Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với nền kinh tế của đất nước trong 15 năm tiến hành công cuộc
đổi mới vừa qua, lĩnh vực chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong
các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta đã có những bước tiến đáng phấn khởi
Điều này rất có ý nghĩa,bởi chất lượng sản phẩm vốn là điểm yếu kém kéo dài
nhiều năm ở nước ta trong thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên trong nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa, với sự phát triển
như vũ bão của nền kỹ thuật,công nghệ hiện đại và xu thế hội nhập khu vực
hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt
quyết liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những thử thách
to lớn như : Sức ép của hàng nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Môi trường kinh doanh mới mẻ đầy biến động. Cung thường xuyên vượt cầu.
Hàng rào thuế quan dần bị xoá bỏ.Những thị trường quan trọng như thị
trường Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại hết sức nghiêm ngặt
về thủ tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm. Vì vậy vấn đề chất lượng sản
phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày
càng cấp bách và trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu. Như ông Hoàng Mạnh
Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đã
nói: "chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để
quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hương vong
trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của
nền kinh tế đất nước nói chung".
Với sự hấp dẫn và tầm quan trọng mang tính chiến lược đó. Em
chọn"Vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho đề án của mình.
Đề án đã hoàn thành với sự hướng dẫn vô cùng quan trọng của Tiến sĩ
Trương Đoàn Thể. Em xin chân thành kính ơn thầy.
1
PHẦN I
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỜI KỲ KẾ HOẠCH HOÁ TẬP
TRUNG
I. Quan niệm về chất lượng sản phẩm, nội dung, phương pháp
quản lý chất lượng và thực trạng chất lượng sản phẩm thời kỳ bao cấp.
1. Quan niệm về chất lượng sản phẩm.
a. Quan niệm.
Có nhiều cách quan niệm về chất lượng sản phẩm bởi xuất phát từ
những góc độ nhìn nhận sản phẩm khác nhau như: Quan niệm theo cách tiếp
cận sản phẩm, Quan niệm dưới góc độ sản xuất hoặc quan niệm dưới góc độ
người tiêu dùng. Song thay vì tiếp cận từ phía khách hàng, trong suốt thời kỳ
bao cấp chúng ta lại quan niệm chất lượng sản phẩm từ góc độ kỹ thuật.Theo
đó chất lượng sản phẩm là mức độ chấp hành các yêu cầu kỹ thuật hay sự
tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các thông số trong thiết kế.
b. Hậu quả của quan niệm.
Cách quan niệm về chất lượng sản phẩm như trên,dẫn tới thực tế chất
lượng sản phẩm chỉ được coi là một vấn đề của sản xuất chứ không phải là
vấn đề của kinh doanh và chất lượng sản phẩm đươc hiểu là chất lượng của
thành phẩm cuối cùng. Như vậy, cách tiếp cận đó không phải là cách tiếp cận
theo quá trình và hệ thống. Điều đó dẫn đến hậu quả là chất lượng sản phẩm
không được chú trọng ngay từ đầu. Sự lãng phí do chế phẩm, do xuống cấp
sản phẩm... là rất lớn. Chi phí do sai hỏng rất cao .Thậm chí ngay từ khâu
nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Các quan niệm đó cũng dẫn tới cách quản lý
chất lượng thụ động là sa vào kiểm tra loại bỏ sản phẩm sai hỏng. Chứ không
phát hiện và giải quyết được vấn đề một cách chủ động đồng thời không thúc
đẩy được quá trình cải tiến chất lượng sản phẩm.
2
2. Nội dung phương pháp quản lý chất lượng trong thời kỳ bao cấp.
Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp ở nước ta là các doanh nghiệp
quốc doanh và hợp tác xã.Hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh
nghiệp này chịu sự chi phối của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Quản lý chất
lượng trong các doanh nghiệp được tiến hành trên tinh thần của nghị định
159/TTg về công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá.
α a.Nội dung quản lý
β Nội dung quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là cụ thể hoá
các chỉ tiêu pháp lệnh về chất lượng của mình thành các kế hoạch sản xuất
sau đó áp đặt xuống các phân xưởng. Thứ hai là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục về ý nghĩa của chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự chuyển biến về nhận
thức, tư tưởng của người lao động. Thứ ba là đẩy mạnh công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Thành lập các phòng KCS trong các doanh nghiệp. Thứ tư
là xây dựng và đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng.
b. Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam thời
kỳ bao cấp cơ bản là sử dụng các mệnh lệnh hành chính và kết hợp phương
pháp tuyên truyền giáo dục.
c.hậu quả của nội dung và phương pháp quản lý
nội dung và phương pháp quản lý trên dẫn đến thực tế trong các doanh
nghiệp sau:
* Cơ quan chỉ đạo của các doanh nghiệp thường chỉ nêu lên yêu cầu
mong muốn, có khi áp đặt về chất lượng. Nhưng thường không đầu tư thích
đáng, không tạo được những điều kiện vật chất, kỹ thuật tương ứng, để giải
quyết những vấn đề tồn tại của chất lượng.
* Người lãnh đạo các doanh nghiệp thường "khoán" cho các cán bộ kỹ
thuật bộ phận kỹ thuật hoặc bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành các công
3