Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề giới trong Truyền kỳ mạn lục
PREMIUM
Số trang
116
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
725

Vấn đề giới trong Truyền kỳ mạn lục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN NGUYỆT HẠNH

VẤN ĐỀ GIỚI TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đình Thu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Nguyệt Hạnh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7

6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8

7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9

Chƣơng 1: VẤN ĐỀ GIỚI VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

CỦA NGUYỄN DỮ....................................................................................... 10

1.1. VẤN ĐỀ GIỚI QUA CÁC DIỄN NGÔN............................................ 10

1.1.1. Từ cái nhìn bất bình đẳng giới trong huyền thoại và các học

thuyết tôn giáo, chính trị, đạo đức …....................................................... 10

1.1.2. … đến tiếng nói bình đẳng giới trong nữ quyền luận..................... 13

1.2. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG VĂN HÓA, VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI

TRUNG ĐẠI................................................................................................ 15

1.2.1. Cái nhìn về giới trong văn hóa Việt Nam thời trung đại................ 15

1.2.2. Cái nhìn về giới trong văn học Việt Nam thời trung đại................ 29

1.3. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DỮ VÀ TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ

MẠN LỤC ................................................................................................... 31

1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ......................................................................... 31

1.3.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ......................................................... 32

Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 34

Chƣơng 2: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VỀ GIỚI TRONG TRUYỀN KỲ

MẠN LỤC...................................................................................................... 36

2.1. GIỚI DƯỚI GÓC NHÌN VỀ NGOẠI HÌNH VÀ PHẨM CHẤT........ 36

2.1.1. Giới dưới góc nhìn về ngoại hình ................................................... 36

2.1.2. Giới dưới góc nhìn về phẩm chất ................................................... 41

2.2. GIỚI DƯỚI GÓC NHÌN VỀ KHÁT VỌNG GIẢI PHÓNG TÌNH

CẢM BẢN NĂNG VÀ TÌNH YÊU - HÔN NHÂN ................................... 50

2.2.1. Giới dưới góc nhìn về khát vọng giải phóng tình cảm bản năng ... 50

2.2.2. Giới dưới góc nhìn về tình yêu - hôn nhân..................................... 57

2.3. GIỚI DƯỚI GÓC NHÌN VỀ TÀI NĂNG VÀ SỐ PHẬN................... 60

2.3.1. Giới dưới góc nhìn về tài năng ....................................................... 60

2.3.2. Giới dưới góc nhìn về số phận........................................................ 64

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 70

Chƣơng 3 : PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ

GIỚI TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC................................................... 73

3.1. MIÊU TẢ NHÂN VẬT ........................................................................ 73

3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................... 73

3.1.2. Tâm lý nhân vật .............................................................................. 80

3.1.3. Cách ứng xử, hành động của nhân vật............................................ 82

3.2. SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ KỲ VÀ THỰC................................... 87

3.2.1. Tình yêu giữa người và yêu ma ...................................................... 91

3.2.2. Người hóa thần................................................................................ 93

3.3. SỬ DỤNG ĐIỂN CỐ VÀ HÌNH ẢNH MANG TÍNH CHẤT ƯỚC

LỆ, TƯỢNG TRƯNG.................................................................................. 95

3.3.1. Điển cố............................................................................................ 95

3.3.2. Hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng................................. 99

Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 100

KẾT LUẬN.................................................................................................. 102

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

GIẢ .............................................................................................................. 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 107

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)

DANH MỤC VIẾT TẮT

Nxb : Nhà xuất bản

Tp : thành phố

tr : trang

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nam giới và nữ giới có vai trò

quan trọng như nhau. Tuy nhiên, qua thực tế xã hội ở từng giai đoạn, vấn đề

giới không phải lúc nào cũng được mọi người nhìn nhận, ứng xử một cách

bình đẳng. Với quan điểm phân biệt giới, lấy đàn ông làm trung tâm đã khiến

việc xác lập lại quan hệ bình đẳng giới vô cùng khó khăn, phức tạp. Vô thức

cộng đồng có sức mạnh như một vật cản, ngay cả khi ý thức bình đẳng giới

hay phong trào giải phóng phụ nữ đã hình thành và đạt được nhiều thành quả.

Cả một thời kì lịch sử phong kiến lâu dài, xã hội Việt Nam vận hành theo chế

độ phụ quyền, người đàn ông đã thống trị nữ giới, áp đặt các chuẩn mực bất

lợi đối với người phụ nữ và có lợi cho nam giới. Chính vì thế, vấn đề giới gần

như đặt ra thường xuyên, ngấm ngầm, thường trực trong lịch sử và không

phải bao giờ việc thực hiện bình đẳng giới cũng diễn ra suôn sẻ, thành công.

Sau các cuộc đấu tranh, các nhà nữ quyền luận chủ trương: trong cuộc cách

mạng về giới, chúng ta cần phải hiểu đúng mối quan hệ về giới, đặc biệt giới

nữ phải tự nhận thức đầy đủ về chính mình.

Trong các tác phẩm văn xuôi trung đại Việt Nam, nhân vật chiếm số

lượng lớn thường là nam giới, nếu có nữ giới thì lại được nhìn qua lăng kính

cảm quan của nam giới với tư tưởng nam quyền, Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm như thế. Thế giới nhân vật trong tập

truyện khá phong phú, đại diện cho nhiều loại người trong xã hội phong kiến

đương thời như: vua chúa, quan lại, nho sĩ, thương buôn, nhà sư, phụ nữ, trẻ

em và cả những nhân vật tồn tại trong thế giới tinh thần con người như: ma

quỷ, thần tiên,…Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đánh giá: “Đây cũng là lần

đầu tiên có một tác phẩm văn học Việt Nam xây dựng được nhiều kiểu loại

2

nhân vật đến như vậy” [30, tr.219]. Với giá trị trên nhiều phương diện,

Truyền kỳ mạn lục đã trở thành đối tượng nghiên cứu của bao thế hệ từ khi tác

phẩm ra đời đến nay. Tuy nhiên, vấn đề giới trong tập truyện vẫn chưa được

khám phá toàn diện, sâu sắc trên hành trình giải mã những giá trị còn ẩn tàng

trong tác phẩm.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được đánh giá là “tập đại thành”,

“áng thiên cổ kỳ bút”, thành tựu tiêu biểu của thể loại truyền kỳ trong văn

xuôi chữ Hán Việt Nam thời trung đại. Tập truyện có những thiên truyện đã

được đưa vào và giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở bậc phổ thông. Bởi

vậy, nghiên cứu vấn đề giới trong Truyền kỳ mạn lục sẽ góp thêm cái nhìn

tham chiếu nhằm tiếp tục khẳng định giá trị tác phẩm cũng như vị thế tác giả

trong tiến trình vận động của văn học dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả

giảng dạy thể loại truyện truyền kỳ nói chung cũng như tác phẩm Truyền kỳ

mạn lục nói riêng.

Trên đây là những lý do để tác giả quyết định chọn “Vấn đề giới trong

Truyền kỳ mạn lục” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng, cho đến nay, vấn đề giới đã được

nghiên cứu sâu rộng ở nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam.

2.1. Các nghiên cứu về giới ở nƣớc ngoài

Ở Âu Mỹ, vấn đề giới được nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn ứng dụng,

trên cả hai trục: lịch đại và đồng đại. Trên chiều lịch đại, các nghiên cứu dựa

vào huyền thoại, tôn giáo và các tài liệu nhân chủng; trên trục đồng đại, các

nghiên cứu đối chiếu, xem xét tâm lý, hành vi của con người đương đại so với

lịch sử và khái quát thành lý thuyết. Ban đầu là lý thuyết về nữ quyền với nhu

cầu hướng đến bình đẳng giới hay giải phóng phụ nữ, sau còn tiến đến vấn đề

đồng tính hay giới tính thứ ba, và thậm chí là quyền chuyển giới. Chính tri

3

thức về giới đã buộc nhiều nhà nước phải luật hoá để đảm bảo các quyền của

giới lâu nay bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Các lý thuyết về giới đều thống nhất đi đến kết luận: giới là một kiến

tạo xã hội. Mọi kiến tạo dẫn đến kỳ thị giới đều do chế độ phụ quyền, bắt

nguồn từ trong huyền thoại, cố kết thành các diễn ngôn tôn giáo và nhà nước

có tính tôn giáo. Lý thuyết giới gắn liền với Phân tâm học, Cấu trúc luận và

sau đó là Giải cấu trúc. Tinh thần phản biện liên tục đã tạo ra một bức tranh

tương đối hoàn chỉnh về vấn đề giới.

Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về giới phải kể đến như:

Tác phẩm Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf, Trịnh Y Thư

dịch (2009), được xem là một trong những cuốn sách khơi nguồn cho phong

trào nữ quyền, vốn khởi phát từ phương Tây và ngày càng có sức lan tỏa rộng

rãi, trở thành một khúc ngoặt văn hóa – khúc ngoặt nữ quyền.

Nghiên cứu về giới thì tác phẩm Giới nữ (1949) của Simone De

Beauvoir, Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh dịch (1996), được xem

là một trong những quyển sách hay nhất của thế kỷ XX, là một cuốn bách

khoa toàn thư về các giai đoạn của cuộc đời phụ nữ từ lúc sinh ra, dậy thì, lấy

chồng, làm mẹ; đồng thời vạch ra con đường giành quyền lợi cho nữ giới. Sự

thống trị của nam giới (1998) của Pierre Bourdieu, do Lê Hồng Sâm dịch

(2011). Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa

nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của

người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô

thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày

nay. Tác phẩm Bí ẩn nữ tính của Betty Friedan, Nguyễn Vân Hà dịch (2015),

được đánh giá là quyển sách quan trọng nhất của thể kỉ XX. Trong tác phẩm

tác giả đi tìm nguồn gốc bí ẩn nữ tính, và ảnh hưởng của nó đối với người phụ

nữ sống vì nó, hoặc lớn lên dưới cái bóng của nó.

4

Những đóng góp trên như những phát súng đầu tiên nổ vào thành trì

của chế độ phụ quyền đã tồn tại và vấn vít hàng ngàn năm. Bên cạnh những

chuyên luận nghiên cứu về giới nhằm hướng tới sự công bình giữa giới

nam và nữ, còn có sự xuất hiện nhiều những nghiên cứu về vấn đề đồng

tính và chuyển giới.

2.2. Các nghiên cứu về giới ở Việt Nam

Ở Việt Nam, giới cũng là đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của

nhiều tổ chức, cá nhân như: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các nhà giáo dục,

các nhà tâm lý… Sự quan tâm ấy đóng góp một phần không nhỏ vào tiếng nói

đòi bình quyền cho giới nữ, không những thế các công trình nghiên cứu về

giới ở góc nhìn giải cấu trúc và bản thể luận cũng được đề cập:

Từ góc độ định kiến giới, các tác giả Trần Thị Vân Anh (1999),

Nguyễn Thị Hòa (2002) đã nghiên cứu về những định kiến đối với những

người phụ nữ làm công tác lãnh đạo. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:

những định kiến với người phụ nữ đã làm cho họ trở nên tự ti, tự đánh giá

thấp về khả năng của mình, họ thường cho rằng mình kém hơn nam giới.

Trong nhiều trường hợp, nhiều người đàn ông, người chồng có tâm lý không

muốn cho vợ hơn mình về mọi mặt, không tạo điều kiện giúp người phụ nữ,

tạo ra những áp lực cản trở sự tiến bộ của họ.

Trong ngôn ngữ và văn học, giới và giới tính cũng được nghiên cứu

tương đối nhiều. Những công trình tiêu biểu như: Sự kỳ thị giới tính trong

ngôn ngữ (2005) của Trần Xuân Điệp, trong đề tài nghiên cứu này Trần Xuân

Điệp đã trình bày trực tiếp về vấn đề kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ. Trên cở

sở đó, tác giả còn đề xuất hướng giải quyết vấn đề kỳ thị giới tính trong ngôn

ngữ theo góc độ cải cách ngôn ngữ và quy hoạch ngôn ngữ. Lịch sự trong

tiếng Việt và giới tính của Vũ Tiến Dũng (2007), trong công trình này, tác giả

đề cập vấn đề giới tính với những nội dung về cách xưng hô giữa phái nam và

5

phái nữ. Trong cuốn sách Định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới: Lý

thuyết và thực tiễn (2011) của các tác giả Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân

Dung, Đỗ Hoàng đã đề cập tới một số vấn đề lý luận liên quan đến định kiến

giới, các hình thức biểu hiện của định kiến giới trên phương diện lý luận và

thực tiễn ở nước ta. Tuyển tập giới và xã hội, số 2 – năm 2014, Trường Đại

học Hoa Sen - Trung tâm nghiên cứu giới và xã hội - phần quan trọng nhất

của tuyển tập là 12 bài nghiên cứu được sắp xếp theo ba chủ đề: Những

gương mặt nữ quyền, Nghiên cứu phụ nữ: một góc nhìn lịch sử, Giới và phát

triển: những vấn đề đương đại. Đặc biệt, tìm hiểu phụ nữ qua cách tiếp cận

các nhân chứng và lời chứng của người trong cuộc là một hướng nghiên cứu

mang lại những đóng góp quan trọng trong công trình này. Văn học và giới nữ

(2016) của Phùng Gia Thế - Trần Thiện Khanh biên soạn, cuốn sách này cung

cấp một số tri thức về nữ quyền luận trên thế giới, đồng thời đưa ra những

diễn giải bước đầu về vấn đề nữ giới trong diễn ngôn văn học. Về tổng thể

nhìn nhận cuốn sách hướng đến khẳng định vị thế ngày càng cao của nữ giới.

Ngoài ra, còn có một số công trình tại trường Đại học Quy Nhơn cũng đã

nghiên cứu về giới như bài viết: “Kiến tạo giới trong huyền hoại và văn hóa

Chăm” của tác giả Châu Minh Hùng (2020), hay luận văn: Vấn đề giới trong ca

dao Việt của tác giả Nguyễn Thị Linh Huệ (2020). Trong những công trình này,

các tác giả không những đề cập đến những vấn đề lý thuyết về giới mà còn vận

dụng lý thuyết giới vào nghiên cứu những vấn đề văn hóa, văn học cụ thể.

Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy vấn đề về giới là đề

tài được quan tâm rộng rãi và đã đạt được những thành tựu nghiên cứu to lớn.

2.3. Nghiên cứu về giới trong Truyền kỳ mạn lục

Vấn đề giới trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục không phải chưa từng

được đề cập. Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm được quan tâm nghiên cứu từ khá

sớm, lịch sử nghiên cứu tác phẩm này cũng đạt được nhiều kết quả quan

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!