Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng lý luận giá trị lao động của c.mác trong việc hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Tên đề tài:
VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC
TRONG VIỆC HOÀN THIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Phương Thảo
Lớp : 12 SGC
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Phan Hiếu
Đà Nẵng, 5/2016
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG............ 6
1.1. Khái quát lý luận giá trị lao động của C.Mác .................................................... 6
1.1.1 Hàng hóa .......................................................................................................... 6
1.1.1.1 Định nghĩa hàng hóa..................................................................................... 6
1.1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa......................................................................... 6
1.1.1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và ý nghĩa của phát hiện này
................................................................................................................................... 8
1.1.1.4 Lượng giá trị của hàng hóa......................................................................... 11
1.1.2 Sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa, các
loại hình sản xuất hàng hóa .................................................................................... 14
1.1.2.1 Sản xuất hàng hóa....................................................................................... 14
1.1.2.2 Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa ............................................................ 15
1.1.2.3 Các loại hình sản xuất hàng hóa phổ biến trong nền kinh tế. .................... 17
1.1.3 Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ .................................................. 17
1.1.3.1 Sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hóa ........................................ 17
1.1.3.2 Chức năng của tiền tệ.................................................................................. 20
1.1.3.3 Quy luật lưu thông của tiền và vấn đề lạm phát. ........................................ 22
1.1.4 Các quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. ..................................... 23
1.1.4.1 Quy luật giá trị ........................................................................................... 23
1.1.4.2 Quy luật cạnh tranh, quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa ...................... 25
1.2. Ý nghĩa của lý luận giá trị lao động của C.Mác đối với việc phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam.............................................................................................. 26
1.2.1 Nhận thức điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa lý luận đối với
đổi mới kinh tế ở Việt Nam...................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC
ĐỂ HOÀN THIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT
NAM........................................................................................................................ 29
2.1. Khái quát kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.......... 29
2.1.1 Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...................... 29
2.1.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............. 30
2.1.3 Các bộ phận cấu thành và cơ chế vận hành của thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............................................................... 31
2.2. Vận dụng lý luận giá trị lao động của C.Mác để hoàn thiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. .............................................................. 32
2.2.1 Lý luận giá trị lao động của C.Mác với việc hình thành tư duy kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................................... 32
2.2.2 Lý luận giá trị của C.Mác với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........................................................................ 35
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc vận dụng lý luận giá trị lao động của C.Mác
trong giai đoạn hiện nay. ......................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và Việt Nam có những biến đổi to
lớn, đặc biệt là sự khủng hoảng trầm trọng của CNXH hiện thực và khủng hoảng kinh tếxã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, Đại hội VI của Đảng vẫn kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đã đề ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế.
Năm 1991, Đại hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, khẳng định rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ
chức cơ bản”.1
Qua gần 30 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù thế
giới có những diễn biến hết sức phức tạp, đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Đất nước thực
hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được
củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội
chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao; sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục
phát triển mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn phong phú và những
thành tựu to lớn đã đạt được, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, nhờ được trang bị vũ
khí lý luận bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ với
tinh hoa truyền thống của dân tộc và nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam suốt 85 năm
qua đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn, làm cho đất nước
ngày càng phát triển. Đó là thực tế không thể phủ nhận và đồng thời cũng là lý do giải
thích vì sao Đảng ta tiếp tục phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin.
Những chủ trương, đường lối, chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và trong đó có
lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở nhận thức đó, Đảng ta đã chuyển đổi từ mô hình tập trung
1 Đảng Công sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.88
2
bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với
việc chuyển đổi này đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu to lớn: Chúng ta đã khẳng
định, nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và đa
dạng các loại hình sản xuất kinh doanh; trong đó, công ty cổ phần với sở hữu hỗn hợp
ngày càng phát triển; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân là một trong
những động lực của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích
phát triển; nhận thức về phân phối đã được định hình, các hình thức phân phối được đa
dạng hóa, phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế được coi trọng. Bên cạnh
những thành tựu to lớn đạt được, nhiều tồn tại hạn chế trong việc hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường như: hoàn thiện thể chế kinh tế còn chậm, thiếu kiên quyết; hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng không cao, chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện ba đột phá
chiến lược. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu học thuyết kinh tế C.Mác nói chung và lý
luận giá trị lao động nói riêng là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đè tài “Vận dụng lý luận giá trị lao động của
C.Mác trong việc hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam” làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng ta. Việc nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn là yêu cầu đặt ra và có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Vũ Công Chính “Cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành giá cả sức lao động ở
nước ta”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, với một số quan điểm lý luận, thực
trạng giá cả sức lao động ở nước ta hiện nay cúng như những giải pháp điều tiết giá cả và
thị trường sức lao động ở nước ta hiện nay.
- Đoàn Trọng Nhã “Học thuyết giá trị và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường
ở nước ta” (1994), Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Mác – Lênin, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội
- Vũ Hữu Ngoạn “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” (1991), Nxb thông tin lý luận Hà Nội.