Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề bình đẳng giới trong một số chương trình phát thanh tương tác trên sóng đài tiếng nói việt nam năm 2014.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
NGUYỄN THỊ MỸ HƯỜNG
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TƯƠNG TÁC
TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TƯƠNG TÁC
TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Người hướng dẫn:
ThS. Phạm Thị Thu Hà
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ MỸ HƯỜNG
(Khóa 2011 - 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Phạm Thị Thu Hà. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của công trình nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng
những nhận định, luận cứ khoa học đưa ra trong khóa luận này xuất phát từ chính
kiến của bản thân tác giả. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công
trình này.
Đà Nẵng, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Hường
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của nhiều người.
Nhân đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho tôi
được thực hiện đề tài khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của ThS. Phạm Thị
Thu Hà trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, từ việc xác định trọng tâm đề tài,
tìm kiếm tài liệu để phát triển nội dung đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô quản lý thư viện Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, phòng tư liệu khoa Ngữ Văn đã giúp đỡ tôi
trong việc tìm kiếm và sưu tầm tài liệu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô!
Đà Nẵng, ngày 4 tháng 5, năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Hường
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Bố cục của khóa luận...........................................................................................4
NỘI DUNG ............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.........................................5
1.1. Những khái niệm, thuật ngữ ..........................................................................5
1.1.1. Khái niệm: giới, bình đẳng giới......................................................................5
1.1.1.1.Giới .............................................................................................................5
1.1.1.2.Bình đẳng giới .............................................................................................7
1.1.2. Thuật ngữ: định kiến giới, hôn nhân, tình yêu, gia đình, sức khỏe sinh sản,
tình dục, bất bình đẳng giới .....................................................................................8
1.1.2.1. Định kiến giới.............................................................................................8
1.1.2.2. Hôn nhân ..................................................................................................10
1.1.2.3. Tình yêu....................................................................................................10
1.1.2.4.Gia đình.....................................................................................................11
1.1.2.5. Sức khỏe sinh sản .....................................................................................13
1.1.2.6. Tình dục....................................................................................................14
1.1.2.7. Bất bình đẳng giới.....................................................................................14
1.2. Vai trò của bình đẳng giới trong đời sống xã hội hiện đại..........................17
1.3. Vấn đề bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng........18
CHƯƠNG 2: THÔNG ĐIỆP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
“CỬA SỔ TÌNH YÊU” VÀ “BẠN HÃY NÓI VỚI CHÚNG TÔI” NĂM 201423
2.1. Vài nét về chương trình “Cửa sổ tình yêu” và “Bạn hãy nói với chúng tôi” ......23
2.1.1. Chương trình “ Cửa sổ tình yêu”..................................................................23
2.1.2. Chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi”...................................................27
2.2. Nội dung thông điệp về vấn đề bình đẳng giới trong chương trình “Cửa sổ
tình yêu” và “Bạn hãy nói với chúng tôi”...........................................................33
2.3. Bình đắng giới trong chương trình “Cửa sổ tình yêu” và “Bạn hãy nói với
chúng tôi” – Nhìn từ hiệu quả xã hội..................................................................35
2.3.1. Nâng cao nhận thức “Bình đẳng giới”..........................................................35
2.3.2. Bảo đảm để không diễn ra “Bất bình đẳng giới” .........................................38
2.3.3. Cổ vũ tinh thần tấm gương điển hình tôn trọng Luật Bình đẳng giới...........38
2.3.4. Tạo đà cho sự phát triển chung của xã hội bình đẳng giới ............................40
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TƯƠNG TÁC ......................................................................................................41
3.1. Một số khó khăn, trở ngại của người làm công tác truyền thông về bình
đẳng giới...............................................................................................................41
3.2. Một số kỹ năng về truyền thông bình đẳng giới trên sóng phát thanh tương tác..45
3.2.1. Kỹ năng Thông tin - Hướng dẫn - Chỉ dẫn ...................................................45
3.2.1.1. Kỹ năng tìm hiểu ......................................................................................45
3.2.1.2. Kỹ năng lắng nghe ....................................................................................46
3.2.1.3. Kỹ năng gợi mở vấn đề.............................................................................46
3.2.1.4. Kỹ năng truyền đạt....................................................................................47
3.2.1.5. Kỹ năng động viên....................................................................................47
3.2.2. Kỹ năng khai thác câu chuyện về đề tài bình đẳng giới ................................48
3.2.3. Kỹ năng bình luận về bình đẳng giới............................................................49
3.3. Một số kiến nghị - đề xuất đối với các đơn vị ..............................................49
3.3.1. Đối với chương trình phát thanh tương tác...................................................49
3.3.2. Đối với đội ngũ những người làm công tác truyền thông..............................55
KẾT LUẬN..........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................60
PHỤ LỤC.............................................................................................................63
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐTNVN Đài Tiếng nói Việt Nam
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
BBĐ Bất bình đẳng
BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
STT TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐÒ TRANG
1 Hình 1.1. Bảng so sánh Giới và Giới tính 6
2 Hình 1.2. Bảng một số định kiến giới: Nam giới – Nữ giới 9
3
Hình 1.3. Thống kê số lượng cán bộ nữ trong ngành giáo
dục nước ta
15
4 Hình 1.4. Sơ đồ tương tác trong chương trình phát thanh 21
5
Hình 2.1. Biểu đồ khảo sát mức độ thính giả theo dõi
chương trình “Cửa sổ tình yêu” 25
6
Hình 2.2. Bảng khảo sát độ tuổi thính giả tham gia chương
trình “Cửa sổ tình yêu” 25
7
Hình 2.3. Bảng khảo sát nội dung bình đẳng giới trong 50
chương trình “Cửa sổ tình yêu” 20
8
Hình 2.4. Bảng thống kê các trường hợp thể hiện bất bình
đẳng giới 20
9
Hình 2.5. Biểu đồ khảo sát tỷ lệ thính giả nghe chương
trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” 31
10
Hình 2.6. Khảo sát nội dung bình đẳng giới trong 50
chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” 31
11
Hình 2.7. Bảng thể hiện nội dung bất bình đẳng giới trong
50 chương trình “Bạn hãy nói với chúng tôi” 32
12
Hình 2.8. Bảng mức độ bình đẳng giới thể hiện qua các
chủ đề theo ý kiến thính giả
34
13
Hình 3.1. Bảng khảo sát ý kiến thính giả các yếu tố về nội
dung và hình thức trong chương trình “Cửa sổ tình yêu” và
“Bạn hãy nói với chúng tôi”
49
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bình đẳng giới là một vấn đề được quan tâm đặc biệt ở mọi quốc gia bởi nó
liên quan đến sự phát triển và sự tiến bộ, nhân văn của xã hội. Ở Việt Nam, bình
đẳng giới là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước
đặt ra trong thời kì đổi mới và hội nhập. Để thực hiện được mục tiêu trên rất cần
đến sự phối hợp của các phương tiện truyền thông đại chúng trên mọi lĩnh vực.
Trong những năm qua vấn đề bình đẳng giới đã được đề cập rất nhiều trên các
phương tiện truyền thông đại chúng. Một trong các phương tiện truyền thông đại
chúng đem lại hiệu quả tích cực đó chính là báo phát thanh. Báo phát thanh với các
đặc thù riêng: thông tin nhanh, chính xác, gần gũi, thân mật, phạm vi phủ sóng rộng,
giá thành rẻ,… đã chuyển tải một cách thuận tiện, dễ dàng và sâu sắc những vấn đề
nhạy cảm trong tình bạn, tình yêu, gia đình, xã hội,...
Chương trình “Cửa sổ tình yêu” và “Bạn hãy nói với chúng tôi” của Đài Tiếng
nói Việt Nam là hai trong nhiều chương trình phát thanh tương tác được thính giả
trong và ngoài nước luôn mong đợi để lắng nghe những chia sẻ về tâm tư, tình cảm,
những lời giải đáp thắc mắc,...
Chương trình phát thanh tương tác là xu hướng mà các đài phát thanh đang
hướng tới. Bởi trong các chương trình phát thanh tương tác, thính giả không chỉ
đóng vai trò là người nghe mà còn là người tham gia trực tiếp. Đây là sự tương tác
đa chiều…giữa nhân vật (câu chuyện, vấn đề) nhà đài (phát thanh viên)
thính giả chuyên gia.
Đây là những lý do chính để chúng tôi quyết định đi sâu nghiên cứu: “Vấn đề
bình đẳng giới trong một sổ chương trình phát thanh tương tác trên sóng Đài
Tiếng nói Việt Nam năm 2014’’. Từ việc nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình, góp phần đạt hiệu
quả hơn trong công tác tuyên truyền “Bình đẳng giới” (giảm sự phân biệt đối xử
giới, tạo cơ hội nam và nữ phát triển như nhau,...). Hy vọng là đề tài nghiên cứu góp