Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo tuổi trẻ năm 2013.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
MAI VĂN VINH
VẤN ĐỀ GIỚI VÀ TÌNH DỤC QUA ẢNH BÁO CHÍ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Đà Nẵng, tháng 6/2014
8
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
VẤN ĐỀ GIỚI VÀ TÌNH DỤC QUA ẢNH BÁO CHÍ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học:
GV. Phạm Thị Thu Hà
Người thực hiện
MAI VĂN VINH
Đà Nẵng, tháng 06/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GV. Phạm Thị Thu Hà. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung
khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Mai Văn Vinh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều người.
Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều
kiện cho tôi được thực hiện đề tài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của GV Phạm
Thị Thu Hà trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, từ việc xác định trọng
tâm đề tài, tìm kiếm tài liệu để phát triển nội dung đề tài…
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ
tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, các thầy cô quản lý thư viện trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, phòng tư liệu khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ
tôi trong việc tìm kiếm và sưu tầm tài liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô!
Đà Nẵng, ngày tháng 5, năm 2014
Sinh viên
Mai Văn Vinh
PHẦN BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
STT BẢNG NỘI DUNG TRANG
1 Bảng 1
Khảo sát về tin bài và ảnh liên quan đến vấn đề
giới và tình dục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013
36
2 Bảng 2 Chủ đề đồng tính trên báo Tuổi Trẻ năm 2013 41
3 Bảng 3
Thống kê số lượng cán bộ nữ ngành giáo dục
nước ta.
56
4 Bảng 4
Khảo sát số lượng hình ảnh tình dục trên báo Tuổi
Trẻ năm 2013.
58
5 Bảng 5
Khảo sát số lượng hình ảnh về giới và tình dục ở
các chuyên mục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013.
64
6 Bảng 6
Khảo sát tác giả, nguồn đăng tải của ảnh về vấn đề
giới và tình dục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013.
66
STT BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG
1 Biểu đồ 1
Số lượng tin bài và ảnh liên quan đế vấn đề giới và
tình dục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013.
38
2 Biểu đồ 2
Số lượng tin bài và hình ảnh liên quan đến vấn đề
phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới trên báo
Tuổi Trẻ năm 2013
51
3 Biểu đồ 3
Mục đích đăng tải hình ảnh về chủ đề hiếp dâm
qua báo TT năm 2013.
54
4 Biểu đồ 4
Tỷ lệ sử dụng hình ảnh liên quan đến vấn đề giới
trên báo Tuổi Trẻ năm 2013.
57
5 Biểu đồ 5
Khảo sát thể loại ảnh báo chí về vấn đề giới và
tình dục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013
67
6 Biểu đồ 6
Khảo sát thể loại ảnh báo chí về vấn đề giới và
tình dục trên báo Tuổi Trẻ năm 2013 theo từng
vấn đề.
68
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIỚI VÀ TÌNH DỤC.............................. 6
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề giới và tình dục ở một số ngành khoa học.. 6
1.1.1 Khái niệm: Giới, tình dục......................................................................... 6
1.1.1.1 Giới........................................................................................................ 6
1.1.1.2 Tình dục................................................................................................. 8
1.1.2 Một số khái niệm khác ............................................................................. 9
1.1.3 Vấn đề giới và tình dục qua nghiên cứu của một số ngành khoa học.... 10
1.1.4 Vấn đề giới và tình dục qua “lăng kính” của báo chí – truyền thông.... 14
1.2. Ảnh báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền vấn đề giới và tình dục.. 16
1.2.1 Đặc trưng và thế mạnh của ảnh báo chí................................................. 16
1.2.1.1. Đặc trưng............................................................................................ 16
1.2.1.2. Thế mạnh............................................................................................ 18
1.2.2 Vai trò, vị trí của ảnh báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền vấn
đề giới và tình dục........................................................................................... 19
1.3 Báo Tuổi Trẻ trong công tác thông tin, tuyên truyền vấn đề giới và tình
dục. .................................................................................................................. 27
1.3.1 Vài nét về báo Tuổi Trẻ ......................................................................... 27
1.3.2 Công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề giới và tình dục trên báo
Tuổi Trẻ........................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2. GIỚI VÀ TÌNH DỤC - CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH THỨC THỂ
HIỆN QUA ẢNH BÁO CHÍ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2013 .......... 38
2.1 Chủ đề giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ năm 2013..... 38
2.1.1 Chủ đề giới qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ năm 2013 .................... 39
2.1.1.1 Bản sắc giới......................................................................................... 39
2.1.1.2 Khác biệt giới...................................................................................... 44
2.1.1.3 Phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới ............................................... 50
2.1.2 Chủ đề tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ năm 2013.............. 58
2.2 Hình thức thể hiện vấn đề giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi
Trẻ năm 2013 .................................................................................................. 62
2.2.1 Nhân vật – “Góc độ con người trực tiếp” .............................................. 62
2.2.2 Mật độ xuất hiện..................................................................................... 63
2.2.3 Nguồn ảnh .............................................................................................. 65
2.2.4 Thể loại ảnh............................................................................................ 66
CHƢƠNG 3. VẤN ĐỀ GIỚI VÀ TÌNH DỤC QUA ẢNH BÁO CHÍ
TRÊN BÁO TUỔI TRẺ – TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM........................................................................................................ 70
3.1 Tác động xã hội của ảnh báo chí qua báo Tuổi Trẻ về vấn đề giới và tình
dục ................................................................................................................... 70
3.2 Định hướng, xây dựng nội dung – thông điệp giới và tình dục qua ảnh báo
chí báo Tuổi Trẻ .............................................................................................. 72
3.3 Một số bài học kinh nghiệm trong sáng tạo ảnh báo chí về vấn đề giới và
tình dục............................................................................................................ 74
3.3.1. Bài học 1 : Giải quyết mối quan hệ: Ảnh - công nghệ - công chúng.... 74
3.3.2. Bài học 2 : Cân nhắc cách phân tích truyền thông thị giác của lý thuyết
đóng khung (Framing theory) ......................................................................... 79
KẾT LUẬN.................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề giới và tình dục là một trong những vấn đề khá nóng bỏng trong
xã hội hiện đại. Do đó, nó được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: Xã hội
học, Nhân học, Khoa học con người, Báo chí – truyền thông… Vấn đề về tình
dục vốn được xem như chủ đề “hot” không chỉ trong các tác phẩm văn học
mà cả trong báo chí. Các chủ đề liên quan đến tình dục được đề cập khá đa
dạng như: nghệ thuật tình dục, kinh nghiệm tình dục, kiến thức tình dục, sức
khỏe tình dục, giáo dục tình dục... Điều này cho thấy, so với 10 năm về trước,
đang có sự thay đổi quan niệm về tình dục trong đời sống xã hội. Báo chí
nước ngoài đã nhận định: “Đang có một cuộc cách mạng tình dục diễn ra âm
thầm” ở Việt Nam [23, tr.162 ]. Nghiên cứu mối tương quan giữa ảnh báo chí
với vấn đề giới và tình dục nhằm đưa ra các đánh giá và bài học trong công
tác truyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội.
Thông tin báo chí đã trở thành một món ăn tinh thần thiết yếu không
thể thiếu của con người trong xã hội mới. Cùng với sự phát triển của công
nghệ thì báo chí cũng phát triển không ngừng. Báo in, phát thanh, truyền hình,
báo mạng điện tử… đang có những sự chuyển biến nhất định về vai trò, vị trí
và tầm ảnh hưởng đến công chúng. Trong đó, không thể không kể đến ảnh
báo chí. “Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, nhiếp ảnh đã và đang ngày càng
phát triển, trở thành một bộ môn nghệ thuật và đặc biệt là một thể loại báo
chí” [1,tr72]. Đôi khi một bức ảnh có sức mạnh như một thứ vũ khí bởi nó
tác động vào nhận thức của các tầng lớp nhân dân tạo nên những làn sóng dự
luận, phản ứng khác nhau, thậm chí có thể tạo nên một sự thay đổi lớn trong
xã hội.
Bên cạnh những hiệu quả to lớn của ảnh báo chí trong việc thông tin,
tuyên truyền, định hướng và thay đổi nhận thức của cộng đồng về các vấn đề
2
giới và tình dục trong xã hội hiện nay như bất bình đẳng giới, đánh giá năng
lực giới, đồng tính và hôn nhân đồng tính, tình yêu, kinh nghiệm, kiến thức
tình dục,… thì việc thông tin về vấn đề giới và tình dục trên báo chí cũng còn
nhiều bất cập, vấn đề phải giải quyết. Nhất là trên các trang báo mạng, với
mục đích “câu view, câu “like” đã không ngần ngại cho đăng tải những hình
ảnh với nội dung phản cảm, trái với thuần phong mĩ tục.
Người làm khóa luận chọn báo Tuổi Trẻ để nghiên cứu, vì Tuổi Trẻ là
một trong những tờ báo chú trọng đến việc đưa tin bài và sử dụng ảnh báo chí
nên sẽ có những đánh giá chính xác, tổng quan về vấn đề giới và tình dục qua
ảnh báo chí.
Việc nghiên cứu vấn đề sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong phục vụ công tác
giảng dạy bộ môn báo ảnh. Đề tài sẽ giải quyết một số câu hỏi đặt ra như: Vai
trò, vị trí của ảnh báo chí trong công tác thông tin tuyên truyền về giới và tình
dục là gì? Chủ đề và hình thức thể hiện của ảnh báo chí về giới và tình dục?
Tác động xã hội của báo Tuổi Trẻ trong công tác thông tin tuyên truyền các
vấn đề về giới và tình dục qua ảnh báo chí?... Qua đó định hướng xây dựng
nội dung - thông điệp giới và tình dục qua ảnh báo chí, đúc kết một số kinh
nghiệm trong sáng tác ảnh báo chí về vấn đề giới và tình dục….
Vấn đề giới và tình dục là vấn đề nhạy cảm mà xã hội đang quan tâm.
Nhiệm vụ của báo chí và người làm báo là thông tin những vấn đề mà công
chúng quan tâm, có ảnh hưởng đến đời sống và cần được coi trọng việc tuyên
truyền, giáo dục. Đó là những lý do gợi ý cho chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề
giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ năm 2013” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm kiếm trên Google với từ khóa “giới” chỉ trong vòng 0,43 giây đã
có khoảng 124.000.000 kết quả, từ “tình dục” có 2.420.000 kết quả trong thời
gian 0,29 giây. Việc tìm kiếm hình ảnh và các vấn đề liên quan đến giới và
3
tình dục dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là một công việc dễ dàng
trong thời đại số như hiện nay. Tuy nhiên, để có cái nhìn đa chiều về hình ảnh
như chủ đề, hình thức, nội dung… thì cần phải có những nghiên cứu chuyên
sâu. Đặc biệt khi đối tượng chính cần nghiên cứu là những hình ảnh về giới và
tình dục. Cần phải chú trọng thêm về nội dung thông điệp, ý nghĩa, tác động
xã hội của hình ảnh đối với xã hội. Qua khảo sát, người nghiên cứu tìm thấy
một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng ảnh về giới và
tình dục trên truyền thông đại chúng như:
Trong cuốn Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo “Văn hóa truyền thông trong thời
kỳ hội nhập” có bài viết “Một số vấn đề giới và tình dục trên báo chí ở Việt
Nam đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh. Bài viết đã nêu lên
những vấn đề chung nhất về giới và tình dục qua nghiên cứu một số tờ báo và
nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, bài viết còn sơ lược vài nét về tình hình giới
và tình dục trên báo chí Việt Nam hiện nay như chủ đề, mật độ xuất hiện,
ngôn ngữ và hình ảnh cũng như tác động của các thông điệp tình dục trên báo
đối với xã hội. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu phần lớn là những hình ảnh
quảng cáo trên các trang báo mạng điện tử. Không lấy hình ảnh cụ thể để
đánh giá mức độ phản ánh và thông điệp của bức ảnh đối với các vấn đề xã
hội, đây có thể coi là hạn chế của bài nghiên cứu này.
Cùng nghiên cứu về vấn đề giới và tình dục trong ảnh báo chí nhưng
công trình “Hình ảnh tình dục trong báo mạng điện tử” của ThS. Nguyễn Thị
Tuyết Minh trong tập “Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”
lại có hướng tiếp cận khác. Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp
thông kê, khảo sát trên 4 trang báo mạng là http://vnexpress.net;
www.thanhnien.com.vn; http://gioitinhtuoiteen.org.vn; www.dantri.com.vn.
Thành công của nghiên cứu chính là việc đi vào khảo sát từng phần nhỏ trong
chủ đề của ảnh về tình dục. Tác giả đã đưa ra những số liệu và phân tích đầy
4
đủ kết quả nhưng chưa rút ra được kết luận cuối cùng và các vấn đề tồn tại
trong xã hội sau khi khảo sát. Ngoài ra còn có thể kể đến các công trình, bài
viết có liên quan khác như “Hình ảnh nam giới trên truyền thông đại chúng –
sự kỳ vọng về vai trò nam giới và hành vi sức khỏe” của tác giả Dương Thu
Hương, “Thông điệp giới trên thông tin đại chúng hiện nay qua một số
nghiên cứu” của Phạm Hương Trà trong cuốn “Truyền thông Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa”, NXB Dân Trí, Hà Nội.
Qua khảo sát, chưa có một nghiên cứu nào lấy đối tượng là một tờ báo
cụ thể để nghiên cứu và đánh giá vai trò, vị trí của ảnh về giới và tình dục
trong công tác tuyên truyền, thông tin về vấn đề này. Các công trình nghiên
cứu trên sẽ là tiền đề quan trọng để nghiên cứu, bổ sung cho bài khóa luận
này. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu của các thế hệ đi trước, khóa
luận mạnh dạn đi sâu vào đề tài vấn đề giới và tình dục qua ảnh báo chí và lấy
báo Tuổi Trẻ là đối tượng để tập trung khảo sát, nghiên cứu và phân tích.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh báo chí về vấn đề giới và tình dục qua ảnh trên
báo Tuổi Trẻ năm 2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề, hình thức, tác động và bài học kinh nghiệm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận, bước đầu tập hợp những hình ảnh về vấn đề
giới tính và tình dục cũng như có những đánh giá đúng nhất về ảnh hưởng của
nó đến xã hội, khóa luận đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau
đây:
4.1. Phƣơng pháp khảo sát
Sau khi đã tập hợp và thống kê hệ thống tin,bài, ảnh trên 365 báo Tuổi
Trẻ trong 365 số báo năm 2013, khóa luận đi vào khảo sát các yếu tố như chủ
đề giới và tình dục qua ảnh, hình thức đăng tải,…
5
4.2.Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Với đề tài “Vấn đề giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ
năm 2013”, sau khi thống kê tài liệu về ảnh, ngôn ngữ, bài viết,… của báo
Tuổi Trẻ năm 2013, khóa luận đi vào phân tích các yếu tố đó trên bình diện xã
hội về giới và tình dục. Để có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa và mức độ ảnh
hưởng của ảnh báo chí đến với bạn đọc, trong khóa luận này đã áp dụng lý
thuyết đóng khung vào phân tích hình ảnh. Mục đích là khai thác hết hình
tượng, ý nghĩa hình ảnh và ý đồ của tác giả đối với tác phẩm của mình. Từ đó
đi đến tổng hợp, đánh giá tác động xã hội của các thông điệp về giới và tình
dục trên báo Tuổi Trẻ.
4.3. Phƣơng pháp điều tra
Trong khóa luận có sử dụng phương pháp điều tra với mục đích đánh
giá tầm ảnh hưởng của ảnh báo chí về vấn đề giới và tình dục đến xã hội. 100
phiếu với 16 câu hỏi xung quanh các chủ đề về giới và tình dục trên báo Tuổi
Trẻ. Đối tượng được khảo sát là công chúng báo Tuổi Trẻ nằm trong độ tuổi
từ 18 đến 24 - những người có điều kiện tiếp cận hơn với các phương tiện
thông tin đại chúng về giới và tình dục. Qua đó có cái nhìn đúng hơn về vấn
đề được nhiều người coi là nhạy cảm này.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Nội dung
khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về giới và tình dục
Chương 2: Giới và tình dục - chủ đề và hình thức qua ảnh báo chí trên
báo Tuổi Trẻ năm 2013
Chương 3: Vấn đề giới và tình dục qua ảnh báo chí trên báo Tuổi Trẻ -
tác động xã hội và bài học kinh nghiệm
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIỚI VÀ TÌNH DỤC
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề giới và tình dục ở một số ngành
khoa học
1.1.1 Khái niệm: Giới, tình dục
1.1.1.1 Giới
Mọi xã hội đều phân chia con người thành những loại hạng nhất định
theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: người thuộc dân tộc Kinh hay H’mông,
Thái, Dao; da trắng hay da màu; giàu có hoặc nghèo khổ; già hay trẻ;…
“Giới” cũng là cách để xã hội phân chia con người thành các phạm trù, các
loại khác nhau [4,tr17].
Rất nhiều xã hội phân chia con người thành hai giới – nam và nữ. Khi
gặp một ai đó lần đầu tiên, người ta xác định ngay qua ngoại hình và kiểu
cách để tóc, ăn mặc, hành vi, giọng nói… đó là nam hay nữ. Khi các nhà chức
trách giao dịch giấy tờ với một người, họ cũng yêu cầu người đó xác định
mình là nam hay nữ. Nhiều giấy tờ chính thức như giấy khai sinh, thẻ căn
cước, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe… đều nêu rõ giới của
đương sự.
Như vậy, “giới” ở đây là nam và nữ, những giống nhau giữa họ về cấu
tạo cơ thể, chức năng sinh học và vai trò xã hội ... Giới bao hàm cả điều mà
một cá nhân tự nhận (tức việc họ coi mình là nam hay nữ) lẫn sự phân loại
của những người xung quanh (nghĩa là có thừa nhận sự tự phân loại của người
đó hay không), và hai điều này có thể trùng khớp nhau hoặc không trùng khớp
nhau.
Có rất nhiều quan niệm về giới, theo điều 5 Luật Bình đẳng giới năm
2006 quy định: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả
7
các mối quan hệ xã hội. Trên website của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có
khái niệm giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho
phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới
rất đa dạng và có thể thay đổi được. Hai khái niệm trên đã nêu lên được
những ý cơ bản nhất về giới, tuy nhiên vẫn chưa nêu lên được cơ sở để phân
biệt giới và vai trò to lớn của xã hội trong việc xác định giới của một người.
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, dễ dàng trong việc phân tích các vấn
đề liên quan đến chủ đề giới, khóa luận xin được thống nhất sử dụng các quan
điểm, khái niệm về giới dựa trên cuốn Giáo trình Xã hội học giới của Mai
Huy Bích, được in bởi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009. Theo đó,
“Giới là những tập hợp người được xếp loại và phân biệt trên cở sở đặc điểm
giải phẫu cơ thể (trước hết và chủ yếu là cơ quan sinh dục, nhưng không chỉ
có các cơ quan này), và được đông đảo thành viên trong một cộng đồng, một
xã hội hay một nền văn hóa chỉ định cho những kiểu hành vi riêng, trách
nhiệm và quyền lợi riêng”. [4,tr18].
Người ta thường hay nhầm lần giữa khái niệm giới và giới tính, có thể
hiểu rõ sự khác nhau về hai khái niệm này thông qua các đặc điểm sau:
Giới Giới tính
Chỉ sự khác biệt về mặt xã hội Chỉ sự khác biệt về mặt sinh học
Khác nhau theo từng nền văn hóa (do
dạy và học mà có)
Mang tính phổ biến và khó có thể
thay đổi
Chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch
sử, văn hóa
Không chịu ảnh hưởng của lịch sử và
văn hóa
( Trích tài liệu Hội thảo tập huấn về bình đẳng giới, lồng ghép giới và việc
làm bền vững - 5/12/2013 – TP. Huế)
8
Theo đó, giới tính chỉ những khác biệt về mặt sinh học, giải phẫu cơ
thể. Giới tính trong quan niệm từ trước đến nay chia làm nam và nữ. Quan
niệm về sự phân định giữa nam và nữ là không thể thay đổi, không chịu ảnh
hưởng, tác động của xã hội. Giới cũng chỉ sự phân biệt giữa nam và nữ nhưng
nó khác ở từng xã hội, nền văn hóa cụ thể. Giới không bị áp đặt bởi yếu tố
giải phẫu sinh học mà có thể thay đổi được nếu quan niệm xã hội về giới có
sự thay đổi.
1.1.1.2 Tình dục
Tình dục là khái niệm chỉ việc quan hệ tính giao của một người với
người khác giới. (Có quan hệ tình dục cùng giới – đồng tính hoặc lưỡng tính,
tức là vừa cùng giới, vừa khác giới) [2,tr 86]
Tương tự như giới và giới tính, nhiều người hay nhầm lẫn giữa tình dục
và tính dục. Tính dục là một khái niệm có hàm rộng hơn, vừa phản ánh quan
hệ tính giao giữa hai cá thể khác giới (tính trong đại đa số trường hợp) vừa
chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên phần hữu hình và cả phần vô hình của một
con người.
Ngày từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Ủy ban giáo dục và thông tin
về tình dục ở Mỹ đã đưa ra nhận định hiện đại về tính dục như sau:
“Tính dục là tổng thể của con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng
của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính
dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục.Vì là
một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học,
tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh
hưởng đến sự phát triển của nhân cách và mối quan hệ giữa người với người
và do đó tác động trở lại xã hội” [11,tr.136].
Triết học phương Đông cổ đại coi nam là dương, nữ là âm. Nếu âm,
dương không cân bằng, không hòa hợp sẽ sinh ra bệnh tật và tổn thọ. Nguyên