Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của quốc hội (nghị viện) một số nước trên thế giới
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
432.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1625

Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của quốc hội (nghị viện) một số nước trên thế giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của

Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới

Nguyễn Thị Hồng Chương

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Làm rõ sự hình thành và vị trí, vai trò của vận động hành lang đối với hoạt động

lập pháp của Nghị viện, phương thức và nguyên tắc vận động hàng lang tại Nghị viện, nhà

vận động hành lang. Phân tích hệ thống pháp luật về hoạt động vận động hành lang trong

hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới. Đề xuất một số kiến

nghị đối với Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay.

Keywords: Pháp luật; Luật Hiến pháp; Quốc hội; Lập pháp

Content

MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Vận động hành lang là khái niệm khá mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng lại rất phổ biến ở

nhiều nước trên thế giới. Tại một số quốc gia, vận động hành lang vẫn ngày càng trở nên quan trọng

và là phần không thể thiếu được trong các hoạt động chính trị - xã hội, mà đặc biệt là trong các hoạt

động nghị trường của Nghị viện. Vận động hành lang mang đến cho các nghị sĩ cái nhìn toàn diện,

đa chiều với đầy đủ thông tin, chứng cứ cũng như ý kiến, kiến nghị của cử tri và xã hội về vấn đề

đang được Nghị viện xem xét, quyết định để trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định có lợi cho xã

hội, cử tri hoặc các nhóm lợi ích… Chính vì vậy, có thể nói vận động hành lang là hoạt động “hậu

trường”, nhưng có vai trò bổ sung cho quá trình hoạch định chính sách của Nghị viện.

Ở Việt Nam, vận động hành lang chưa được chính thức thừa nhận và cũng chưa có các quy

định cụ thể của pháp luật đối với việc tiến hành các hoạt động loại này. Việc người dân có nhiều

ảnh hưởng hơn trong quá trình xây dựng pháp luật cũng như việc các nhóm lợi ích khác nhau thể

hiện chính kiến và vận động các nhà lập pháp chú ý tới mặt bằng xã hội không đồng đều để ban

hành pháp luật sao cho phù hợp là tiến trình tự nhiên, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xu hướng

phát triển hoạt động vận động hành lang ở Việt Nam nên như thế nào, sự can thiệp của Nhà nước

vào hoạt động này đến đâu... là vấn đề cần được bàn thảo, cân nhắc kỹ, đặc biệt là trong giai đoạn

xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn Đề tài: Vận động

hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới.

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Đề tài mong muốn đạt được các kết quả nghiên cứu sau đây:

- Làm rõ sự hình thành và vị trí, vai trò của vận động hành lang đối với hoạt động lập pháp

của Nghị viện, phương thức và nguyên tắc vận động hàng lang tại Nghị viện, nhà vận động hành

lang.

- Phân tích pháp luật về hoạt động vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc

hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới.

- Nêu ra được một số kiến nghị đối với Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp

quyền và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử dụng là phương pháp

quy nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các văn kiện của Đảng, pháp luật

của Nhà nước để làm sáng rõ một số vấn đề liên quan đến quyền tham gia của công chúng đối với

hoạt động của cơ quan công quyền. Đồng thời, luận văn có phân tích, đánh giá thực tiễn để thấy

được một số biểu hiện cho thấy xu hướng về vận động hành lang ở Việt Nam.

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa pháp luật và thực tiễn về vận động

hành lang ở một số nước trên thế giới để thấy được những nét khái quát nhất về vận động hành lang

ở các nước này, từ đó liên hệ đến thực tiễn ở Việt Nam.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch

sử, phương pháp lo gic, phương pháp phân tích, tập hợp, tổng hợp, thống kê, xã hội học,… để làm

sáng tỏ những nội dung nghiên cứu của luận văn.

4. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Sự hình thành và vị trí, vai trò của vận động hành lang

Chương 2: Pháp luật về vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị

viện) một số nước trên thế giới

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!