Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ QUYẾT ĐOÀN
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ QUYẾT ĐOÀN
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Quyết Đoàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế
và quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên; lãnh đạo và các cán bộ của
Ngân hàng Thương mại cố phần Ngọai thương Hội Sở chính và chi nhánh Thái
Nguyên; gia đình và bè bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi sự giúp đỡ, ủng
hộ và động viên vô cùng quý báu để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Bùi Nữ Hoàng Anh – người đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả luận văn
Vũ Quyết Đoàn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.............................................................................. ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4
4. Đóng góp của luận văn............................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNG CHÍNH
SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................................6
1.1. Tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu...................................................6
1.1.1. Tổng quan tài liệu..............................................................................................6
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu..................................................................................8
1.2. Lý luận về quản lý Nhà nước đối với nợ xấu tại các NHTM...............................8
1.2.1. Khái quát về nợ xấu ..........................................................................................8
1.2.2. Quản lý nợ xấu đối với các NHTM.................................................................18
1.2.3. Các chính sách hiện hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm quản lý nợ xấu tại
các Ngân hàng thương mại...............................................................................21
1.3. Vận dụng chính sách của Nhà nước để quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại........................................................................................................24
1.3.1. Khái niệm........................................................................................................24
iv
1.3.2. Nội dung vận dụng chính sách nhằm quản lý nợ xấu tại NHTM ...................24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới vận dụng chính sách của NHNN nhằm quản lý nợ xấu
tại các NHTM...................................................................................................25
1.4.1. Các yếu tố bên trong .......................................................................................25
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài.......................................................................................26
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học ......................................................................27
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại BIDV ...........................................................27
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Quân đội (MB Bank) ................29
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................32
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................32
2.2.1. Tiếp cận theo các cấp độ quản lý ....................................................................32
2.2.2. Tiếp cận theo các nội dung của các chính sách đã được cụ thể hóa thành các
hoạt động cụ thể tại NHTM..............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................34
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................34
2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.....................................................................34
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................35
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................35
2.4.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách quản lý của NHNN đối
với NHTMCP Vietcombank.............................................................................35
2.4.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả NHTMCP Vietcombank vận dụng chính sách
để quản lý chi nhánh tại Thái Nguyên..............................................................36
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đối
với khách hàng tại NHTMCP Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên .............37
3.1. Khái quát về Vietcombank và Vietcombank chi nhánh Thái nguyên ...............42
3.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................42
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý...................................................................................43
3.1.3. Các hoạt động chủ yếu ....................................................................................45
3.2. Thực trạng vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu tại Vietcombank
v
và chi nhánh Thái Nguyên................................................................................51
3.2.1. Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng Nhà nước để quản lý nợ xấu
tại NHTM Vietcombank...................................................................................51
3.2.2. Thực trạng NHTMCP Vietcombank vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu
đối với chi nhánh Thái Nguyên ........................................................................53
3.2.3.Thực trạng vận dụng chính sách để quản lý nợ xấu đối với khách hàng của
Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên..............................................................58
3.2.4. Một số kết quả vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu tại
Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên..............................................................68
3.3. Đánh giá chung về vận dụng chính sách của NHNN để quản lý nợ xấu tại
Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018..........................73
3.3.1.Các kết quả đạt được........................................................................................73
3.3.2.Các hạn chế và nguyên nhân............................................................................74
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới vận dụng chính sách của NHNN trong quản lý nợ xấu
tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên.........................................................79
3.4.1. Các yếu tố bên ngoài.......................................................................................79
3.4.2. Các yếu tố bên trong .......................................................................................81
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN.....................................83
4.1.Định hướng và mục tiêu quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của
Vietcombank và chi nhánh tại Thái Nguyên đến năm 2020 ............................83
4.1.1.Định hướng hoạt động tín dụng .......................................................................83
4.1.2.Mục tiêu quản lý nợ xấu...................................................................................84
4.2.Một số giải pháp vận dụng chính sách của NHNN để quản lý tốt hơn nợ xấu tại
Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên..............................................................85
4.2.1. Tăng cường năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách ...............................85
4.2.2. Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách .........86
4.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, đảm bảo chất lượng công tác chấm
điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản
vi
lý rủi ro tín dụng...............................................................................................87
4.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ trực tiếp và đa dạng các biện pháp xử
lý nợ..................................................................................................................89
4.2.5. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu một cách khoa học, thống nhất hơn...........92
4.2.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hiệu quả ........................................93
4.2.7. Nâng cao hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ........................94
4.2.8. Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng mới đi đôi với đổi mới công nghệ ngân
hàng ..................................................................................................................95
4.3. Một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền.....................................................96
4.3.1. Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam ...........................................................96
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...............................................................99
4.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ.........................................................................100
KẾT LUẬN............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................105
PHỤ LỤC................................................................................................................107
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
DẠNG
VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
2 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
3 DPRR Dự phòng rủi ro
4 ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu
5 FDIC Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang
6 FED Cục Dự trữ liên bang
7 NH Ngân hàng
8 NHTM Ngân hàng thương mại
9 NHTW Ngân hàng Trung ương
10 QH Quốc hội
11 TCTD Tổ chức tín dụng
12 TMCP Thương mại cổ phần
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
15 VAMC Công ty thu mua nợ quốc gia
16 Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
17 XLRR Xử lý rủi ro
viii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2018 .......................................46
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2018 ...............................47
Bảng 3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018.................................49
Bảng 3.4. Kết quả tài chính giai đoạn 2015 – 2018..................................................51
Bảng 3.5. Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước đối với
Vietcombank ................................................................................................52
Bảng 3.6. Thực trạng quản lý nợ xấu của NHTMCP Vietcombank đối với chi nhánh
Thái Nguyên.................................................................................................55
Bảng 3.7. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu Vietcombank chi nhánh
Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018 ............................................................59
Bảng 3.8. Mức phán quyết tín dụng Vietcombank Chi nhánh Thái Nguyên............61
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ giai đoạn 2016 -
2018..............................................................................................................63
Bảng 3.10. Kết quả xử lý tài sản bảo đảm và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bên bảo
lãnh giai đoạn 2015 - 2018...........................................................................65
Bảng 3.11. Trích lập và xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2015 -
2018..............................................................................................................67
Bảng 3.12. Cơ cấu nhóm nợ tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn
2015 - 2018 ..................................................................................................69
Bảng 3.13. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/số dư nợ xấu tại Vietcombank Thái Nguyên
giai đoạn 2015 - 2018...................................................................................71
Bảng 3.14. Kết quả xử lý nợ xấu tại Vietcombank Thái Nguyên giai đoạn 2015 -
2018..............................................................................................................72
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu trong các NHTM ..................................16
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên.......................45
Hình 3.2. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2015-
2018..............................................................................................................54
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làm thế nào để quản lý, kiểm soát được nợ xấu là vấn đề hết sức quan trọng
đối với các ngân hàng thương mại, bởi tỷ lệ nợ xấu gia tăng đồng nghĩa với tắc
nghẽn “mạch máu” của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống ngân hàng nói
riêng. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng để quản lý lĩnh vực này là
rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách
đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không
có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính
sách (uy tín của Nhà nước).
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG), đến
hết năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ước khoảng
9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% vào cuối năm 2016. Các khoản nợ xấu vẫn tập
trung ở các NHTM yếu kém, trong diện tái cơ cấu, các khoản phải thu bên ngoài
khó đòi và nợ tái cơ cấu tại một số NHTM vẫn còn khá lớn.
Ngày 21/6/2017, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị
quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Nghị quyết này có
hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép áp
dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo
đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý
nợ xấu. Nghị quyết 42/2017/QH14 và Quyết định 22/2014/VBHN-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước ngày 4/6/2014 cùng các quy định bổ sung đã góp phần không nhỏ
trong nỗ lực xử lý nợ xấu của các TCTD. Ngân hàng có xu hướng hạn chế chuyển
nợ sang Công ty thu mua nợ quốc gia (VAMC), đồng thời đẩy mạnh việc xử lý nợ
xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro và các
hình thức khác. Nhờ đó, đã có khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong
năm 2017, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%,
sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.
Theo UBGSTCQG, thống kê từ 22 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP)
trong năm 2017 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của các ngân
2
hàng ở mức 1,63%, giảm so với con số 1,92% của năm 2016. Mặc dù vậy, cả 22 ngân
hàng có gần 67.000 tỷ đồng nợ xấu.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các quy chuẩn,
quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động, trong đó, áp dụng phương pháp quản trị
vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đến nay, các ngân hàng cơ bản đã xây dựng
được mô hình quản lý nợ đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Mô hình quản lý nợ xấu tại
các ngân hàng bao gồm bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu từ hội sở đến chi nhánh.
Trung tâm xử lý nợ tại các ngân hàng do lãnh đạo cấp cao trực tiếp phụ trách, chỉ
đạo sát sao tới từng bộ phận và cán bộ nhân viên. Việc xử lý nợ xấu được kiểm tra
định kỳ, đưa việc xử lý nợ xấu trở thành yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình
kinh doanh của chi nhánh và kết quả làm việc của cán bộ nhân viên.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, thực tiễn còn một số hạn
chế là một số ngân hàng vẫn chưa xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu kéo dài, việc đo
lường và đánh giá rủi ro danh mục tín dụng, áp dụng chính sách khách hàng chưa
linh hoạt…
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (gọi tắt là
Vietcombank) là một ngân hàng thương mại thuộc khối ngân hàng thương mại Nhà
nước cũng đang trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong những năm gần đây: nợ
xấu gia tăng và khó xử lý. Tính đến hết năm 2017, tổng nợ xấu của hệ thống
Vietcombank là 6.208 tỷ VND, giảm 10% so với năm 2016. Trong đó, nợ dưới
chuẩn là 684 tỷ VND (giảm 50% so với năm 2016); nợ nghi ngờ là 3.584 tỷ VND
(tăng 66% so với năm 2016); nợ có khả năng mất vốn là 1.940 tỷ VND (giảm 54%
so với năm 2016). Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thứ hai trong khối
ngân hàng thương mại Nhà nước (sau BIDV) với tỷ lệ nợ xấu là 1,14%. Thực tế đó
do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan. Nguyên nhân chủ quan là: công tác quản lý nợ xấu ngay tại nội bộ chi nhánh
còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa hiệu quả chưa thành hệ thống, gây ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng tín dụng, tình hình tài chính. Nguyên nhân khách quan là quản
lý Nhà nước đối với hệ thống NHTM nói chung và đối với nợ xấu của các NHTM
còn bộc lộ nhiều tồn tại, hệ thống thể chế về tiền tệ - ngân hàng còn chưa đầy đủ và