Toán, HS khối 10 trường
THPT Xaysettha, Thủ đô Viêng Chăn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại Trường.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn học viên để luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Manyvanh INTHAVONGSA
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Đối tượng và khách thể phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về lý thuyết kiến tạo ........................................................................ 6
1.1.1. Cơ sở triết học..................................................................................................... 7
1.1.2. Cơ sở tâm lý học ................................................................................................. 7
1.1.3. Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học..................................... 8
1.2. Các loại hình kiến tạo trong dạy học ................................................................... 11
1.2.1. Kiến tạo cơ bản ................................................................................................. 12
1.2.2. Kiến tạo xã hội.................................................................................................. 12
1.3. Vai trò của người học và người dạy trong dạy học theo lý thuyết kiến tạo ........ 13
1.4. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán ........................................ 16
1.5. Kết luận chương 1................................................................................................ 19
iv
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 20
2.1. Nội dung chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân” trong chương trình môn Toán
THPT nước CHDCND Lào ........................................................................................ 20
2.1.1. Nội dung chương trình SGK môn Toán lớp 10 ................................................ 20
2.1.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng ................................................................................. 22
2.1.3. Mục đích, yêu cầu khi dạy học “Nguyên hàm - Tích phân” ............................ 23
2.2. Thực trạng dạy học chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân” trong chương trình
SGK môn Toán lớp 10................................................................................................ 25
2.3. Phân tích khó khăn, sai lầm của HS khi học chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân”......... 27
2.3.1. Một số khó khăn của HS................................................................................... 27
2.3.2. Một số sai lầm của HS trong quá trình giải toán .............................................. 29
2.4. Kết luận chương 2................................................................................................ 36
Chương 3. DẠY HỌC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG CHỦ
ĐỀ “NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN” THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO .............. 37
3.1. Nguyên tắc dạy học tình huống điển hình ........................................................... 37
3.2. Dạy học một số tình huống điển hình theo lý thuyết kiến tạo ............................. 40
3.2.1. Dạy học khái niệm toán học ............................................................................. 40
3.2.2. Dạy học định lý toán học .................................................................................. 48
3.2.3. Dạy học giải bài tập toán học ........................................................................... 56
3.3. Kết luận chương 3................................................................................................ 65
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 66
4.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................... 66
4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 66
4.3. Đối tượng thực nghiệm........................................................................................ 66
4.4. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................... 66
4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................................. 67
4.5.1. Phân tích định tính ............................................................................................ 67
4.5.2. Phân tích định lượng......................................................................................... 67
4.6. Kết luận chương 4................................................................................................ 72
KẾT LUẬN................................................................................................................ 73
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ............................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 75
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
TN Thực nghiệm
THPT Trung học phổ thông
Tr. trang
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả điều tra HS trong giờ học............................................................ 26
Bảng 2.2. Kết quả điều tra của HS trong giờ hoạt động........................................... 27
Bảng 3.1: Bảng dấu hiệu lựa chọn phương pháp đặt ẩn phụ .................................... 55
Bảng 4.1: Bảng thống kê điểm số trước thực nghiệm .............................................. 68
Bảng 4.2: Bảng thống kê điểm số............................................................................. 69
Bảng 4.3: Bảng phân phối tần suất ........................................................................... 69
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các giai đoạn kiến tạo........................................................................11
Hình 3.1: .....................................................................................................................44
Hình 3.2: .....................................................................................................................44
Hình 3.3: Hai con đường dạy học định lý....................................................................49
Hình 3.4: .....................................................................................................................51
Hình 3.5: .....................................................................................................................52
Hình 3.6: .....................................................................................................................58
Hình 3.7: .....................................................................................................................60
Hình 3.8: .....................................................................................................................61
Hình 3.9: .....................................................................................................................63
Hình 3.10: ....................................................................................................................64
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn phân phối tần suất điểm số ...............................................70
Hình 4.2: Đồ thị phân phối tần suất.............................................................................70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước Lào đang đẩy mạnh phát triển và đổi mới
giáo dục, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo vào năm 2020. Đặc biệt, hiện nay, nước
CHDCND Lào đã gia nhập và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nên việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động là một việc làm cấp thiết. Để làm được điều đó thì việc đổi mới PPDH là một ưu
tiên hàng đầu.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục
và Thể thao, các trường THPT bước đầu triển khai và đã thu được một số kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc thực hiện là chưa đồng đều giữa các trường học, giữa các GV. Xét riêng
trong Thủ đô Viêng Chăn, thì việc thực hiện chủ trương đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục
và Thể thao là khá tốt. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương pháp còn hạn chế, đặc biệt là
các trường học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc tiếp cận các PPDH không truyền
thống lại càng khó khăn hơn. Điều đó thể hiện rất rõ ở chất lượng HS, cụ thể là kết quả thi
tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng,… còn rất thấp, đặc biệt là môn Toán. Riêng đối
với các trường miền núi thì ngay cả chất lượng đầu vào cấp THPT của các em HS cũng
còn khá thấp, đối với môn Toán thì có những trường, có những năm chỉ với 0,5 điểm là
các em đã được vào học cấp THPT. Nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân
dẫn tới kết quả học tập môn Toán còn thấp là người GV chưa có được phương pháp phù
hợp trong việc giảng dạy, họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức
một chiều đã có hàng chục năm nay, trong khi đó việc tiếp cận các phương pháp mới, phi
truyền thống lại gặp nhiều khó khăn. Dạy học theo quan điểm kiến tạo là một phương pháp
tiếp cận mà mỗi GV cần tìm hiểu và nghiên cứu, bởi vì dạy học theo cách tiếp cận này sẽ
giúp HS chủ động tìm tòi, kiểm chứng và xác nhận tri thức khoa học, HS là người chủ
động tìm ra kiến thức mới.
Theo Hội nghị quốc gia khóa IX và Hội nghị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
khóa X (2016 - 2020) về “Chiến lược phát triển giáo dục và thể thao trong giai đoạn 5
năm lần thứ VIII”: Nước CHDCND Lào đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh phát