Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng học thông qua chơi trong dạy học toán lớp 2
PREMIUM
Số trang
226
Kích thước
13.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1106

Vận dụng học thông qua chơi trong dạy học toán lớp 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ LINH TRANG

VẬN DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI

TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ LINH TRANG

VẬN DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI

TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 2

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 814 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn Khoa học:

TS. HOÀNG NAM HẢI

ĐÀ NẴNG – 2022

i

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất đến TS. Hoàng

Nam Hải, người đã nhiệt tình hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm –

ĐHĐN, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học, đặc

biệt là các giảng viên đã tận tình giảng dạy và truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức kinh

nghiệm quý báu trong hai năm học vừa qua.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô trường TH Võ Thị Sáu đã

tạo điều kiện cho tôi được tiến hành khảo sát và thực nghiệm sư phạm.

Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn

quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập. Luận văn không

tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được sự hướng dẫn và góp ý để công trình

nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022

Học viên

Đỗ Thị Linh Trang

ii

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Vận dụng học thông qua chơi trong dạy học toán lớp 2” là kết quả

nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hoàng Nam Hải không

trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.

Các số liệu kết quả thu thập trong luận văn là: trung thực, rõ ràng, chính xác và

chưa từng công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào.

Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022

Học viên

Đỗ Thị Linh Trang

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ........................................................................................ viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................ix

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................x

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH.....................................................................................xi

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4

5.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4

5.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ...........................................................................4

6.2. Phương pháp điều tra, quan sát............................................................................4

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.....................................................................5

6.4. Phương pháp thống kê toán học............................................................................5

7. Cấu trúc đề tài........................................................................................................5

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................6

1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ..............................................................................6

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về học thông qua chơi trên thế giới..................................6

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về học thông qua chơi ở Việt Nam .................................10

1.2. Kết luận chương 1.................................................................................................12

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................14

2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ......................................................14

2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ................................14

2.1.2. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông.....................................................15

iv

2.1.3. Kế hoạch giáo dục cấp tiểu học ........................................................................16

2.1.3.1. Nội dung giáo dục....................................................................................16

2.1.3.2. Thời lượng giáo dục.................................................................................16

2.1.4. Định hướng về nội dung giáo dục ....................................................................16

2.1.5. Mục tiêu chương trình môn Toán....................................................................18

2.1.5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................18

2.1.5.2. Mục tiêu cấp tiểu học.............................................................................18

2.1.6. Yêu cầu cần đạt về năng lực tính toán.............................................................19

2.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh...............................................................................19

2.2.1. Những đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 ......................................................19

2.2.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh lớp 2...........................................................24

2.2.2.1. Tính cách..................................................................................................24

2.2.2.2. Tính hay bắt chước ..................................................................................24

2.2.2.3. Hứng thú và ước mơ của học sinh ...........................................................25

2.2.2.4. Tính độc lập ở học sinh............................................................................25

2.2.2.5. Đời sống tình cảm của học sinh...............................................................26

2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên....................................................................27

2.4. Năng lực dạy học toán của giáo viên...................................................................28

2.4.1. Khái niệm dạy học .............................................................................................28

2.4.2. Năng lực dạy học (NLDH) ................................................................................28

2.4.3. Năng lực dạy học toán của giáo viên tiểu học .................................................37

2.5. Học thông qua chơi...............................................................................................42

2.5.1. Tổng qua về học thông qua chơi ......................................................................42

2.5.1.1. Thế nào là học thông qua chơi? ..............................................................42

2.5.1.2. Đặc điểm của học thông qua chơi ...........................................................44

2.5.1.3. Các loại hình học thông qua chơi............................................................45

2.5.1.4. Học thông qua chơi trong giáo dục phổ thông cấp tiểu học ...................48

2.5.2. Vai trò của học thông qua chơi trong dạy học toán ở trường Tiểu học .......52

2.5.2.1. Các nguyên tắc vận dụng Học thông qua Chơi.......................................52

2.5.2.2. Làm thế nào để vận dụng HTQC? ...........................................................54

2.5.3. Vai trò của học thông qua chơi trong dạy học môn toán nhằm phát triển

năng lực học sinh ở trường tiểu học...........................................................................70

v

2.6. Khung đánh giá năng lực dạy học toán thông qua chơi của giáo viên tiểu học

.......................................................................................................................................74

2.6.1. Tiêu chí 1. Có kiến thức về học thông qua chơi..............................................75

2.6.2. Tiêu chí 2. Thiết kế được các hoạt động học tập để học sinh tham gia học

thông qua chơi..............................................................................................................75

2.6.3. Tiêu chí 3. Tổ chức cho HS học tập theo con đường học thông qua chơi ....75

2.6.4. Tiêu chí 4. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học theo con

đường học thông qua chơi...........................................................................................75

2.6.5. Tiêu chí 5. Sử dụng công cụ, phương tiện và phối hợp các phương pháp dạy

học khác khi tổ chức dạy học theo con đường học thông qua chơi. .......................76

2.7. Xu hướng đổi mới PPDH trong các trường tiểu học hiện nay .........................77

2.7.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh ......77

2.7.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ...........................................79

2.8. Kết luận chương 2.................................................................................................83

Chương 3 . KHẢO SÁT NĂNG LỰC VẬN DỤNG HỌC THÔNG QUA CHƠI

TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 2 CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ......................84

3.1. Mục đích khảo sát.................................................................................................84

3.2. Nội dung khảo sát.................................................................................................84

3.2.1. Nội dung khảo sát giáo viên..............................................................................84

3.2.2. Nội dung khảo sát học sinh...............................................................................84

3.3. Tổ chức khảo sát...................................................................................................84

3.3.1. Đối tượng khảo sát.............................................................................................84

3.3.2. Thời gian khảo sát .............................................................................................85

3.3.3. Phương pháp khảo sát.......................................................................................85

3.4. Kết quả khảo sát ...................................................................................................85

3.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên................................................................................85

3.4.2. Kết quả khảo sát học sinh.................................................................................92

3.5. Kết luận chương 3.................................................................................................92

Chương 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG HỌC

THÔNG QUA CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN LỚP 2 CHO GIÁO VIÊN

TIỂU HỌC ...................................................................................................................94

4.1. Định hướng xây dựng biện pháp.........................................................................94

vi

4.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu ......................................................................................94

4.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn......................................................................................94

4.1.3. Bảo đảm tính hệ thống ......................................................................................94

4.1.4. Bảo đảm tính khả thi.........................................................................................94

4.2. Biện pháp sư phạm...............................................................................................95

4.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

ở trường tiểu học theo hướng học thông qua chơi trong dạy học toán ..................95

4.2.2. Biện pháp 2. Đẩy mạnh hoạt động tự bồi dưỡng nghề nghiệp, chuyên môn

của mỗi giáo viên dạy học toán thông qua chơi........................................................98

4.2.3. Biện pháp 3. Đẩy mạnh HĐ nghiên cứu khoa học sư phạm vận dụng HTQC

trong nhà trường để phát triển năng lực nghề nghiệp chuyên môn cho GV.......100

4.2.4. Biện pháp 4. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong dạy học

môn Toán để phát triển chuyên môn cho giáo viên................................................101

4.2.5. Biện pháp 5. Thiết kế và tổ chức một số hoạt động học thông qua chơi trong

dạy học toán lớp 2......................................................................................................103

4.3. Kết luận chương 4...............................................................................................106

Chương 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................108

5.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................108

5.2. Nội dụng thực nghiệm........................................................................................108

5.3. Tổ chức thực nghiệm..........................................................................................108

5.3.1. Hình thực thực nghiệm ...................................................................................108

5.3.2. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................108

5.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ...............................................................109

5.4. Phân tích tiên nghiệm.........................................................................................109

5.5. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm ............................................................110

5.6. Kết luận chương 5...............................................................................................122

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI..................................................................................................123

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................126

PHỤ LỤC ................................................................................................................ PL 1

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông

CNTT Công nghệ thông tin

GDĐT Giáo dục Đào tạo

GDPT Giáo dục phổ thông

GDNN Giáo dục nghề nghiệp

GV Giáo viên

HS Học sinh

HSTH Học sinh tiểu học

HTQC Học thông qua chơi

NL Năng lực

NLTK Năng lực thiết kế

NXB Nhà xuất bản

PPDH Phương pháp dạy học

PPDHTT Phương pháp dạy học truyền thống

QTDH Quá trình dạy học

SGK Sách giáo khoa

TTDH Tiến trình dạy học

viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

sơ đồ

Tên sơ đồ Trang

2.1. Hệ thống các năng lực dạy học của giáo viên 30

2.2. Năng lực dạy học của nhà giáo 31

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ Trang

3.1

Nhận thức của giáo viên về cơ sở xây dựng hoạt động dạy học

vận dụng học thông qua chơi

86

x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1

Bảng kiểm quan sát đánh giá hiệu quả vận dụng học thông qua

chơi trong dạy học toán lớp 2 ở trường tiểu học

76

1.2 Kết quả đánh giá theo tiêu chí 1 88

1.3 Kết quả đánh giá theo tiêu chí 2 88

1.4 Kết quả đánh giá theo tiêu chí 3 89

1.5 Kết quả đánh giá theo tiêu chí 4 và tiêu chí 5 90

5.1 Kết quả đánh giá mức độ mục tiêu bài học 116

5.2 Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của giáo viên 117

5.3 Kết quả đánh giá tiết dạy 117

5.4

Kết quả đánh giá năng lực vận dụng học thông qua chơi của giáo

viên tiểu học

121

5.5

Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học thông

qua chơi

122

xi

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH

Số hiệu

mô hình

Tên mô hình Trang

1 Đặc điểm của học thông qua chơi 44

2 Chơi có định hướng 46

3

Những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, rèn

luyện và phát triển cho học sinh 48

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức,

đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng

kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy

nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân

lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều

hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững.

Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế

giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ

hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi

quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những

biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng

sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính

toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới

giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền

tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên

và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn

cầu.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại

hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

[1]; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo [12]. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông [16].

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi

mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm tạo

chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy

2

người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ

kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà

đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” [12].

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ, Chương trình Giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng

phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện

giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực,

tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ

năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm

chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người

lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu

cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng

công nghiệp mới ([1],[12],[16]).

Theo chương trình GDPT 2018, môn Toán chiếm thời lượng 175 tiết/ năm đối

với học sinh lớp 2 (Thời lượng môn Toán chỉ đứng sau môn Tiếng Việt) [3]. Môn

Toán có vị trí quan trọng trong việc phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ cho các

em. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, là chìa

khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên có thể thấy việc

dạy học toán hiện nay thiên về cách dạy rập khuôn, máy móc. Việc tổ chức các HĐ

nhằm giúp cho HS tìm ra tri thức dựa trên vốn hiểu biết cá nhân chưa thật sự được chú

trọng. Môn toán là môn học khó, ít hứng thú đối với học sinh. Học thông qua chơi sẽ

tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.

Thiết nghĩ rằng, cần có một cách thức tiếp cận những vấn đề dạy học toán thông

qua chơi một cách có hiệu quả nhằm giúp cho GV sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cơ bản

của việc đổi mới PPDH nói chung mà cụ thể là trong môn Toán lớp 2 nói riêng ở nhà

trường tiểu học. Đặc biệt, các giờ HTQC được tổ chức theo hướng mở nhằm thay đổi

các quan niệm giáo dục cũ, ưu tiên phát triển kỹ năng nhận thức, đồng thời phát triển

kỹ năng xã hội, thể chất, cảm xúc và sáng tạo cho HS. Bên cạnh đó, HS lứa tuổi tiểu

học vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định còn

thấy. Các em ghi nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh. Lúc này các em

thường chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh

động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi. Vận dụng HTQC sẽ tạo môi trường học tập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!