Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề tự học môn lịch sử (khóa trình lịch sử việt nam) của học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường thpt trên địa bàn tp đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
I HỌC SƢ P M
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I HỌC
Vấn đề tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam) của
học sinh lớp 11 (chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng THPT trên
địa bàn T.P à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Doãn Thị Năm
Ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Dƣơng Thị Tuyết
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài hôm nay, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ nhiều
phía: nhà trường, các thầy (cô) giáo và gia đình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử trường ĐHSP Đà Nẵng đã
tận tình chỉ bảo, góp ý để khóa luận có hướng đi đúng đắn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Th.S Dương Thị Tuyết, người
đã tận tình hướng dẫn, theo sát em trong suốt thời gian dài hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô bộ môn Lịch sử ở các trường
THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng : THPT Phan Châu Trinh, Hòa Vang, Nguyễn Trãi đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian tiến hành khảo sát thực tế, phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến phòng học liệu khoa Lịch sử; thư viện trường
Đại Học sư phạm; thư viện Tổng hợp T.P Đà Nẵng; thư viện Tổng hợp Huế đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã ủng hộ và tạo điều
kiện, giúp em có động lực và thời gian để hoàn thành khóa luận.
Dù đã cố gắng nhưng do điều kiện, thời gian, trình độ còn hạn chế nên đề tài của em
không tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy (cô) đóng góp ý kiến để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
à Nẵng , tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Doãn Thị Năm
3
MỤC LỤC
MỞ ẦU............................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................... 7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 8
4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9
5.1. Nguồn tư liệu ................................................................................................................ 9
5.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 9
6. Đóng góp của đề tài......................................................................................................... 9
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................................... 9
NỘI DUNG....................................................................................................................... 11
C ƢƠN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN Ề............................... 11
TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT............................................................ 11
1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................... 11
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ.................................................................................... 11
1.1.1.1. Tự học................................................................................................................... 11
1.1.1.2. Chủ thể................................................................................................................. 12
1.1.1.3. Tích lũy................................................................................................................. 12
1.1.1.4. Sở hữu................................................................................................................... 12
1.1.2. Một số quan điểm về tự học .................................................................................... 13
1.1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin .................................................................. 13
1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh......................................................................................... 14
1.1.2.3. Đường lối, chủ trương của Đảng ta về vấn đề tự học........................................... 16
4
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học môn Lịch sử ......................................................... 17
1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng ............................................................................................... 17
1.1.3.2. Về mặt giáo dục.................................................................................................... 18
1.1.3.3. Về mặt phát triển .................................................................................................. 19
1.1.4. Các loại hình tự học Lịch sử.................................................................................... 19
1.1.4.1. Tự học cá nhân ..................................................................................................... 19
1.1.4.2. Tự học theo nhóm, tổ........................................................................................... 25
1.1.4.3. Tự học cả lớp ........................................................................................................ 30
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................ 36
1.2.1. Thực trạng................................................................................................................ 36
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................................... 38
C ƢƠN 2: Ệ THỐNG CÁC LO I HÌNH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ (KHÓA
TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM) CỦA HỌC SINH LỚP 11 (C ƢƠN TRÌN
CHUẨN) Ở TRƢỜN T PT TRÊN ỊA B N T.P N NG................................ 41
2.1. Khóa trình lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn)
........................................................................................................................................... 41
2.1.1.Vị trí, ý nghĩa đối với chương trình lịch sử lớp 11................................................... 41
2.1.2. Nội dung cơ bản ...................................................................................................... 41
2.2. Bảng tổng hợp các loại hình tự học khóa trình lịch sử Việt Nam của học sinh lớp 11
(chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng ..................................... 45
C ƢƠN 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ
(KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM) CỦA HỌC SINH LỚP 11 (C ƢƠN
TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜN T PT TRÊN ỊA B N T.P N NG ................. 56
3.1. Những nguyên tắc chung đối với việc tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt
Nam) của học sinh lớp 11(chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng
........................................................................................................................................... 56
3.1.1. Nắm vững yêu cầu về chương trình môn học ......................................................... 56
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học............................................................................................ 57
3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với đặc điểm bộ môn........................................ 59
3.2. Các hình thức và biện pháp tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam) của
học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng............ 59
3.2.1. Đối với bài học nội khóa ......................................................................................... 59
5
3.2.1.1. Đối với bài cung cấp kiến thức mới ..................................................................... 60
3.2.1.2. Đối với bài ôn tập, sơ kết, tổng kết ...................................................................... 74
3.2.1.3. Đối với bài kiểm tra, đánh giá .............................................................................. 76
3.2.2. Đối với hoạt động ngoại khóa ................................................................................. 77
3.2.2. 1. Đọc sách .............................................................................................................. 78
3.2.2. 2. Kể chuyện............................................................................................................ 79
3.2.2. 3. Tham quan lịch sử ............................................................................................... 80
3.2.2. 4. Tham gia hoạt động công ích xã hội ................................................................... 81
3.3. Thực nghiệm sư phạm................................................................................................ 81
3.3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................................. 81
3.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm .................................................................. 82
3.3.2.1. Nội dung ............................................................................................................... 82
3.3.2.2. Phương pháp......................................................................................................... 82
3.3.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 84
1. Kết luận.......................................................................................................................... 84
2. Một số kiến nghị............................................................................................................ 85
6
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bàn về chuyện học hành, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đã có nhiều bậc hiền triết
và nhiều nhà giáo dục bàn đến. Sau đây xin đưa ra một số quan điểm:
Gibbon cho rằng: “Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một người do người
khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn – do chính mình tạo lấy” [48;101].
Mác đã nói: “Không có con đường nào thênh thang để tiến lên những đỉnh cao của
khoa học” [48;101].
Lênin khuyên thanh niên: “Học, học nữa, học mãi!” [48;101].
Trong cuốn “Sửa đổi lề lối làm việc”, Bác Hồ viết: “Cách học tập, phải lấy tự học
làm cốt, phải biết tự động học tập” [48;102].
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc thay đổi mục tiêu chương
trình, nội dung giáo dục thì vấn đề đổi mới PPDH được coi là vấn đề trọng tâm. Đổi mới
PPDH là quá trình tất yếu của lịch sử, là yêu cầu khách quan của thực tiễn giáo dục. Nghị
quyết Đại hội VIII và nghị quyết Trung ương II đã khẳng định: Tập trung sức nâng cao
chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển mạnh
mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên.
Đối với bộ môn Lịch sử ở các trường THPT, do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là
những sự việc đã diễn ra và tồn tại khách quan trong quá khứ. Nó chứa đựng rất nhiều sự
kiện, nhân vật với các mốc thời gian khác nhau. Đây là nguyên nhân làm cho HS thấy
chán học môn sử. Vì vậy, đại bộ phận HS không thích môn sử, coi như môn học của các
sự kiện và năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan và nhàm chán. Vấn đề này đặt ra
yêu cầu bức thiết cho các GV dạy sử phải tiến hành đổi mới PPDH bộ môn.
Học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ
của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, HS học thuộc lòng theo
thầy, theo SGK mà là HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các
hình ảnh lịch sử, hình dung được nhữngsự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
7
Với quan niệm trên thì vấn đề tự học môn Lịch sử của HS có ý nghĩa rất lớn, giúp
cho HS không chỉ biết mà còn hiểu và nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Có “nó” sẽ
có được chìa khóa của sự thành công, chỉ cần ta biết cách sử dụng đúng đắn.
Là một sinh viên sắp bước ra khỏi cánh cổng trường Đại học và về các trường phổ
thông dạy học, để định hướng được phương pháp dạy học đúng đắn và hiệu quả, nâng cao
trình độ chuyên môn cho sự nghiệp giảng dạy sau này, chúng tôi rất muốn tìm hiểu về vấn
đề tự học môn Lịch sử của HS ở các trường THPT. Đặc biệt là việc tự học Lịch sử của HS
lớp 11 – vì đây là cơ sở, là nền tảng để HS lớp 12 học tập tốt và hiệu quả môn Lịch sử,
chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học khối C.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề tự học môn Lịch sử (khóa
trình lịch sử Việt Nam) của học sinh lớp 11 (chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng THPT
trên địa bàn T.P à Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi nghiên cứu về PPDH Lịch sử, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn
đề tự học Lịch sử của học sinh THPT. Liên quan đến đề tài này có các công trình sau:
Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (chủ biên) (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử,
NXB Giáo dục. Nội dung có giới thiệu qua về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức tự học cho
HS. Đưa ra quan niệm đúng về việc tự học. Đồng thời cũng nêu lên được một số hình
thức tự học Lịch sử. Nhưng chỉ dừng lại ở mức giới thiệu.
Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch
sử, NXB Đại học sư phạm. Nội dung tác phẩm có đề cập đến vấn đề tự học ở nhà. Khẳng
định hoạt động học tập là một khâu của quá trình dạy học. Chứng minh được tự học là
một vấn đề quan trọng của HS. Nêu ra một số đặc điểm hoạt động tự học, nội dung tự học
ở nhà của HS và một số nhiệm vụ của GV đối với việc tự học của HS.
Tạp chí giáo dục (2012), số 292 - kì 2, Tạp chí lý luận - Khoa học giáo dục – Bộ
giáo dục và đào tạo. Bàn về phát triển kĩ năng tự học với SGK cho HS trong dạy học Lịch
sử ở trường Phổ thông với các nội dung: Tầm quan trọng của SGK với việc phát triển tự
học cho HS trong dạy học Lịch sử ở trường THPT; nội dung và tiêu chí đánh giá kĩ năng
tự học với SGK cho HS trong dạy học lịch sử; một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học
với SGK cho HS.
8
Ngoài ra, bàn chung về vấn đề tự học có các tác phẩm sau:
Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Hải Yến (2012), Xã hội học tập học tập suốt đời và các kĩ
năng tự học, NXB Dân trí. Nội dung tác phẩm nói về bản chất của tự học; tự học với việc
đọc sách; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong việc tự học; kỹ năng ghi nhớ và
vận dụng kến thức và việc tìm hiểu cơ sở tư duy các môn học để tự học đạt hiệu quả cao.
Vũ Quốc Chung – Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học
sư phạm. Nội dung bàn về nội lưc, ngoại lực của người tự học. Đi sâu hướng dẫn về kỹ
thuật đọc sách. Tuy nhiên đối tượng của tác phẩm không phải là học sinh THPT mà dành
cho người đang học từ xa và vừa học vừa làm.
Ngoài các công trình trên thì cũng còn nhiều Hội thảo và tác phẩm nữa liên quan
đến vấn đề tự học. Tuy nhiên, các tác phẩm, tài liệu nói trên là cơ sở để chúng tôi tham
khảo và tiến hành đề tài “Vấn đề tự tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam)
của học sinh lớp 11 (chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng THPT trên địa bàn T.P à
Nẵng”.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu
- Vấn đề tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam) của HS lớp 11 (chương
trình chuẩn) ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu đề tài trong phạm vi ở một số trường THPT trên địa bàn
T.P Đà Nẵng.
- Thời gian: Nghiên cứu đề tài trong năm học 2012-2013.
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề tự học môn Lịch sử, nhằm tìm
ra những hình thức và biện pháp tự học Lịch sử cho HS lớp 11 ở các trường THPT để góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy – học bộ môn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự học môn Lịch sử ở trường THPT.
- Hệ thống các loại hình tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam) của HS
lớp 11(chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng.
9
- Đưa ra một số hình thức và biện pháp về việc tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch
sử Việt Nam) của HS lớp 11(chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà
Nẵng.
- Đề xuất một số kiến nghị.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Đề tài chúng tôi nghiên cứu dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Các tác phẩm sử học liên quan đến vấn đề tự học môn Lịch sử.
- Các tạp chí giáo dục và một số bài viết khác.
- Các số liệu từ điều tra và thực nghiệm sư phạm.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp lí luận như: phương pháp sưu tầm, lịch sử, lôgic, tổng hợp và
phân tích nguồn tư liệu, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa.
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
6. óng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp mọi người hiểu được vai trò quan trọng của việc
tự học Lịch sử. Giúp mỗi HS có được phương pháp tự học Lịch sử đúng đắn và phù hợp
để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên, HS nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài có thể mang lại cho chúng tôi một số kinh
nghiệm và kiến thức cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - là hành trang
cần thiết cho việc giảng dạy sau này.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính
của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tự học môn Lịch sử ở trường THPT
10
Chương 2: Hệ thống các loại hình tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử Việt Nam)
của học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng
Chương 3: Một số hình thức và biện pháp tự học môn Lịch sử (khóa trình lịch sử
Việt Nam) của học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.P Đà
Nẵng
11
NỘI DUNG
C ƢƠN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN Ề
TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1.1.1.1. Tự học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tự học:
Theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn : “Tự học là tự mình động não, sử dụng các năng
lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng
công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế
giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì nhẫn
nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm
lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực nào đó thành sở hữu của
mình” [48;103].
Nhà tâm lý học N.Arubakhin coi: “Tự tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học” [46;16].
Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động
cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với
các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của chủ thể.
Còn theo tác giả Lê Khánh Bằng : tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng
các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định.
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người do
nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân,
cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”.
Như vậy, từ định nghĩa về tự học của các tác giả trên có thể hiểu một cách đầy đủ:
“tự học” là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức
bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định, là một quá trình lĩnh
hội kinh nghiệm xã hội thông qua hoạt động lý luận và thực tiễn của mỗi cá nhân bằng
cách thiết lập mối quan hệ mới, cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu các mô hình phản
ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn kinh nghiệm của chủ thể.
12
1.1.1.2. Chủ thể
Khái niệm “chủ thể” lúc đầu được dùng theo nghĩa rộng, có nghĩa là cái mang
những đặc tính, trạng thái, hoạt động và về mặt này thì đồng nghĩa với khái niệm thực thể.
Từ thế kỉ XVII, khái niệm chủ thể được bắt đầu dùng trước hết với nghĩa nhận thức luận.
Theo nghĩa rộng, trong lý luận phản ánh, vật chất là chủ thể của mọi sự biến đổi. Theo
nghĩa hẹp, chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận thức và
hoạt động cải tạo thực tiễn. Nói đối lập với “khách thể”, khách thể là đối tượng của hoạt
động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của chủ thể.
Trong đề tài này, chủ thể được nhắc đến chính là cá nhân người học, là người làm
chủ quá trình nhận thức.
1.1.1.3. Tích lũy
Khái niệm “tích lũy” thường được nhắc đến trong các tài liệu là “tích lũy tư bản”.
Trong phạm vi của đề tài thì không có một khái niệm cụ thể nào về “tích lũy”. Qua quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về “tích lũy” như sau:
“tích lũy” hay “tích lũy kiến thức” là cả một quá trình người học tiếp nhận, lĩnh hội các
kiến thức (cũ và mới) trong quá trình học tập cùng với những kinh nghiệm trong thực tiễn
cuộc sống, sàng lọc và biến những kiến thức và kinh nghiệm mà mình lĩnh hội được thành
kiến thức và kinh nghiệm của mình. Quá trình từ tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm đến
khi các kiến thức, kinh nghiệm đó trở thành vốn kiến thức, kinh nghiệm của mình gọi là
quá trình “tích lũy”.
1.1.1.4. Sở hữu
Có các loại hình sở hữu khác nhau: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá
nhân…Trong phạm vi đề tài “sở hữu” được nhắc đến là loại hình “sở hữu cá nhân”. Theo
cách hiểu của C.Mác và Ăngghen thì “sở hữu cá nhân” hay “sở hữu cá thể” có trước sở
hữu tư sản, là do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá nhân dựa trên cơ sở
quyền tư hữu của người lao động đối với những tư liệu sản xuất chỉ nhằm cho việc sử
dụng cá nhân; quyền sở hữu sản phẩm là dựa trên lao động của bản thân (nếu có nhờ đến
sự giúp đỡ của người khác thì chỉ là thứ yếu).
Như vậy, sở hữu có thể hiểu một cách đơn giản là người làm chủ và quyền làm
chủ.