Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn nữ việt nam sau 1975 (qua tuyển tập truyện ngắn 1975 - 1995)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
LÊ THỊ THÚY HẰNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỆN
NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN 1975 – 1995)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐÀ NẴNG – NĂM 2017
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------
LÊ THỊ THÚY HẰNG
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRUYỆN
NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN 1975 – 1995)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Khắc Sính
ĐÀ NẴNG – NĂM 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC SÍNH
Phản biện 1: TS. Lê Thị Hường
Phản biện 2: TS. Bùi Bích Hạnh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN vào ngày tháng
năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Dù phương Tây hay phương Đông, dù trước đây hay bây giờ, tuy mức
độ có khác nhau, sự biểu hiện cũng không giống nhau, nhưng nhìn chung vấn
đề bình đẳng giới vẫn chưa đi đến giới hạn cuối cùng. Tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” hay bất bình đẳng giới nói chung vẫn còn tồn tại trong quan niệm xã
hội, cho dù xã hội ấy là văn minh hiện đại hay dã man. Văn chương viết về thân
phận người nữ trong lịch sử văn học thế giới khá nhiều song thường là do nam
giới viết về nó chứ không nhiều lắm việc tự nó viết về mình. Bởi vậy không thể
tránh khỏi cái nhìn từ “trên xuống”, từ “ngoài vào”, chủ yếu là ngợi ca vẻ đẹp
ngoại hình hoặc bộc lộ cái nhìn thương cảm về số phận như một sự “ban ơn”.
Thảng hoặc có những tiếng nói bênh vực thì cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón
tay và cũng thường mới dừng lại ở lòng trắc ẩn. Rất hiếm khi xuất hiện các nhà
văn nữ viết về hiện thực đời sống bình đẳng giới hay viết về chính thân phận
mình kiểu như Bronthy (Anh), Elfriede Jelinek (Áo), Julia Kritéva (Bulgarie,
Pháp), Marguerite Duras (Pháp), hay Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Đoàn
Lê, Dạ Ngân…ở Việt Nam. Phải đến thời kỳ hiện đại (từ cuối thế kỷ XIX), đội
ngũ nhà văn nữ mới xuất hiện một cách rầm rộ và tiếng nói của họ mới có vị thế
rõ rệt trên văn đàn mỗi nước. Nhưng sức mạnh của tiếng nói ấy cũng ở mức độ
khác nhau tùy theo nền văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc.
2. Ở Việt Nam, trong lịch sử văn học có sự vênh lệch khá lớn giữa nhà
văn nam với nhà văn nữ. Nằm trong quan niệm phương Đông, đặc biệt là ảnh
hưởng Nho giáo của Trung Quốc, thân phận người phụ nữ luôn là thân phận “kẻ
dưới” (từ ca dao Việt với motif “thân em” cho đến nền văn học viết, tình hình
cũng không được cải thiện hơn là bao). Mãi đến thời kỳ 1945-1975 trong thể
chế đời sống mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người phụ nữ mới thực
sự được giải phóng, được tham gia vào mọi lĩnh vực công tác xã hội, bộc lộ
năng lực cụ thể và đóng góp rất lớn vào công cuộc giải phóng đất nước cũng
như xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một nửa nước. Từ đó, xã hội mới hiểu hơn
vai trò của người phụ nữ là không thể không ghi nhận. Trên mặt trận văn nghệ,
nền văn học cách mạng Việt Nam cũng đã khẳng định những đóng góp to lớn
của văn học viết về giới nữ nói chung, đặc biệt là của chính các nhà văn nữ viết
về đất nước, con người, sự nghiệp cách mạng và càng về sau càng thể hiện tiếng
nói về số phận của chính mình. Lịch sử văn học, theo đó, đã hình thành đông
đảo các thế hệ nhà văn nữ, tạo nên một lực lượng hùng hậu chiếm lĩnh văn đàn
không thua kém nam giới: Vũ Thị Thường, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Lê Minh
Khuê, Nguyễn Thị Thu Trang, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn….Tuy
nhiên, do đặc điểm lịch sử bây giờ (cả nước đánh “hai đế quốc to” là thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc) và đặc điểm lịch
sử văn học (nền “văn học sử thi”) nên chủ yếu vẫn là ngợi ca “tính nữ”. Chỉ đến
sau 1975, với các thế hệ của những Võ Thị Hào, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thanh Song Cầm,
2
Đoàn Minh Phượng, Lý Lan, Phong Điệp, Phan Huyền Thư, Ly Huyền Ly, Vi
Thùy Linh,…việc phản ánh bình đẳng giới mới biểu hiện đầy đủ và rõ rệt hơn.
3. Vấn đề bình đẳng giới trong văn học Việt Nam đã được nói đến khá
nhiều và khá lâu. Chung quy, thuật ngữ này đề cập đến hai phương diện lớn:
“nữ tính” - là thuộc tính của giới nữ gồm, ngợi ca vẻ đẹp bên ngoài (vóc dáng
mềm mại, duyên dáng, mái tóc đen mượt, làn môi đỏ thắm, làn da trắng hồng)
và phẩm chất cao quý bên trong (sự dịu dàng, thủy chung, nhân hậu, tính vị tha,
nhường nhịn và khi cần cũng hết sức quyết liệt). Các hình tượng văn học như
chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh
Châu), Phước (Hoa rừng - Dương Thị Xuân Quý),… là những biểu hiện sinh
động. Tuy nhiên sau năm 1975, nhất là từ 1986 đến nay, hiện thực đất nước,
con người đã thay đổi; văn học nước ta cũng chịu ảnh hưởng của các quan
niệm, lý thuyết du nhập, trong đó có lý thuyết Nữ quyền luận, dẫn đến sự đổi
thay của những quan niệm giá trị khiến cho khái niệm “tính nữ” cũng không
còn giữ nguyên nội hàm như cũ mà đã có những dịch chuyển, biến đổi theo
hướng khai thác sâu hơn vào thế giới bản nguyên để thể hiện những góc cạnh,
cung bậc cảm xúc cũng như những khát vọng, đòi hỏi có thực và đích thực của
người nữ, đồng thời đấu tranh giành bằng được những quyền của giới mình,
trong đó có những quyền về chính trị, kinh tế, sắc tộc, giới tính, tự do hôn nhân,
tự do thân thể,…Đây chính là biểu hiện của phương diện “nữ quyền” trong thực
tế và trong văn học của các cây bút nữ Việt Nam và trở thành đối tượng nghiên
cứu rất được quan tâm, đặc biệt là nửa sau thế kỷ XX ở trên thế giới và từ sau
1986 ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, cùng với sự tiếp thu những thành tựu sáng tác của
văn học nữ và các lý luận về “nữ tính”, “nữ quyền”, chúng tôi chọn đề tài Vấn
đề bình đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1975 (qua Tuyển tập
truyện ngắn 1975 - 1995) làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu lý thuyết “nữ tính”, “nữ quyền” nói chung
- Trong trào lƣu Chủ nghĩa giải cấu trúc, nhất là khuynh hướng “giải
cấu trúc cánh tả” với các tên tuổi lớn như Jacques Derrida, Jacques Lacan, Julia
Kristeva,…bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận (“giải” những bế tắc, hạn
chế của Chủ nghĩa cấu trúc trước đó) thì một trong những đóng góp to lớn của
khuynh hướng này đưa ra khái niệm “Phê bình nữ quyền” và đòi hỏi phải giải
quyết rốt ráo nó [33]
- Liên quan đến “lối viết nữ”, các nhà nữ quyền luận phƣơng Tây (chủ
yếu ở Pháp) đã đề xuất và đặc biệt quan tâm đến phương diện tự thuật và ngôn
ngữ thân thể. Biểu hiện của phương diện này là việc các nhà nữ quyền luận đề
cao tinh thần và chú trọng đến diễn ngôn thân thể thông qua kinh nghiệm dục
tính nữ: Julia Kristéva (Tính nữ và lối viết, 1977), Béatrice Didier (Lối viết nữ
giới, 1981), Hélène Cixous (Giữa lối viết, 1986),…đã nói lên tinh thần của cuộc
đấu tranh này.
3
- Nữ GS. Judith Lorber trong bài viết Sự đa dạng của chủ nghĩa nữ
quyền và những đóng góp vào sự bình đẳng giới, đã lược thuật và phân tích cụ
thể 3 giai đoạn của phong trào nữ quyền trong lịch sử [39].
- TS. Trần Huyền Sâm trong chuyên luận Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu
thuyết nữ Việt Nam đương đại đã dành 136/ 276 trang để tổng quan vấn đề nữ
quyền ở Pháp trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Cuối cùng, chuyên luận vận
dụng những lý thuyết ấy để soi chiếu tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, từ hai góc nhìn: dạng thức trần thuật, và, phương diện diễn
ngôn [63].
Nói về nghiên cứu nữ tính và nhất là nữ quyền trên thế giới và ở Việt
Nam, còn phải đề cập tới những công trình khác nữa như: Bí ẩn nữ tính của
Betty Friedan; Lý thuyết và phê bình nữ quyền: từ phê bình xã hội đến phân tích
diễn ngôn của Davidow Ellen Messer; Phê bình nữ quyền của Selden Raman;
hoặc Phẩm hạnh người đàn bà; Chức vụ người đàn bà của Đạm Phương nữ
sĩ,….
2.2. Các công trình nghiên cứu về “nữ tính”, “nữ quyền” trong văn học Việt
Nam
2.2.1. Trong văn học Việt Nam nói chung
- GS. Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Tôi không chúc bạn thuận
buồm xuôi gió”, sau khi “đánh giá” những nhân vật nam trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp “hầu hết là đốn mạt, chí ít là những kẻ bất đắc chí, vô tích
sự, nói chung là không ra gì”, đã dành một đoạn rất dài về các nhân vật nữ “có
những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là sự hiện thân của
nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ” [23]. Từ đây GS. đã vạch ra rất nhiều
những “tiêu chí” của thật ngữ “tính nữ”.
- TS. Lê Thị Hƣờng trong bài viết “Khuôn diện tiểu thuyết của các
nhà văn nữ Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI nhìn từ một số lý thuyết
hiện đại” vận dụng thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud soi chiếu vào sáng
tác của các nhà văn nữ Về cái viết, Về thân phận nữ giới.
- Cũng trong bài viết “Văn xuôi nữ lƣu đầu thế kỷ XX nhìn từ một số
phƣơng diện của trần thuật học (khảo sát qua 3 tác giả: Đạm Phương nữ sử,
Huỳnh Thị Bảo Hòa, Phan Thị Bạch Vân)” (tlđd,tr.794), TS. Trần Văn Trọng
nhìn nhận từ 3 phương diện của lý thuyết trần thuật học (Ngôi kể, điểm nhìn;
Xây dựng nhân vật; Cốt truyện, kết cấu) để khảo sát văn xuôi 3 tác giả nữ đầu
thế kỷ XX; từ đó rút ra kết luận: “về mặt nghệ thuật, các cây bút Đạm Phương
nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Phan Thị Bạch Vân này chưa có nhiều đổi mới như
các nhà văn nam giới cùng thời mà đóng góp của họ chủ yếu ở mặt nội dung tư
tưởng và ý nghĩa phong trào” (tr.803).
- Trần Huyền Sâm trong hai công trình mang tính chuyên biệt về giới
nữ: Chuyên luận Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương
đại, NXB Phụ nữ, 2016 [63] và bài viết “Vấn đề chối bỏ thân thể trong tiểu
thuyết nữ Việt Nam - Nhìn từ lý thuyết phê bình nữ quyền” (tlđd) đã dành rất
4
nhiều trang viết công phu về lịch sử Nữ quyền luận, đặc biệt là về việc nhà văn
nữ Việt Nam dưới tác động của thuyết Nữ quyền luận ra sao từ phương diện
dạng thức trần thuật và diễn ngôn.
- Tác giả Đặng Thị Thái Hà trong bài Con đường chính thống hóa lý
thuyết-phê bình nữ quyền [17], sau khi nêu việc Foucault khẳng định “trật tự
của sự vật” (tức nói đến sự hiện diện của diễn ngôn) đã cho rằng: “Xem xét văn
xuôi trong bối cảnh đương đại nói riêng, chính vì thế, cũng không thể bỏ qua
mối tương quan với những hệ thống lý thuyết - phê bình nữ quyền đã/ đang
được hình thành và tiếp nhận. Nó liên quan sâu sắc đến việc đặt ra và mở rộng
những lối phê bình với những cách tiếp cận mới, và quan trọng hơn, nhu cầu về
lối viết mới đối với những cây bút nữ”.
- Tác giả Nguyễn Trọng Hiếu trong bài “Yếu tố vô thức trong truyện
ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại” (tlđd) cũng đã nhìn nhận về
phương diện này: “Là những cây bút nữ, nên điều mà họ quan tâm nhiều nhất
trong sáng tác của mình là thân phận của những người cùng giới được đan cài
trong những câu chuyện thường ngày, những vấn đề về tình yêu, gia đình, tính
dục, và đặc biệt là yếu tố vô thức (…). Phần lớn truyện ngắn của các nhà văn nữ
hướng vào cõi riêng tư, tâm linh vô thức, những cảm xúc bộc phát, những hành
vi sai lạc, bất ngờ, để phơi bày bao nỗi sâu kín trong tâm hồn, phản ánh bi kịch
của con người dưới góc độ tâm lý, tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm”
(tr.347).
Vấn đề “Tính nữ”, “Nữ quyền” được bàn đến trong lịch sử văn học và
nghiên cứu văn học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Gần gũi hơn cũng
phải kể đến các công trình của Nguyễn Đăng Điệp, “Vấn đề phái tính và âm
hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại”, Tham luận tại Hội thảo
quốc tế: Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế,
2006. Nguyễn Việt Phương, 2012, Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp thế kỷ
XX qua một số đại diện tiêu biểu của nó, http://phebinhvanhoc.com.vn. Nguyễn
Thị Minh Thương, Ảnh hưởng của lý luận thân thể của Foucault đối với chủ
nghĩa nữ quyền, http://phebinhvanhoc.co.vn. Hồ Khánh Vân, 2010, Ý thức nữ
quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
v.v…
2.2.2.Trong các công trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn nữ
Số lượng các công trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn nữ cũng khá đồ
sộ và rất phong phú. Có thể kể đến
- Nhà văn Hồ Anh Thái có 3 bài viết về sáng tác truyện ngắn của nữ giới
[73] , đó là các bài: Đoàn Lê “chị tôi” (tr.34) viết về người phụ nữ đa tài: diễn
viên múa, đạo diễn, họa sĩ, nhà văn,…(mà cũng đa cảm, đa đoan, đa khổ…)
Đoàn Lê. Bài Lê Minh Khuê- người đàn bà “viễn thị” viết về “nhà truyện ngắn”
viết vắt ngang hai thời kỳ trước và sau năm 1975 (tr. 60). Điểm qua sáng tác
của Lê Minh Khuê trước 1975 và những truyện ngắn sau 1975 để nói về cái
5
“tâm trạng xã hội qua những thời kỳ khác nhau” nên trong truyện của chị gần
đây “đã trở nên hơi duy lý, hơi lạnh”. Bài thứ ba của Hồ Anh Thái viết về hai
nữ nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và Nguyễn Thị Thu Huệ: Hai nữ văn sĩ ở một
nhà (tr.111). “Nữ văn sĩ mẹ” Ngọc Tú nổi tiếng với hàng vạn trang tiểu thuyết
“cuốn nào cũng dày dặn như cục gạch trên giá sách”; “Nữ văn sĩ con” Thu Huệ
là một “cây” truyện ngắn nổi tiếng, cũng là kể chuyện, nhưng chuyện “có
duyên, ngôn ngữ linh hoạt, ào ào không tiếc lời”; đồng thời là biên tập viên điện
ảnh sắc sảo, nổi tiếng, ấn tượng.
- Bùi Việt Thắng trong cuốn sách Bình luận truyện ngắn [74] đã có hàng
chục bài viết về nhà văn cùng các truyện ngắn của họ viết về tính nữ, đặc biệt là
các nhà văn nữ viết về chính giới của mình. Có thể đề cập đến một số bài tiêu
biểu. Trong bài “Người đàn bà tóc trắng” (Tập truyện của Nguyễn Quang
Thiều, khi phân tích hình ảnh hai người đàn bà Mật và Ân, cưới chồng được
một ngày rồi hai người con trai ra đi biền biệt, duy nhất một lần trở về lại gặp
cảnh éo le “ông nọ bà kia”. Họ già, lú lẫn, quên hết tất cả, chỉ nhớ duy nhất một
điều: ngày tết nấu nồi bánh chưng thật đầy đợi hai người đàn ông về ăn tết
cùng, hơn 30 năm không năm nào họ quên điều đó, cũng ngần ấy năm bánh ấy
phải đổ bỏ. Quả là “Nguyễn Quang Thiều là nhà văn có ý thức chắt chiu cái đẹp
của đời sống. Nhưng cái đẹp trong tác phẩm của anh luôn mang bộ mặt buồn”
(tr.306). Ở bài “Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ trẻ”, Bùi Việt
Thắng viết về 5 truyện ngắn dự thi và đoạt giải A cuộc thi tiểu thuyết và tập
truyện ngắn của NXB Hà Nội của Nguyễn Thị Thu Huệ. Nhận xét về nữ tác giả
này, anh cho rằng “Truyện ngắn của Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi bạn đọc trước
hết vì giàu chất đời” (tr.321), “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường
như tác giả quan niệm nó là một “mặt trái của tình yêu thương” (tr.323), “Thu
Huệ có lối văn táo tợn - cái táo tợn nhiều khi gây cảm giác ít “tính nữ”. Nhưng
đã là “tạng” thì lại là chuyện khác, chúng ta chấp nhận” (tr.324),v.v…Ngoài ra,
Bùi Việt Thắng còn là nhà nghiên cứu có nhiều bài viết khác liên quan đến việc
bàn về tính nữ, về nhà văn nữ như: Một giọng nữ trầm trong văn chương; “Cô
gái hoàng hôn” của Việt Hùng; Ấn tượng truyện ngắn trẻ; Khả năng lớn của thể
loại nhỏ; Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân; Những vùng lặng của Phạm Sông
Hồng; Một thể nghiệm mới của Lê Minh Khuê, Duyên văn, Sức bền của ngòi
bút,…
- TS. Nguyễn Thanh Tú trong bài viết “Bi kịch hóa trần thuật - Một
phương thức tự sự” (trên cứ liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Và
khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng) đã nêu lên và so sánh các dạng thức “bi
kịch hóa” trong tác phẩm của hai nhà văn nữ này như: Bi kịch hóa tình huống;
Bi kịch hóa không-thời gian; Bi kịch hóa hoàn cảnh, tâm lý, tính cách nhân vật,
dẫn đến kết luận: “cách kể bi kịch hóa trần thuật đã góp phần làm nên thành
công của 2 tác giả…Một cách kể mang đậm dấu ấn của “tôi”, nhân vật - người
kể chuyện” (tr. 483-484).
6
Những công trình trên, do tính mục đích riêng của nó, nên hoặc là chỉ
bàn chuyên về lý thuyết mang tính xã hội học hoặc chỉ nhắc đến vấn đề “nữ
tính”, “nữ quyền” chứ chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể, hoặc nếu đi vào vấn đề cụ
thể thì lại chú trọng vào thể loại khác.Nhưng đây sẽ là những chỉ dẫn rất cần
thiết cho luận văn của chúng tôi trong việc nghiên cứu về sáng tác của riêng
giới nữ được tập hợp trong một tuyển tập, trong đó dành riêng 19 truyện ngắn
của nhà văn nữ. Tiếp thu thành tựu ở những công trình đi trước, chúng tôi mạnh
dạn tiến hành đề tài luận văn này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là vấn đề bình đẳng giới trong các truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam
(luận văn đi sâu vào 2 phương diện cụ thể của vấn đề bình đẳng giới: nữ tính và
nữ quyền).
3.2. Phạm vi khảo sát: Là các truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn nữ được
tuyển chọn qua Tuyển tập truyện ngắn 1975-1995, gồm 2 tập: tập I (1995), tập
II (1996), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng nghiên cứu, luận văn
tham khảo thêm một số truyện ngắn nữ in ở các tập truyện khác hoặc tiểu thuyết
mà luận văn có khảo sát truyện ngắn của họ như Dạ Ngân (Gia đình bé mọn),
Đoàn Lê (Tiền định), Y Ban (Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm), Võ Thị
Hảo (Góa phụ đen), Nguyễn Thị Thu Huệ (37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu
Huệ)
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là một công trình hệ thống hóa tương đối đầy đủ vấn đề bình
đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam ở một thể loại (truyện ngắn) trong
một giai đoạn (1975-1995). Luận văn chỉ ra quá trình phát triển từ nữ tính đến
nữ quyền biểu hiện qua truyện ngắn nữ 1975-1995.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với những ai quan tâm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
luận văn được triển khai thành ba chương sau đây:
Chương 1: Vấn đề bình đẳng giới trong truyện ngắn Việt Nam 1975-
1995.
Chương 2: Bình đẳng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam 1975- 1995
nhìn từ phương diện kết cấu và tổ chức nhân vật.
Chương 3: Bình đẳng giới truyện ngắn nữ Việt Nam 1975- 1995 nhìn từ
phương diện ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật.
7
Chương 1.
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1975 – 1995
Bình đẳng giới là một khái niệm lớn của thế giới từ đầu thế kỷ XX và ở
Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX, nhất là từ 1986 lại nay, gồm hai phương diện
nữ tính (“tính nữ”, “thiên tính nữ”) và nữ quyền. Luận văn chúng tôi cố gắng
làm rõ 2 phương diện này qua các nội dung.
1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Khái niệm về nữ tính, nữ quyền
Nữ tính là một khái niệm chỉ thuộc tính của một giới - giới nữ. Từ đặc
tính sinh học đó, khi đã hình thành xã hội được tổ chức từ bậc thấp lên cao,
thậm chí cho đến tận thế kỷ XXI này, từ trên thế giới cho đến Việt Nam, xã hội
mặc nhiên gán cho người phụ nữ các “thuộc tính nữ” mà thường gọi là nữ tính.
Người có nữ tính là người có các phẩm chất (phẩm hạnh) như: dịu dàng, duyên
dáng, đảm đang, chu đáo, khéo léo, mềm mỏng, thủy chung, chịu thương chịu
khó, yêu thương chồng con, nặng về cảm tính; đối lập với nam tính là mạnh mẽ,
quyết liệt, lạnh lùng, lý trí, rộng lượng, thô bạo,…Từ đó sinh ra quan niệm đàn
ông thuộc về tính dương- sự cứng rắn, đàn bà thuộc tính âm- sự mềm mại. Đời
sống phải có dương có âm mới tạo ra sự hài hòa, sự cân bằng. Thế nên trong gia
đình, người ta quan niệm sinh con phải “có nếp có tẻ” mới là đẹp. Ngày nay dù
khoa học đã rất phát triển (thế giới phẳng, toàn cầu hóa, thời đại công nghệ
4.0…) nhưng người ta vẫn còn lưu giữ quan niệm ấy dưới một thuật ngữ khác:
“cân bằng giới tính”!
GS. Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết [24, tr.231] nhân bàn về truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã khái lược các thuộc tính (mà GS gọi là thiên tính nữ) của
thế giới nhân vật đàn bà qua các phẩm hạnh:
- “Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái đẹp”: cái đẹp ngoại hình
mỗi người một vẻ nhưng tất cả đều phải đẹp, đồng thời trong cái ngoại hình đẹp
ấy là một thiên tính làm mẹ với “tình cảm hồn nhiên muốn che chở, đùm bọc,
cứu giúp”,
- “Thiên tính nữ còn là tinh thần vị tha và đức tính hi sinh”. Từ câu nói
của Sinh khi được hỏi cảm tưởng của cô khi về làm dâu nhà này: “Khổ chứ.
Nhục lắm. Vừa đau đớn vừa chua xót. Nhưng thương lắm”, là biểu hiện của sự
vị tha nhưng cũng bộc lộ sự nhẫn nhịn, đức hi sinh.
- “Thiên tính nữ cũng phong phú bao la nhƣ tâm hồn phụ nữ”, GS.
Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “ta tin ngay cuộc đời này có thể cải tổ được, sự tình
này, dẫu có tồi tệ hơn nữa, vẫn có thể cứu vãn được (…). Đó là sự siêu thăng
trong tâm linh con người” có trong vẻ đẹp của Sinh, của Hồ Xuân Hương “hiện
thân của những gì quá cao lớn”, gọi là CON NGƯỜI.
Với quan niệm như thế, tác giả Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “Thiên tính
nữ lớn hơn nhân loại, có khi còn cổ xưa hơn nhân loại” và “Ai đó đã từng hi
vọng: “Cái đẹp cứu vãn thế giới”, đọc Nguyễn Huy Thiệp thì tin rằng thiên tính
8
nữ sẽ cứu vãn thế giới” [24, tr.240]. Dù nói “đọc Nguyễn Huy Thiệp” nhưng
chắc ai cũng nghĩ: đấy cũng là thiên tính nữ nói chung trong văn học.
Tuy nhiên, quan niệm về nữ tính không phải là “nhất thành bất biến”. Mỗi
thời đại, tùy theo nền văn minh, tình hình lịch sử, nền văn hóa, tôn giáo, quan
niệm giá trị,…sẽ kéo theo sự bổ sung, phát triển của tính nữ. Ví dụ, tính nữ
trong thời đại phong kiến ở Việt Nam, dưới ảnh hưởng của Nho giáo với những
luật lệ, định kiến khắt khe đã cấm đoán, bó hẹp cuộc sống của người phụ nữ,
biến họ trở thành con người của gia đình với những luân lý lễ giáo và các quan
niệm giá trị theo kiểu phong kiến: trọng nam khinh nữ. Nhưng từ giai đoạn
1945 đến nay, trước quan niệm mới của một thể chế mới, trong một xã hội mới,
người phụ nữ được nhổ bỏ những rào cản, tạo điều kiện cho họ phát huy năng
lực để tham gia vào công tác xã hội, đặt lên vai họ những trách nhiệm lớn lao,
cao cả hơn,…khiến phụ nữ Việt Nam xứng đáng được tôn vinh “giỏi việc nước,
đảm việc nhà” không thua gì nam giới. Trong thực tiễn đời sống cũng như trong
văn học nghệ thuật Việt Nam từ giai đoạn này về sau đã xuất hiện biết bao tấm
gương dũng liệt và hình tượng đẹp đẽ vô ngần về người phụ nữ: Võ Thị Sáu,
Ngô Thị Tuyển, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Định (đánh giặc), Nguyễn Thị Bình,
Tôn Nữ Thị Ninh (chính trị), GS.Trần Hồng Vân, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng,
GS.Nguyễn Thị Ngọc Phượng (khoa học), Xuân Quỳnh, Đoàn Lê, Nguyễn Thị
Ngọc Tú (văn chương);…các hình tượng văn học chị Sứ (Hòn Đất), má Bảy
(Gia đình má Bảy), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng),…là những ví dụ.
Tuy nhiên, khi nói nữ tính là mới chỉ đề cập đến một mặt của người phụ
nữ mà thôi. Nó cho thấy hàm lượng về “thuộc tính” nhiều hơn chứ chưa cho
thấy một sự đấu tranh để giành lại các “quyền” của giới mình. Nữ quyền mới
thực sự là một cuộc cách mạng, một sự chiến đấu quyết liệt và dai dẳng mang
tầm vóc thế giới nhằm đòi hỏi sự bình đẳng trong các phương diện chính trị,
kinh tế, việc làm, chế độ hưởng thụ, tự do tôn giáo, tình yêu,…và các quyền
riêng của giới: quyền nạo thai, quyền sở hữu thân thể, bảo vệ phụ nữ và em gái
khỏi bạo lực gia đình,v.v…
Lịch sử đấu tranh Nữ quyền, hay là phong trào hoạt động xã hội nhằm gắn
nữ tính với nhân quyền, trải qua một thời gian rất dài, được phân chia ra 3 thời
kỳ (hay còn gọi là “3 làn sóng”).
- Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ XVIII đến nửa đầu XX), là cuộc tranh đấu đòi
quyền bình đẳng giới trên các bình diện chính trị, xã hội, hôn nhân gia đình mà
cụ thể là các quyền được bầu cử, được tham gia công việc xã hội như đàn ông,
được học những ngành để hành nghề bình đẳng chứ không phải cấm kỵ, được
tự do trong hôn nhân cũng như được ly dị. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tên
tuổi: Théroigne de Méricourt, Claire Lacombe, Claire Démar và nhất là
Margurite Durand (1864-1936) với Bản tuyên ngôn về quyền của phụ nữ và
công dân; bà cũng là người thành lập báo La Fronde, tờ báo riêng của phụ nữ.
Nhờ những hoạt động năng nổ và kiên quyết của phong trào này, lần đầu tiên
phụ nữ Pháp được công nhận quyền công dân (được đi bỏ phiếu bầu cử).
9
- Thời kỳ thứ hai (giữa thế kỷ XX đến thập niên 70/ XX), bên cạnh những
vấn đề chính trị, cuộc đấu tranh còn hướng đến những bình diện riêng của phụ
nữ như quyền thân thể, vấn đề tình dục, vấn đề nạo thai,…
Bởi vì lúc này tuy đã được thừa nhận về pháp luật nhưng trong cấu trúc xã hội
vẫn còn nhiều bất bình đẳng (sự phân biệt nam - nữ trong nhà trường, trong
công sở, trong gia đình, trong nội các của chính quyền Charles de Gaulle). Với
những nhà nữ quyền Francoise Sagan, Antoni Fouque và tiêu biểu là Simone de
Beauvoir làm phong trào đấu tranh bùng cháy, nhất là khi tác phẩm Giới thứ hai
của S. de Beauvoir xuất hiện. Thời kỳ này phong trào nữ quyền đạt được một sự
kiện rất quan trọng: quyền được nạo thai (quyền mà trước đó chính quyền và
tôn giáo cấm kỵ). “Kể từ đây, địa vị người phụ nữ, nhân vị đàn bà đã được
chính thức thừa nhận bằng văn bản pháp lý” trên một số lĩnh vực [69, tr.34].
- Thời kỳ thứ ba (thập kỷ 80/ XX đến nay), phong trào nữ quyền lan rộng
và đặt ra những vấn đề ở tầm vĩ mô. Điểm chính mà những chủ nghĩa nữ quyền
gần đây từng nhấn mạnh về bất bình đẳng giới là rằng nó không phải là vấn đề
cá nhân, nhưng bị ăn sâu vào cấu trúc của những xã hội. Bất bình đẳng giới
được xây dựng thành tổ chức về hôn nhân và gia đình, công việc và kinh tế,
chính trị, những tôn giáo, những nghệ thuật và những sản phẩm văn hóa khác
(…). Những giải pháp đã được đặt khung thành chính trị nữ quyền. Chúng hiện
xuất từ những lý thuyết nữ quyền về cái sản sinh bất bình đẳng giới” [39].
Những vấn đề về tính dục (sex), dục tính (sexuality), giới tính (gender) là
những chủ nghĩa nữ quyền thách thức “điều mọi người đều biết” về tính dục và
nó cũng là một trong những điểm tiêu biểu của thời kỳ thứ ba. Các tên tuổi tiêu
biểu của thời kỳ này là Antoinette Fouque, Luce Irigaray, Monique Wittig, Julia
Kristeva,…Điểm đặc biệt của thời kỳ này là sự hình thành khuynh hướng Phê
bình nữ quyền mà mục đích của nó là “giải cấu trúc những quan điểm cực đoan
của các nhà triết học phân tâm, đặc biệt là chủ nghĩa tôn sùng dương vật” [69,
tr.34].
Như vậy, có thể thấy “Chủ nghĩa nữ quyền (Chủ nghĩa nữ giới, chủ nghĩa
duy nữ) là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục tiêu xác
định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình
đẳng cho phụ nữ” [39]. Những người theo chủ nghĩa nữ quyền trong các thời kỳ
chính là những người kiên trì và kiên quyết vận động, ủng hộ cho quyền bình
đẳng của phụ nữ bao gồm quyền bỏ phiếu, được giáo dục, được trả lương như
nhau, quyền sở hữu tài sản, tham gia các cơ quan công quyền, tự do tôn giáo,
quyền sinh sản, quyền tránh thai và nạo thai, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi
bạo lực gia đình hoặc quấy rối tình dục, tấn công tình dục,…Những vấn đề trên
không chỉ còn tồn tại ở các vùng, các lãnh thổ còn nền văn minh dã man, nghèo
đói, lạc hậu hoặc tôn giáo hà khắc…mà còn có ở ngay các nước được coi là văn
minh tiến bộ như Hoa Kỳ. Cho đến nay ở các xứ sở Hồi giáo, đàn bà vẫn không
được đi bỏ phiếu, không được rời xứ sở khi đàn ông chưa cho phép, không
được lái xe hơi.v.v…Dù luật Anh, Mỹ ngày nay không bắt buộc song phần
10
đông những người phụ nữ xứ sở này vẫn đổi tên chuyển sang họ chồng sau kết
hôn, bởi nếu không đổi, dư luận xã hội Mỹ vẫn coi việc họ làm là “hành vi bất
thường”…
Rõ ràng, Phong trào giải phóng phụ nữ vẫn còn phải tiếp tục thêm nhiều
thời gian nữa trên mọi châu lục, mọi quốc gia và vùng lãnh thổ mới hi vọng
thân phận người phụ nữ được bình đẳng trước xã hội một cách đúng nghĩa.
Điều này không chỉ là cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị mà còn đòi hỏi rất
nhiều lĩnh vực khác chung sức, trong đó văn học và các nghệ thuật khác giữ vai
trò quan trọng, cần thiết.
1.1.2. Đặc điểm về nữ tính, nữ quyền trong văn học Việt Nam
Trong văn học Việt Nam từ lâu đã có dấu hiệu của sự phản ánh về vấn đề
bất bình đẳng giới, nhất là ở phương diện nữ tính. Từ bấy đến nay, theo tiến
trình văn học, mức độ đậm nhạt có thể khác nhau, sắc thái (“tiêu chí”) nữ tính
có thể không giống nhau,…nhưng có thể nói, phương diện phản ánh vấn đề nữ
tính chưa bao giờ bị đứt gãy trong bất cứ giai đoạn lịch sử văn học nào. Tiếp
cận vấn đề nữ tính, nữ quyền trong văn học có thể từ hai hướng: 1) Đồng đại
(nêu đặc điểm của tính nữ, nữ quyền và minh chứng nó xuyên suốt qua lịch sử
văn học) và 2) Lịch đại (điểm qua các giai đoạn trong tiến trình văn học, ở mỗi
giai đoạn nêu các biểu hiện nữ tính, nữ quyền được phản ánh trong văn học giai
đoạn ấy). Luận văn của chúng tôi tiếp cận vấn đề theo hướng thứ 2. Cụ thể
- Trong nền văn học dân gian
Đặc điểm tính nữ trong văn học dân gian được thể hiện ở rất nhiều thể
loại, luận văn xin đề cập đến hai thể loại sau
+ Ca dao viết về người phụ nữ trước hết là ngợi ca vẻ đẹp của giới này.
Vẻ đẹp ấy thể hiện muôn hình vạn trạng. Bên cạnh đó, ca dao cũng dành dung
lượng lớn co motif về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: không được làm
chủ số phận mình mà phải chịu cảnh lênh đênh “mười hai bến nước”, may mắn
được vào bến nào thì cũng hết sức cực khổ. Tuy nhiên có chồng mà phải rơi vào
phận lẽ mọn thì càng bi thảm hơn. Thế nhưng dù trong mọi hoàn cảnh thì từ bản
tính “thiên tính nữ”, họ vẫn sống vị tha, chung thủy. Tuy nhiên, khi bị đẩy vào
tận cùng của chốn khổ đau, người phụ nữ vẫn không thể không cất lên tiếng kêu
não nùng cho thân phận: Từ nhẹ nhàng, than thở đến chán chường, hờn trách,
pha chút giễu nhại. Và từ đây dù chưa thật quyết liệt song cũng đã lóe lên, bừng
dậy nỗi khát khao rất đỗi con người.
+ Truyện dân gian bên cạnh các chủ đề như ca dao viết về người phụ nữ
còn dành một khối lượng khá lớn ngợi ca trí thông minh, sắc sảo của giới này
bằng cách đặt người phụ nữ (người vợ) bên cạnh người đàn ông (người chồng),
tạo ra sự đối sánh vợ - chồng theo motif chung là vợ khôn- chồng dại, vợ dạychồng nghe, vợ thông minh- chồng đần độn!,… Đó là một kiểu khẳng định vẻ
đẹp trí tuệ người phụ nữ bằng lối nói hóm hỉnh, độc đáo!
- Trong nền văn học viết Trung đại